Thặng dư thương mại Trung Quốc “hụt” kỳ vọng
Thặng dư thương mại tháng 9 của Trung Quốc đạt 16,88 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với dự báo của Bloomberg
Thặng dư thương mại tháng 9 của Trung Quốc đạt 16,88 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với dự báo trước đó của hãng tin Bloomberg.
Theo công bố sáng nay (13/10) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 của nước này tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, lên 144,99 tỷ USD. Với mức tăng này, xuất khẩu tháng 9 của Trung Quốc tăng chậm hơn rất nhiều so với mức bùng nổ 34,4% trong tháng 8.
Kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng 24,1% so với cùng kỳ, đạt 128,11 tỷ USD, nhưng cũng giảm khá nhiều nếu so với mức tăng 35,2% trong tháng 8/2010. Như vậy, thặng dư thương mại tháng 9 đạt 16,88 tỷ USD. Tính tổng 9 tháng qua, con số này là 120,6 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc có thể đạt mức thặng dư 17,8 tỷ USD trong tháng 9, khép lại quý 3 có mức thặng dư cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Cụ thể, xuất khẩu tháng 9 có thể tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu tăng trưởng chậm lại, với 25%.
Như vậy, cùng với mức thặng dư 20 tỷ USD trong tháng 8, tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc trong quý 3, có thể đạt tới 66,5 tỷ USD, cao nhất từ quý 4/2008. Bloomberg cho rằng, với mức thặng dư cao như vậy, Mỹ có thể sẽ tăng cường kêu gọi bảo vệ hoạt động nhập khẩu.
Hôm 29/9, Hạ viện Mỹ đã thông qua điều luật cho phép trừng phạt Trung Quốc nếu quốc gia này tiếp tục duy trì đồng Nhân dân tệ yếu, gây bất lợi cho Mỹ. Mỹ cáo buộc, đồng Nhân dân tệ định giá thấp là nguyên nhân khiến nhiều người Mỹ mất việc làm.
Tỷ lệ bỏ phiếu 348/29 cho thấy sự ủng hộ cao đáng ngạc nhiên của Hạ viện đối với một điều luật chống lại Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Vài tiếng đồng hồ trước khi bỏ phiếu thông qua điều luật, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh: “Đồng Nhân dân tệ bị kìm giá là nguyên nhân gây thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Shen Jianguang từ Mizuho Securities Asia Ltd. tại Hồng Kông, “thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể lên tới 200 tỷ USD trong năm nay, bất chấp sự công kích từ Mỹ và châu Âu”. Năm 2009, Trung Quốc đạt thặng dư thương mại 196 tỷ USD.
Trong một diễn biến khác, theo báo chí Trung Quốc ngày 12/10, Chính phủ Trung Quốc vừa yêu cầu 6 ngân hàng lớn nhất nước này tăng dự trữ bắt buộc. Credit Suisse cho biết, 6 ngân hàng này chiếm 55% lượng tiền gửi ngân hàng của Trung Quốc.
Tuy chưa có công bố chính thức từ phía Chính phủ nhưng Goldman Sachs cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã nhận được sự khẳng định từ các giám đốc ngân hàng.
Tờ Beijing News và một số báo khác dẫn lời các chủ ngân hàng giấu tên nói rằng 6 ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc được yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5 điểm phần trăm, lên 17,5% lượng tiền gửi vào ngân hàng của họ.
Các ngân hàng trong diện này gồm: Industrial & Commercial Bank of China Ltd., Bank of China Ltd., China Construction Bank Ltd., Agricultural Bank of China Ltd., China Merchants Bank Ltd. và China Minsheng Bank Ltd.
Tốc độ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang chậm lại sau khi đạt 10,3% trong quý 2, trong khi lạm phát lại đang tăng và nước này đang cố gắng kiểm soát giá nhà đã tăng hồi đầu năm trong bối cảnh bùng nổ tín dụng.
Theo công bố sáng nay (13/10) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 của nước này tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, lên 144,99 tỷ USD. Với mức tăng này, xuất khẩu tháng 9 của Trung Quốc tăng chậm hơn rất nhiều so với mức bùng nổ 34,4% trong tháng 8.
Kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng 24,1% so với cùng kỳ, đạt 128,11 tỷ USD, nhưng cũng giảm khá nhiều nếu so với mức tăng 35,2% trong tháng 8/2010. Như vậy, thặng dư thương mại tháng 9 đạt 16,88 tỷ USD. Tính tổng 9 tháng qua, con số này là 120,6 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc có thể đạt mức thặng dư 17,8 tỷ USD trong tháng 9, khép lại quý 3 có mức thặng dư cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Cụ thể, xuất khẩu tháng 9 có thể tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu tăng trưởng chậm lại, với 25%.
Như vậy, cùng với mức thặng dư 20 tỷ USD trong tháng 8, tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc trong quý 3, có thể đạt tới 66,5 tỷ USD, cao nhất từ quý 4/2008. Bloomberg cho rằng, với mức thặng dư cao như vậy, Mỹ có thể sẽ tăng cường kêu gọi bảo vệ hoạt động nhập khẩu.
Hôm 29/9, Hạ viện Mỹ đã thông qua điều luật cho phép trừng phạt Trung Quốc nếu quốc gia này tiếp tục duy trì đồng Nhân dân tệ yếu, gây bất lợi cho Mỹ. Mỹ cáo buộc, đồng Nhân dân tệ định giá thấp là nguyên nhân khiến nhiều người Mỹ mất việc làm.
Tỷ lệ bỏ phiếu 348/29 cho thấy sự ủng hộ cao đáng ngạc nhiên của Hạ viện đối với một điều luật chống lại Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Vài tiếng đồng hồ trước khi bỏ phiếu thông qua điều luật, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh: “Đồng Nhân dân tệ bị kìm giá là nguyên nhân gây thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Shen Jianguang từ Mizuho Securities Asia Ltd. tại Hồng Kông, “thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể lên tới 200 tỷ USD trong năm nay, bất chấp sự công kích từ Mỹ và châu Âu”. Năm 2009, Trung Quốc đạt thặng dư thương mại 196 tỷ USD.
Trong một diễn biến khác, theo báo chí Trung Quốc ngày 12/10, Chính phủ Trung Quốc vừa yêu cầu 6 ngân hàng lớn nhất nước này tăng dự trữ bắt buộc. Credit Suisse cho biết, 6 ngân hàng này chiếm 55% lượng tiền gửi ngân hàng của Trung Quốc.
Tuy chưa có công bố chính thức từ phía Chính phủ nhưng Goldman Sachs cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã nhận được sự khẳng định từ các giám đốc ngân hàng.
Tờ Beijing News và một số báo khác dẫn lời các chủ ngân hàng giấu tên nói rằng 6 ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc được yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5 điểm phần trăm, lên 17,5% lượng tiền gửi vào ngân hàng của họ.
Các ngân hàng trong diện này gồm: Industrial & Commercial Bank of China Ltd., Bank of China Ltd., China Construction Bank Ltd., Agricultural Bank of China Ltd., China Merchants Bank Ltd. và China Minsheng Bank Ltd.
Tốc độ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang chậm lại sau khi đạt 10,3% trong quý 2, trong khi lạm phát lại đang tăng và nước này đang cố gắng kiểm soát giá nhà đã tăng hồi đầu năm trong bối cảnh bùng nổ tín dụng.