Thanh toán tại siêu thị: Đến Tết lại "nghẽn"?
Còn hơn chục ngày nữa mới tới Tết Nguyên đán, nhưng những ngày này người dân đã đổ tới các siêu thị khá đông
Chỉ còn chưa đến hai tuần nữa là đến Tết, những ngày gần đây lượng khách hàng đổ về các siêu thị tại Hà Nội khá lớn. Nhiều người lo ngại tình trạng “nghẽn” trong thanh toán sẽ lại tiếp diễn.
Hàng hóa phong phú về chủng loại, giá cả ổn định, trưng bày bắt mắt… là những ưu điểm chính khiến ngày càng có nhiều người chọn siêu thị là địa chỉ mua sắm, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết. Tuy vậy, trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật vừa qua, đã không ít người tới siêu thị nhưng vẫn phải về tay không.
Quá tải thanh toán
Đầu giờ chiều thứ Bảy (ngày 30/1), chị Nguyễn Hà tranh thủ ngày nghỉ vào Metro Thăng Long mua ít đồ dùng gia đình cũng như bánh kẹo cho những ngày Tết sắp tới. Nhưng khi chọn xong đồ, quầy thanh toán nào người và xe cũng xếp theo hàng dài chờ đến lượt. Ngán ngẩn chị đành quyết định về tay không.
Chờ tới hơn một giờ mới tới lượt thanh toán, chị Mai Hạnh phàn nàn, doo cũng mất kha khá thời gian lựa chọn và toàn là những sản phẩm thiết yếu đối với gia đình nên đành phải cố đợi đến lượt, chứ nhiều người mua ít đã phải “bỏ của chạy lấy người”.
Anh Ngô Hanh Dung cũng khá “đen đủi”, đúng lúc anh tới Metro vào khoảng 10h30 sáng chủ nhật thì cổng vào của siêu thị này bị đóng. Lý do được nhân viên bảo vệ đưa ra là lượng khách trong siêu thị đang quá lớn, không thể phục vụ được.
“Khách vào dịp Tết thường rất đông nhưng do không thể đặt thêm bàn thanh toán. Vì vậy, dù các nhân viên đều phải căng mình lên để phục vụ nhưng vẫn không xuể”, một nhân viên bán hàng tại Metro cho hay.
Tại siêu thị Big C Thăng Long do vừa qua đã tăng thêm 22 bàn thanh toán, nâng tổng số lên 76 bàn để phục vụ khách hàng nên việc thanh toán cũng có phần thuận lợi hơn. Thêm vào đó, Big C cũng mới khai trương thêm siêu thị thứ hai tại Trung tâm Thương mại The Garden, trên tổng diện tích rộng 3.700 m2, nên cũng đã giảm tải đáng kể lượng khách tập trung về Big C Thăng Long.
Những ngày này, để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng, hệ thống siêu thị Fivimart của Công ty Cổ phần Nhất Nam cũng đã tăng thêm 30-35% số lượng bàn thanh toán tại các điểm siêu thị. Mặc dù vậy, theo bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc công ty tình trạng “nghẽn” vào các ngày cao điểm vẫn có thể xảy ra.
Trong khi đó, theo báo cáo của các siêu thị những ngày vừa qua doanh số của các đơn vị mới chỉ tăng khoảng 30-40% so với trước đó. Còn thời gian cao điểm của mua sắm Tết thường bắt đầu từ 23-29/12 âm lịch. Vào những ngày này, lượng khách có thể đông gấp hai, ba lần ngày thường. “Như vậy, “ách tắc” trong thanh toán tại các siêu thị là điều rất dễ xảy ra”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định.
Giá trong siêu thị ổn định hơn?
Về diễn biến giá cả của các mặt hàng phục vụ Tết trong thời gian tới, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam cho hay: sau lần điều chỉnh giá đối với các sản phẩm như bánh kẹo, đồ uống, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu … vào đầu tháng 12/2009 và mới đây là điều chỉnh tăng đối với các mặt hàng thịt từ 5-10%, hệ thống siêu thị Fivimart sẽ giữ nguyên giá bán của tất cả các mặt hàng đến sau Tết Nguyên đán.
“Big C cũng cam kết sẽ giữ giá hiện nay đối với tất cả các mặt hàng đến ngày 13/2”, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và đối ngoại của Big C cho biết.
Tuy đánh giá đây là một tin vui đối với người tiêu dùng, nhưng ông Phú cho rằng hiện nay kênh phân phối hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 18%, do vậy một khối lượng hàng hóa rất lớn sẽ vẫn được mua bán tại các chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ. Đây chính là cơ hội để các tiểu thương “té nước theo mưa” khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vọt. Giá cả của một số mặt hàng trên thị trường tự do vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng, dù mức tăng sẽ không quá lớn.
