Thành lập Cục Bồi thường nhà nước
Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp vừa chính thức được Thủ tướng ký quyết định thành lập
Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp vừa chính thức được Thủ tướng ký quyết định thành lập.
Là tổ chức có tư cách pháp nhân, Cục Bồi thường nhà nước ra đời với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của cơ quan này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
Theo quy định hiện hành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác bồi thường có đối tượng rộng lớn, bao gồm hàng vạn đầu mối là các cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý hành chính ở trung ương và cấp tỉnh, huyện, xã; các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án.
Việc thành lập Cục Bồi thường nhà nước được kỳ vọng sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Đối với người bị thiệt hại, việc thành lập Cục Bồi thường nhà nước sẽ trở thành một địa chỉ thuận lợi để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm đến khi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình.
Theo thống kê chưa đầy đủ của nhiều địa phương, sau hơn một năm thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong số hàng trăm đơn yêu cầu bồi thường, thì phần đa đã được các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thụ lý giải quyết.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, sau khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực, các phán xét của cơ quan luật pháp đã công bằng và minh bạch hơn nhiều. Riêng đối với giới công chức thực thi trong lĩnh vực này, việc có luật cũng đã giúp họ mạnh dạn, cương quyết hơn khi đưa ra các quyết định liên quan đến bồi thường.
Dự báo, kể từ 1/7 tới, số vụ yêu cầu bồi thường nhà nước sẽ gia tăng đáng kể khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực do phạm vi giải quyết vụ án hành chính của toà án được mở rộng, đặc biệt là quy định hồi tố cho phép khởi kiện vụ án hành chính đối với hành vi, quyết định quản lý hành chính về đất đai từ năm 2006.
Là tổ chức có tư cách pháp nhân, Cục Bồi thường nhà nước ra đời với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của cơ quan này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
Theo quy định hiện hành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác bồi thường có đối tượng rộng lớn, bao gồm hàng vạn đầu mối là các cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý hành chính ở trung ương và cấp tỉnh, huyện, xã; các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án.
Việc thành lập Cục Bồi thường nhà nước được kỳ vọng sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Đối với người bị thiệt hại, việc thành lập Cục Bồi thường nhà nước sẽ trở thành một địa chỉ thuận lợi để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm đến khi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình.
Theo thống kê chưa đầy đủ của nhiều địa phương, sau hơn một năm thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong số hàng trăm đơn yêu cầu bồi thường, thì phần đa đã được các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thụ lý giải quyết.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, sau khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực, các phán xét của cơ quan luật pháp đã công bằng và minh bạch hơn nhiều. Riêng đối với giới công chức thực thi trong lĩnh vực này, việc có luật cũng đã giúp họ mạnh dạn, cương quyết hơn khi đưa ra các quyết định liên quan đến bồi thường.
Dự báo, kể từ 1/7 tới, số vụ yêu cầu bồi thường nhà nước sẽ gia tăng đáng kể khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực do phạm vi giải quyết vụ án hành chính của toà án được mở rộng, đặc biệt là quy định hồi tố cho phép khởi kiện vụ án hành chính đối với hành vi, quyết định quản lý hành chính về đất đai từ năm 2006.