“Thảng thốt” với CPI?
Đột nhiên, nhiều nguồn thông tin trở lại “thảng thốt” với khả năng CPI tháng 7 sẽ tăng cao
Đột nhiên, nhiều nguồn thông tin trở lại “thảng thốt” với khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 sẽ tăng cao, sau khi giá nhiều loại thực phẩm được điều chỉnh tăng vùn vụt tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận trong thời gian ngắn.
Liên tục được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày gần đây là sự đột biến giá cả của thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và rau xanh tại Hà Nội. Nguyên nhân của đợt tăng giá “khủng” tới vài chục phần trăm, thậm chí gấp đôi so với trước đó vài ngày, được cho là hệ quả từ việc một số loại thực phẩm xuất ngoại, mưa bão ảnh hưởng chất lượng rau củ… làm thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Tại nhiều diễn đàn, dự báo CPI tháng 7 cũng được “bình” nhiều nhất. Các mức từ 1,5-1,7% là phổ biến, nhưng cũng không thiếu quan điểm bi quan “rơi” ở mức 2% cho tháng này.
Trong hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng”, ngay cả những diễn biến đã tích cực hơn như lãi suất thị trường mở phát đi tín hiệu giảm dần, tiền đồng tăng giá so với USD và dự trữ nới rộng khả năng can thiệp ngoại hối… cũng trở nên lạc điệu.
Giới chuyên gia kinh tế cũng không còn “vững” với dự báo lạm phát, hôm qua và hôm nay, các nhận định mới hơn đã tỏ ra bi quan hẳn. Có vị tiến sỹ kinh tế còn khẳng định trên mặt báo, CPI tháng 7 phải tăng tới 1,5-2%.
Điểm đáng chú ý khác là những đột biến giá cả thực phẩm vừa qua chủ yếu cục bộ tại khu vực Đông Bắc bộ, quá lắm chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2/5 CPI cả nước.
Theo dõi CPI tháng 6, khu vực này tăng tới 1,86% so với tháng trước. Nói cách khác, các tỉnh Đông Bắc bộ đóng góp vào chỉ số giá tháng 6 khoảng 0,37%. Cho nên, với kịch bản CPI khu vực Đông Bắc bộ tháng 7 có tăng 2%, thậm chí 3% so với tháng trước đi nữa thì mức độ tác động đến CPI chung cũng chỉ khoảng 0,4-0,6%.
Có lẽ, việc nhiều người bỗng dưng... “sốc” với giá cả, lo lắng về lạm phát một phần bởi sự hiểu nhầm về việc CPI đang giảm dần, nay đột ngột tăng trở lại với khả năng có thể cao hơn tháng trước.
Trang tin điện tử Ngân hàng Nhà nước hôm 22/6 loan tin, “CPI của Hà Nội và Tp.HCM giảm so với tháng trước”. Thực tế, CPI ở hai địa phương này mới chỉ giảm tốc độ tăng trong tháng rồi. Tương tự, ở một số diễn đàn, hội nghị gần đây, nhiều tham luận cũng khẳng định lạm phát giảm như là tín hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô…
Trên thực tế, đã 27 tháng nay, chỉ số giá tiêu dùng theo tháng chỉ có tăng, không có giảm. CPI so với cùng kỳ liên tục nhích lên, đến thời điểm này đã tăng gần 21%. Cho nên, cảm nhận từ giá cả thị trường, tâm lý người tiêu dùng và nhà đầu tư dường như chưa vững tin vào sự ổn định của lạm phát.
Những thông tin cập nhật về việc tổng phương tiện thanh toán đang tăng nhanh hơn; hoặc chuyện vài bộ, ngành quay ra xin xét lại dự án vốn định đình hoãn; địa phương nọ cố tình chờ hướng dẫn mà chậm nộp phương án cắt giảm đầu tư... dường như cũng đang thử thách yếu tố niềm tin.
Trong khi đó, đã xuất hiện những điều chỉnh sau cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, như thêm nội dung “hiệu quả” vào định hướng điều hành chính sách tiền tệ; chủ trương điều tiết cơ cấu tín dụng cho bất động sản được đề xuất xem xét; hay nới thêm một lần nữa mục tiêu kiểm soát lạm phát…
Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa mới đây đã cảnh báo, rằng việc mãi duy trì chỉ số lạm phát theo tháng, và vì CPI theo tháng đang sụt giảm thế là có thể nới lỏng tiền tệ, sẽ xóa sạch những việc chúng ta đã làm trước đó, khiến lạm phát lại bùng lên.
