Thế giới sôi sục vì vụ Panama Papers
Những nhân vật hàng đầu trong vụ Panama Papers phản ứng bằng cách phủ nhận hoặc im lặng
Các chính phủ trên khắp thế giới ngày 4/4 đã bắt đầu tiến hành điều tra nghi vấn một loạt nhân vật giàu có và quyền lực có hành vi che giấu tài sản ở nước ngoài. Các cuộc điều tra này diễn ra sau khi một tổ chức có tên Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố một vụ rò rỉ tài liệu mật khổng lồ từ một công ty luật ở Panama.
Trong vụ rò rỉ tài liệu được xem là lớn nhất và gây chấn động nhất từ trước đến nay trên thế giới, ICIJ nói rằng số liệu kéo dài suốt 4 thập kỷ đã cho thấy hoạt động thành lập các công ty vỏ bọc (shell company) ở nước ngoài để giúp các nhân vật có tiền và có quyền che giấu tài sản nhằm rửa tiền và trốn thuế.
Được ICIJ gọi là “Panama Papers” (tạm dịch: “Hồ sơ Panama”), những tài liệu này cho thấy sự dàn xếp tài chính liên quan đến hàng chục nhà cựu lãnh đạo và đương kim lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, bạn bè của Tổng thống Nga Vladimir Putin, họ hàng của Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Anh, Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine... bị cáo buộc có liên quan.
Theo hãng tin Reuters, việc giữ tài sản trong một công ty ở nước ngoài không phải là điều bất hợp pháp, nhưng các nhà báo phát hiện được những tài liệu rò rỉ nói rằng họ có thể cung cấp bằng chứng về sự che giấu tài sản để trốn thuế, rửa tiền, tránh lệnh trừng phạt, buôn bán ma túy hay các hành vi tội ác khác.
Những nhân vật hàng đầu được ICIJ nêu tên đã phản ứng trước loạt bài báo của nhóm nhà báo này về Panama Papers bằng cách phủ nhận hoặc im lặng. Trong khi đó, các công tố viên và cơ quan giám sát bắt đầu công tác điều tra bằng cách rà soát các bài viết của ICIJ.
Nhiều nước mở điều tra
Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết bộ này sẽ xác định xem liệu có bằng chứng về hành vi tham nhũng hay vi phạm khác đối với luật Mỹ hay không. Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói “cho dù có sự thiếu minh bạch tồn tại trong nhiều giao dịch được đề cập”, các chuyên gia Mỹ có thể xác định liệu các giao dịch đó có phạm pháp hay không.
Cơ quan công tố Pháp tuyên bố mở một cuộc điều tra sơ bộ về trốn thuế.
Bộ Tài chính Đức cũng tuyên bố vào cuộc. Theo một số nguồn tin, cơ quan giám sát tài chính Anh Bafin đang xem xét vấn đề để báo cáo lên Bộ Tài chính nước này.
Australia, Áo, Thụy Điển và Hà Lan là một vài trong số những quốc gia tuyên bố đã bắt đầu điều tra những cáo buộc mà ICIJ đưa ra dựa trên hơn 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ. Các ngân hàng trở thành trung tâm của sự chú ý do những cáo buộc giúp khách hàng che giấu tài sản.
Tại Argentina, các đảng chính trị đối lập đòi Tổng thống trung tả Mauricio Macri phải đưa ra một lời giải thích vì ông từng giữ vai trò giám đốc một công ty vỏ bọc ở thiên đường thuế Bahamas. Công ty này có liên quan đến công ty mà người cha giàu có của ông Macri là ông chủ trước đây.
Tại Brazil, nơi cuộc khủng hoảng tham nhũng đang đe dọa chính quyền Tổng thống Dilma Rousseff, một tờ báo lớn nói các chính trị gia từ 7 đảng chính trị ở nước này có tên trong danh sách khách hàng của Mossack Fonseca. Tuy nhiên, các chính trị gia trong số này không thuộc Đảng Lao động của bà Rousseff.
