Thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa cao su
Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo sẽ vượt nhu cầu năm thứ ba liên tiếp
Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo sẽ vượt nhu cầu năm thứ ba liên tiếp trong năm 2013. Nhận định này được đưa ra giữa lúc giá cao su thế giới kéo dài đà giảm giá.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một báo cáo của công ty RCMA Commodities Asia Group nhận định, sản lượng cao su toàn cầu sẽ vượt nhu cầu 299.000 tấn trong năm 2013, so với mức dư thừa ước tính 321.000 tấn trong năm nay, và mức thặng dư 4.000 tấn trong năm 2011. Cũng theo báo cáo này, tồn kho cao su toàn cầu năm nay có thể tăng 26%, lên mức 1,57 triệu tấn.
Trong phiên giao dịch ngày 8/8 tại thị trường Tokyo, giá cao su đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 do dự báo nhu cầu suy giảm của Trung Quốc. Theo hãng sản xuất lốp xe lớn nhất Trung Quốc là Hangzhou Zhongce Rubber Co., nhu cầu tiêu thụ cao su của nước này có thể giảm 5% trong năm nay do doanh số xe tải hạng nặng suy giảm kéo theo sự suy giảm của doanh số thị trường săm lốp.
Giá cao su giảm sẽ ảnh hưởng bất lợi tới người trồng cao su ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia, ba nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, nhưng lại làm lợi cho các nhà sản xuất lốp xe như hãng Bridgestone Corp.
“Chúng tôi đang chứng kiến sự suy giảm nhu cầu ở thị trường châu Âu và Trung Quốc, trong khi nguồn cung dồi dào dẫn tới hàng tồn kho gia tăng”, Giám đốc điều hành của Bridgestone, ông Chris Pardey, phát biểu. Cũng theo ông Pardey, giá cao su cần phải giảm sâu hơn nữa để kích thích nhu cầu hoặc làm giảm nguồn cung, nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Trong phiên giao dịch ngày 8/8, giá cao su giao sau trên sàn TOCOM ở Tokyo giảm 3,5%, đóng cửa ở mức 219,2 Yên/kg (2.795 USD/tấn). Trong 1 năm qua, giá cao su đã giảm 41%, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ ở New York tăng 15%.
Theo dự báo, sản lượng cao su toàn cầu năm 2013 sẽ đạt mức 11,9 triệu tấn, so với mức 11,47 triệu tấn trong năm nay. Trong đó, một nửa phần sản lượng tăng thêm được cho là sẽ đến từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ. Nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu được dự báo tăng lên 11,6 triệu tấn trong năm 2013 từ mức 11,15 triệu tấn năm nay.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và khủng hoảng nợ châu Âu đã khiến nhu cầu đối với các hàng hóa công nghiệp giảm tốc. Doanh số thị trường xe tải ở Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay đã giảm 7%, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM).
Theo báo cáo của RCMA Commodities Asia Group được Bloomberg trích dẫn, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc có thể suy giảm 0,7% trong năm nay, còn 3,75 triệu tấn, trước khi tăng lên mức 4,1 triệu tấn vào năm 2013. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cao su của châu Âu được nhận định sẽ giảm 5,3%, còn 1,4 triệu tấn trong năm nay, sau đó tăng 2,9% trong năm 2013.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một báo cáo của công ty RCMA Commodities Asia Group nhận định, sản lượng cao su toàn cầu sẽ vượt nhu cầu 299.000 tấn trong năm 2013, so với mức dư thừa ước tính 321.000 tấn trong năm nay, và mức thặng dư 4.000 tấn trong năm 2011. Cũng theo báo cáo này, tồn kho cao su toàn cầu năm nay có thể tăng 26%, lên mức 1,57 triệu tấn.
Trong phiên giao dịch ngày 8/8 tại thị trường Tokyo, giá cao su đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 do dự báo nhu cầu suy giảm của Trung Quốc. Theo hãng sản xuất lốp xe lớn nhất Trung Quốc là Hangzhou Zhongce Rubber Co., nhu cầu tiêu thụ cao su của nước này có thể giảm 5% trong năm nay do doanh số xe tải hạng nặng suy giảm kéo theo sự suy giảm của doanh số thị trường săm lốp.
Giá cao su giảm sẽ ảnh hưởng bất lợi tới người trồng cao su ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia, ba nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, nhưng lại làm lợi cho các nhà sản xuất lốp xe như hãng Bridgestone Corp.
“Chúng tôi đang chứng kiến sự suy giảm nhu cầu ở thị trường châu Âu và Trung Quốc, trong khi nguồn cung dồi dào dẫn tới hàng tồn kho gia tăng”, Giám đốc điều hành của Bridgestone, ông Chris Pardey, phát biểu. Cũng theo ông Pardey, giá cao su cần phải giảm sâu hơn nữa để kích thích nhu cầu hoặc làm giảm nguồn cung, nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Trong phiên giao dịch ngày 8/8, giá cao su giao sau trên sàn TOCOM ở Tokyo giảm 3,5%, đóng cửa ở mức 219,2 Yên/kg (2.795 USD/tấn). Trong 1 năm qua, giá cao su đã giảm 41%, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ ở New York tăng 15%.
Theo dự báo, sản lượng cao su toàn cầu năm 2013 sẽ đạt mức 11,9 triệu tấn, so với mức 11,47 triệu tấn trong năm nay. Trong đó, một nửa phần sản lượng tăng thêm được cho là sẽ đến từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ. Nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu được dự báo tăng lên 11,6 triệu tấn trong năm 2013 từ mức 11,15 triệu tấn năm nay.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và khủng hoảng nợ châu Âu đã khiến nhu cầu đối với các hàng hóa công nghiệp giảm tốc. Doanh số thị trường xe tải ở Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay đã giảm 7%, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM).
Theo báo cáo của RCMA Commodities Asia Group được Bloomberg trích dẫn, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc có thể suy giảm 0,7% trong năm nay, còn 3,75 triệu tấn, trước khi tăng lên mức 4,1 triệu tấn vào năm 2013. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cao su của châu Âu được nhận định sẽ giảm 5,3%, còn 1,4 triệu tấn trong năm nay, sau đó tăng 2,9% trong năm 2013.