Cũng cần nêu lại quan điểm của Tổng cục Thống kê, cơ quan tính toán chỉ số giá tiêu dùng. Tổng cục trưởng Đỗ Thức tại buổi họp báo của cơ quan này cuối tháng trước nhìn nhận rằng, CPI tăng do tác động từ chi phí đẩy, nguyên nhân xuất phát từ sản xuất, nên để giảm CPI không thể nhanh chóng.
Liên tục được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày gần đây là sự đột biến giá cả của thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và rau xanh tại Hà Nội. Nguyên nhân của đợt tăng giá “khủng” tới vài chục phần trăm, thậm chí gấp đôi so với trước đó vài ngày, được cho là hệ quả từ việc một số loại thực phẩm xuất ngoại, mưa bão ảnh hưởng chất lượng rau củ… làm thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Tại nhiều diễn đàn, dự báo CPI tháng 7 cũng được “bình” nhiều nhất. Các mức từ 1,5-1,7% là phổ biến, nhưng cũng không thiếu quan điểm bi quan “rơi” ở mức 2% cho tháng này.
Trong hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng”, ngay cả những diễn biến đã tích cực hơn như lãi suất thị trường mở phát đi tín hiệu giảm dần, tiền đồng tăng giá so với USD và dự trữ nới rộng khả năng can thiệp ngoại hối… cũng trở nên lạc điệu.
Giới chuyên gia kinh tế cũng không còn “vững” với dự báo lạm phát, hôm qua và hôm nay, các nhận định mới hơn đã tỏ ra bi quan hẳn. Có vị tiến sỹ kinh tế còn khẳng định trên mặt báo, CPI tháng 7 phải tăng tới 1,5-2%.
Điểm đáng chú ý khác là những đột biến giá cả thực phẩm vừa qua chủ yếu cục bộ tại khu vực Đông Bắc bộ, quá lắm chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2/5 CPI cả nước.
Theo dõi CPI tháng 6, khu vực này tăng tới 1,86% so với tháng trước. Nói cách khác, các tỉnh Đông Bắc bộ đóng góp vào chỉ số giá tháng 6 khoảng 0,37%. Cho nên, với kịch bản CPI khu vực Đông Bắc bộ tháng 7 có tăng 2%, thậm chí 3% so với tháng trước đi nữa thì mức độ tác động đến CPI chung cũng chỉ khoảng 0,4-0,6%.
Có lẽ, việc nhiều người bỗng dưng... “sốc” với giá cả, lo lắng về lạm phát một phần bởi sự hiểu nhầm về việc CPI đang giảm dần, nay đột ngột tăng trở lại với khả năng có thể cao hơn tháng trước.
Trang tin điện tử Ngân hàng Nhà nước hôm 22/6 loan tin, “CPI của Hà Nội và Tp.HCM giảm so với tháng trước”. Thực tế, CPI ở hai địa phương này mới chỉ giảm tốc độ tăng trong tháng rồi. Tương tự, ở một số diễn đàn, hội nghị gần đây, nhiều tham luận cũng khẳng định lạm phát giảm như là tín hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô…
Trên thực tế, đã 27 tháng nay, chỉ số giá tiêu dùng theo tháng chỉ có tăng, không có giảm. CPI so với cùng kỳ liên tục nhích lên, đến thời điểm này đã tăng gần 21%. Cho nên, cảm nhận từ giá cả thị trường, tâm lý người tiêu dùng và nhà đầu tư dường như chưa vững tin vào sự ổn định của lạm phát.
Những thông tin cập nhật về việc tổng phương tiện thanh toán đang tăng nhanh hơn; hoặc chuyện vài bộ, ngành quay ra xin xét lại dự án vốn định đình hoãn; địa phương nọ cố tình chờ hướng dẫn mà chậm nộp phương án cắt giảm đầu tư... dường như cũng đang thử thách yếu tố niềm tin.
Trong khi đó, đã xuất hiện những điều chỉnh sau cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, như thêm nội dung “hiệu quả” vào định hướng điều hành chính sách tiền tệ; chủ trương điều tiết cơ cấu tín dụng cho bất động sản được đề xuất xem xét; hay nới thêm một lần nữa mục tiêu kiểm soát lạm phát…
Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa mới đây đã cảnh báo, rằng việc mãi duy trì chỉ số lạm phát theo tháng, và vì CPI theo tháng đang sụt giảm thế là có thể nới lỏng tiền tệ, sẽ xóa sạch những việc chúng ta đã làm trước đó, khiến lạm phát lại bùng lên.
Cũng cần nêu lại quan điểm của Tổng cục Thống kê, cơ quan tính toán chỉ số giá tiêu dùng. Tổng cục trưởng Đỗ Thức tại buổi họp báo của cơ quan này cuối tháng trước nhìn nhận rằng, CPI tăng do tác động từ chi phí đẩy, nguyên nhân xuất phát từ sản xuất, nên để giảm CPI không thể nhanh chóng.