Cơ quan thuế Brazil tuyên bố sẽ kiểm chứng thông tin và có thể áp mức phạt lên tới 150% giá trị đối với những tài sản bị che đậy trong các công ty “ma” ở nước ngoài.
“Chống lại Putin”
Số tài liệu bị rò rỉ có thời gian từ năm 1977 cho tới tháng 12 năm ngoái, đã được ICIJ cung cấp cho tới 100 tổ chức báo chí trên khắp thế giới có hợp tác với tổ chức này. “Tôi cho rằng vụ rò rỉ này sẽ là đòn giáng mạnh nhất từ trước đến nay vào hoạt động che giấu tài sản ở nước ngoài bởi quy mô của số tài liệu”, Giám đốc ICIJ Gerard Ryle nói.
Phản ứng trước những cáo buộc mà ICIJ đưa ra, điện Kremlin nói những tài liệu này “chẳng có gì chắc chắn và chẳng có gì mới”. Phát ngôn viên của Putin nói những bài báo của ICIJ chỉ nhằm mục đích “chống lại Putin”.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron nói việc người cha quá cố của ông Cameron bị cho là có liên hệ với một công ty vỏ bọc ở nước ngoài là một “vấn đề cá nhân”.
Chính phủ Anh đã đề nghị được cung cấp bản sao của số tài liệu bị rò rỉ. Những cáo buộc mà ICIJ đang làm khó cho ông Cameron, một nhà lãnh đạo vốn thường xuyên lên tiếng chống lại việc trốn thuế, né thuế. Người cha quá cố của ông Cameron, một nhà môi giới chứng khoán giàu có, được đề cập đến trong những tài liệu bị rò rỉ.
Pakistan phủ nhận cáo buộc cho rằng gia đình Thủ tướng Nawaz Sharif có hành vi phạm pháp sau khi ICIJ nói con trai và con gái ông Sharif có liên hệ với các công ty “ma” ở hải ngoại.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố cam kết minh bạch sau khi các nghị sỹ nước này kêu gọi mở một cuộc điều tra nhằm xác minh cáo buộc của ICIJ cho rằng ông sử dụng một công ty ở nước ngoài để trốn thuế. Vào năm 2014, ông Poroshenko đã chuyển công ty kẹo Roshen của ông tới “thiên đường” thuế British Virgin Islands khi xung đột ở miền Đông Ukraine đang trong giai đoạn căng thẳng.
“Tôi tin mình có thể là quan chức cấp cao đầu tiên ở Ukraine thực hiện nghiêm túc vấn đề công bố tài sản và đóng thuế”, ông Proshenko viết trên mạng xã hội Twitter.
“Sẽ không từ chức”
Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đang phai đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi ICIJ nói ông và vợ có mối liên hệ với một công ty bí mật ở một “thiên đường thuế” ở nước ngoài.
“Chắc chắn tôi sẽ không từ chức, bởi vì sự thật là tôi và vợ luôn đóng thuế đầy đủ”, ông Gunnlaugsson nói với Reuters TV.
Công ty luật Mossack Fonseca, nơi những tài liệu này bị rò rỉ, phủ nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào và nói rằng bản thân là nạn nhân của một chiến dịch chống lại quyền riêng tư. Giám đốc của Mossack Fonseca, ông Ramon Fonseca, nói công ty này đã chịu một cuộc tấn công thành công vào cơ sở dữ liệu, nhưng số tài liệu bị mất chỉ là một phần cơ sở dữ liệu của công ty.
Fonseca cho biết công ty của ông đã thành lập hơn 240.000 công ty ở nước ngoài cho khách hàng trên khắp thế giới. Cho tới tháng 3 vừa rồi, ông Fonseca vẫn là một quan chức cấp cao trong Chính phủ Panama.