Thêm vào đó, Tết là thời gian hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng được tung ra thị trường nhiều nhất. Vì vậy, các lực lượng chức năng cần có nhiều biện pháp, chủ động, tích cực hơn trong bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền lợi của những nhà sản xuất chân chính.
Hàng hóa phong phú về chủng loại, giá cả ổn định, trưng bày bắt mắt… là những ưu điểm chính khiến ngày càng có nhiều người chọn siêu thị là địa chỉ mua sắm, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết. Tuy vậy, trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật vừa qua, đã không ít người tới siêu thị nhưng vẫn phải về tay không.
Quá tải thanh toán
Đầu giờ chiều thứ Bảy (ngày 30/1), chị Nguyễn Hà tranh thủ ngày nghỉ vào Metro Thăng Long mua ít đồ dùng gia đình cũng như bánh kẹo cho những ngày Tết sắp tới. Nhưng khi chọn xong đồ, quầy thanh toán nào người và xe cũng xếp theo hàng dài chờ đến lượt. Ngán ngẩn chị đành quyết định về tay không.
Chờ tới hơn một giờ mới tới lượt thanh toán, chị Mai Hạnh phàn nàn, doo cũng mất kha khá thời gian lựa chọn và toàn là những sản phẩm thiết yếu đối với gia đình nên đành phải cố đợi đến lượt, chứ nhiều người mua ít đã phải “bỏ của chạy lấy người”.
Anh Ngô Hanh Dung cũng khá “đen đủi”, đúng lúc anh tới Metro vào khoảng 10h30 sáng chủ nhật thì cổng vào của siêu thị này bị đóng. Lý do được nhân viên bảo vệ đưa ra là lượng khách trong siêu thị đang quá lớn, không thể phục vụ được.
“Khách vào dịp Tết thường rất đông nhưng do không thể đặt thêm bàn thanh toán. Vì vậy, dù các nhân viên đều phải căng mình lên để phục vụ nhưng vẫn không xuể”, một nhân viên bán hàng tại Metro cho hay.
Tại siêu thị Big C Thăng Long do vừa qua đã tăng thêm 22 bàn thanh toán, nâng tổng số lên 76 bàn để phục vụ khách hàng nên việc thanh toán cũng có phần thuận lợi hơn. Thêm vào đó, Big C cũng mới khai trương thêm siêu thị thứ hai tại Trung tâm Thương mại The Garden, trên tổng diện tích rộng 3.700 m2, nên cũng đã giảm tải đáng kể lượng khách tập trung về Big C Thăng Long.
Những ngày này, để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng, hệ thống siêu thị Fivimart của Công ty Cổ phần Nhất Nam cũng đã tăng thêm 30-35% số lượng bàn thanh toán tại các điểm siêu thị. Mặc dù vậy, theo bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc công ty tình trạng “nghẽn” vào các ngày cao điểm vẫn có thể xảy ra.
Trong khi đó, theo báo cáo của các siêu thị những ngày vừa qua doanh số của các đơn vị mới chỉ tăng khoảng 30-40% so với trước đó. Còn thời gian cao điểm của mua sắm Tết thường bắt đầu từ 23-29/12 âm lịch. Vào những ngày này, lượng khách có thể đông gấp hai, ba lần ngày thường. “Như vậy, “ách tắc” trong thanh toán tại các siêu thị là điều rất dễ xảy ra”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định.
Giá trong siêu thị ổn định hơn?
Về diễn biến giá cả của các mặt hàng phục vụ Tết trong thời gian tới, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam cho hay: sau lần điều chỉnh giá đối với các sản phẩm như bánh kẹo, đồ uống, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu … vào đầu tháng 12/2009 và mới đây là điều chỉnh tăng đối với các mặt hàng thịt từ 5-10%, hệ thống siêu thị Fivimart sẽ giữ nguyên giá bán của tất cả các mặt hàng đến sau Tết Nguyên đán.
“Big C cũng cam kết sẽ giữ giá hiện nay đối với tất cả các mặt hàng đến ngày 13/2”, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và đối ngoại của Big C cho biết.
Tuy đánh giá đây là một tin vui đối với người tiêu dùng, nhưng ông Phú cho rằng hiện nay kênh phân phối hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 18%, do vậy một khối lượng hàng hóa rất lớn sẽ vẫn được mua bán tại các chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ. Đây chính là cơ hội để các tiểu thương “té nước theo mưa” khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vọt. Giá cả của một số mặt hàng trên thị trường tự do vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng, dù mức tăng sẽ không quá lớn.
Thêm vào đó, Tết là thời gian hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng được tung ra thị trường nhiều nhất. Vì vậy, các lực lượng chức năng cần có nhiều biện pháp, chủ động, tích cực hơn trong bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền lợi của những nhà sản xuất chân chính.