Giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát
Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát của cả năm 2011
Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát của cả năm 2011.
Thông tin trên vừa được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 3/6.
Truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao các cấp, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả rõ rệt.
Cụ thể là trên thị trường tài chính tiền tệ, tỷ giá đã dần ổn định, dự trữ ngoại tệ đã tăng được 1,2 tỷ USD trong tháng 5, thị trường vàng ổn định hơn, lãi suất và hệ thống tín dụng ngân hàng nói chung đã dần đi vào ổn định và được đảm bảo an toàn. Tốc độ tăng giá hàng hóa trên thị trường bắt đầu có biểu hiện chậm lại, góp phần giảm khó khăn cho người dân.
Trong khi đó, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, theo tinh thần của Nghị quyết 11/CP, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành thị trường tín dụng theo hướng ưu tiên vốn cho sản xuất, đặc biệt là khu vực sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tính đến 31/5/2011 tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất đã giảm xuống chỉ còn 16,91%, so với hơn 18,8% trong năm 2010. Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục điều hành để đến cuối năm giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 16%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, nền kinh tế hiện vẫn đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức, trong đó nổi lên là lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nhập siêu vẫn gia tăng; thu hút đầu tư nước ngoài khó khăn...
Chính vì vậy, trên cơ sở thực tiễn của nền kinh tế và dự báo triển vọng những tháng còn lại của năm 2011, Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP xuống còn 6%, thay vì 7,5% như đề ra từ đầu năm.
Riêng về mục tiêu kiềm chế lạm phát, do giá cả trong những tháng đầu năm tăng cao, tính chung lạm phát đến tháng 5/2011 đã tăng 12,07% so với tháng 12/2010. Điều đó cũng đồng nghĩa, mục tiêu kiềm chế lạm phát ngang bằng với năm 2010 dường như là không thể đạt được.
Do đó, sau khi thảo luận, các thành viên Chính phủ thống nhất, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay sẽ giữ mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức khoảng 15% cho cả năm.
“Dù Chính phủ thống nhất giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát, song điều đó không có nghĩa là chúng ta hy sinh đánh đổi tăng trưởng để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Lý giải về một số giải pháp mang tính hành chính trong lĩnh vực thương mại, giao thương vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho hay, thực chất những chính sách mà cơ quan này đưa ra trong thời gian vừa qua, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu ôtô, mỹ phẩm, dược phẩm, điện thoại di động... cũng là nhằm thực hiện quyết liệt Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, công văn 197/BCT vừa qua chỉ là thông báo của Bộ, chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật chính thức.
Chính vì vậy, sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ sẽ cho xem xét, đối chiếu lại với các công ước quốc tế. Nếu có điểm nào chưa đồng nhất hoặc trái quy định, Bộ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thông tin trên vừa được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 3/6.
Truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao các cấp, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả rõ rệt.
Cụ thể là trên thị trường tài chính tiền tệ, tỷ giá đã dần ổn định, dự trữ ngoại tệ đã tăng được 1,2 tỷ USD trong tháng 5, thị trường vàng ổn định hơn, lãi suất và hệ thống tín dụng ngân hàng nói chung đã dần đi vào ổn định và được đảm bảo an toàn. Tốc độ tăng giá hàng hóa trên thị trường bắt đầu có biểu hiện chậm lại, góp phần giảm khó khăn cho người dân.
Trong khi đó, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, theo tinh thần của Nghị quyết 11/CP, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành thị trường tín dụng theo hướng ưu tiên vốn cho sản xuất, đặc biệt là khu vực sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tính đến 31/5/2011 tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất đã giảm xuống chỉ còn 16,91%, so với hơn 18,8% trong năm 2010. Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục điều hành để đến cuối năm giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 16%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, nền kinh tế hiện vẫn đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức, trong đó nổi lên là lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nhập siêu vẫn gia tăng; thu hút đầu tư nước ngoài khó khăn...
Chính vì vậy, trên cơ sở thực tiễn của nền kinh tế và dự báo triển vọng những tháng còn lại của năm 2011, Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP xuống còn 6%, thay vì 7,5% như đề ra từ đầu năm.
Riêng về mục tiêu kiềm chế lạm phát, do giá cả trong những tháng đầu năm tăng cao, tính chung lạm phát đến tháng 5/2011 đã tăng 12,07% so với tháng 12/2010. Điều đó cũng đồng nghĩa, mục tiêu kiềm chế lạm phát ngang bằng với năm 2010 dường như là không thể đạt được.
Do đó, sau khi thảo luận, các thành viên Chính phủ thống nhất, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay sẽ giữ mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức khoảng 15% cho cả năm.
“Dù Chính phủ thống nhất giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát, song điều đó không có nghĩa là chúng ta hy sinh đánh đổi tăng trưởng để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Lý giải về một số giải pháp mang tính hành chính trong lĩnh vực thương mại, giao thương vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho hay, thực chất những chính sách mà cơ quan này đưa ra trong thời gian vừa qua, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu ôtô, mỹ phẩm, dược phẩm, điện thoại di động... cũng là nhằm thực hiện quyết liệt Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, công văn 197/BCT vừa qua chỉ là thông báo của Bộ, chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật chính thức.
Chính vì vậy, sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ sẽ cho xem xét, đối chiếu lại với các công ước quốc tế. Nếu có điểm nào chưa đồng nhất hoặc trái quy định, Bộ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.