Các bài báo dựa trên tài liệu rò rỉ mà ICIJ cung cấp cũng cho thấy mối liên hệ giữa một thành viên của ủy ban đạo đức thuộc Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) và một quan chức bóng đá Uruguay bị bắt hồi năm ngoái trong một vụ điều tra tham nhũng.
Trong vụ rò rỉ tài liệu được xem là lớn nhất và gây chấn động nhất từ trước đến nay trên thế giới, ICIJ nói rằng số liệu kéo dài suốt 4 thập kỷ đã cho thấy hoạt động thành lập các công ty vỏ bọc (shell company) ở nước ngoài để giúp các nhân vật có tiền và có quyền che giấu tài sản nhằm rửa tiền và trốn thuế.
Được ICIJ gọi là “Panama Papers” (tạm dịch: “Hồ sơ Panama”), những tài liệu này cho thấy sự dàn xếp tài chính liên quan đến hàng chục nhà cựu lãnh đạo và đương kim lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, bạn bè của Tổng thống Nga Vladimir Putin, họ hàng của Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Anh, Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine... bị cáo buộc có liên quan.
Theo hãng tin Reuters, việc giữ tài sản trong một công ty ở nước ngoài không phải là điều bất hợp pháp, nhưng các nhà báo phát hiện được những tài liệu rò rỉ nói rằng họ có thể cung cấp bằng chứng về sự che giấu tài sản để trốn thuế, rửa tiền, tránh lệnh trừng phạt, buôn bán ma túy hay các hành vi tội ác khác.
Những nhân vật hàng đầu được ICIJ nêu tên đã phản ứng trước loạt bài báo của nhóm nhà báo này về Panama Papers bằng cách phủ nhận hoặc im lặng. Trong khi đó, các công tố viên và cơ quan giám sát bắt đầu công tác điều tra bằng cách rà soát các bài viết của ICIJ.
Nhiều nước mở điều tra
Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết bộ này sẽ xác định xem liệu có bằng chứng về hành vi tham nhũng hay vi phạm khác đối với luật Mỹ hay không. Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói “cho dù có sự thiếu minh bạch tồn tại trong nhiều giao dịch được đề cập”, các chuyên gia Mỹ có thể xác định liệu các giao dịch đó có phạm pháp hay không.
Cơ quan công tố Pháp tuyên bố mở một cuộc điều tra sơ bộ về trốn thuế.
Bộ Tài chính Đức cũng tuyên bố vào cuộc. Theo một số nguồn tin, cơ quan giám sát tài chính Anh Bafin đang xem xét vấn đề để báo cáo lên Bộ Tài chính nước này.
Australia, Áo, Thụy Điển và Hà Lan là một vài trong số những quốc gia tuyên bố đã bắt đầu điều tra những cáo buộc mà ICIJ đưa ra dựa trên hơn 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ. Các ngân hàng trở thành trung tâm của sự chú ý do những cáo buộc giúp khách hàng che giấu tài sản.
Tại Argentina, các đảng chính trị đối lập đòi Tổng thống trung tả Mauricio Macri phải đưa ra một lời giải thích vì ông từng giữ vai trò giám đốc một công ty vỏ bọc ở thiên đường thuế Bahamas. Công ty này có liên quan đến công ty mà người cha giàu có của ông Macri là ông chủ trước đây.
Tại Brazil, nơi cuộc khủng hoảng tham nhũng đang đe dọa chính quyền Tổng thống Dilma Rousseff, một tờ báo lớn nói các chính trị gia từ 7 đảng chính trị ở nước này có tên trong danh sách khách hàng của Mossack Fonseca. Tuy nhiên, các chính trị gia trong số này không thuộc Đảng Lao động của bà Rousseff.
Cơ quan thuế Brazil tuyên bố sẽ kiểm chứng thông tin và có thể áp mức phạt lên tới 150% giá trị đối với những tài sản bị che đậy trong các công ty “ma” ở nước ngoài.
“Chống lại Putin”
Số tài liệu bị rò rỉ có thời gian từ năm 1977 cho tới tháng 12 năm ngoái, đã được ICIJ cung cấp cho tới 100 tổ chức báo chí trên khắp thế giới có hợp tác với tổ chức này. “Tôi cho rằng vụ rò rỉ này sẽ là đòn giáng mạnh nhất từ trước đến nay vào hoạt động che giấu tài sản ở nước ngoài bởi quy mô của số tài liệu”, Giám đốc ICIJ Gerard Ryle nói.
Phản ứng trước những cáo buộc mà ICIJ đưa ra, điện Kremlin nói những tài liệu này “chẳng có gì chắc chắn và chẳng có gì mới”. Phát ngôn viên của Putin nói những bài báo của ICIJ chỉ nhằm mục đích “chống lại Putin”.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron nói việc người cha quá cố của ông Cameron bị cho là có liên hệ với một công ty vỏ bọc ở nước ngoài là một “vấn đề cá nhân”.
Chính phủ Anh đã đề nghị được cung cấp bản sao của số tài liệu bị rò rỉ. Những cáo buộc mà ICIJ đang làm khó cho ông Cameron, một nhà lãnh đạo vốn thường xuyên lên tiếng chống lại việc trốn thuế, né thuế. Người cha quá cố của ông Cameron, một nhà môi giới chứng khoán giàu có, được đề cập đến trong những tài liệu bị rò rỉ.
Pakistan phủ nhận cáo buộc cho rằng gia đình Thủ tướng Nawaz Sharif có hành vi phạm pháp sau khi ICIJ nói con trai và con gái ông Sharif có liên hệ với các công ty “ma” ở hải ngoại.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố cam kết minh bạch sau khi các nghị sỹ nước này kêu gọi mở một cuộc điều tra nhằm xác minh cáo buộc của ICIJ cho rằng ông sử dụng một công ty ở nước ngoài để trốn thuế. Vào năm 2014, ông Poroshenko đã chuyển công ty kẹo Roshen của ông tới “thiên đường” thuế British Virgin Islands khi xung đột ở miền Đông Ukraine đang trong giai đoạn căng thẳng.
“Tôi tin mình có thể là quan chức cấp cao đầu tiên ở Ukraine thực hiện nghiêm túc vấn đề công bố tài sản và đóng thuế”, ông Proshenko viết trên mạng xã hội Twitter.
“Sẽ không từ chức”
Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đang phai đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi ICIJ nói ông và vợ có mối liên hệ với một công ty bí mật ở một “thiên đường thuế” ở nước ngoài.
“Chắc chắn tôi sẽ không từ chức, bởi vì sự thật là tôi và vợ luôn đóng thuế đầy đủ”, ông Gunnlaugsson nói với Reuters TV.
Công ty luật Mossack Fonseca, nơi những tài liệu này bị rò rỉ, phủ nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào và nói rằng bản thân là nạn nhân của một chiến dịch chống lại quyền riêng tư. Giám đốc của Mossack Fonseca, ông Ramon Fonseca, nói công ty này đã chịu một cuộc tấn công thành công vào cơ sở dữ liệu, nhưng số tài liệu bị mất chỉ là một phần cơ sở dữ liệu của công ty.
Fonseca cho biết công ty của ông đã thành lập hơn 240.000 công ty ở nước ngoài cho khách hàng trên khắp thế giới. Cho tới tháng 3 vừa rồi, ông Fonseca vẫn là một quan chức cấp cao trong Chính phủ Panama.
Các bài báo dựa trên tài liệu rò rỉ mà ICIJ cung cấp cũng cho thấy mối liên hệ giữa một thành viên của ủy ban đạo đức thuộc Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) và một quan chức bóng đá Uruguay bị bắt hồi năm ngoái trong một vụ điều tra tham nhũng.