Thế giới tìm giải pháp ngăn chặn Trái đất ấm lên
Từ nay tới năm 2030, chi phí trung bình hàng năm cho việc giảm lượng khí thải tương đương 1,6% GDP của thế giới
Nhằm ngăn chặn Trái đất ấm lên và tìm kiếm thoả thuận thay thế Nghị định thư Kyoto sắp hết hiệu lực, hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức, đã khai mạc ngày 3/12, tại Bali (Indonesia).
Ông Boer, viên chức cao nhất của Liên hiệp quốc cho biết, đã nhận được các dấu hiệu tích cực từ phía các nhà lãnh đạo các nước phát triển về một cam kết mới đối với một thỏa thuận về khí hậu trong tương lai.
Thảo luận sẽ khó khăn
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 2/12 cũng đã điện đàm với Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon về vấn đề biến đổi khí hậu. Thủ tướng nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tham gia hội nghị các nước ký kết Công ước Bali với thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm và xây dựng, đóng góp cho sự thành công của hội nghị.
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, các cuộc thảo luận tại Bali sẽ hết sức khó khăn bởi Chính phủ Trung Quốc ngay trước thềm hội nghị này đã tuyên bố, sẽ không chịu chấp nhận cắt giảm lượng khí thải theo lộ trình như các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc thuyết phục Mỹ, nước có lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, ký kết các thoả thuận giảm khí thải CO2 và tăng chi phí khắc phục hậu quả Trái đất ấm lên, cũng sẽ hết sức khó khăn.
Tại kỳ họp này, Liên hiệp quốc sẽ kêu gọi các nước giàu, thủ phạm chính làm Trái đất nóng lên, tăng cường viện trợ giúp các nước nghèo chống lại biến đổi khí hậu. Trước thềm Hội nghị Bali, trong Báo cáo phát triển con người, Liên hiệp quốc đã kêu gọi các nước phát triển phải đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu hoặc thế giới sẽ phải đương đầu với các trận lũ lụt, hạn hán tồi tệ và các thảm họa khác.
Theo ông Kevin Watkins, tác giả chính của báo cáo này, các nước giàu cần chi 86 tỉ USD mỗi năm từ nay đến năm 2015 để "tăng cường năng lực của các nước nghèo đối phó với các rủi ro liên quan đến khí hậu", trong đó khoảng 44 tỉ USD sẽ được chi cho cơ sở hạ tầng chống thiên tai của các nước đang phát triển và khoảng 40 tỉ USD được dùng để hỗ trợ những cộng đồng dân cư nghèo chống chọi với rủi ro thời tiết. Số tiền còn lại sẽ được dành để củng cố năng lực đối phó với các thảm họa tự nhiên khác.
Nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu
Trong khi đó, tại báo cáo nhan đề: "Cuộc đấu tranh với sự biến đổi khí hậu", Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã hối thúc các quốc gia giàu hơn giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 30% tới năm 2020 và ít nhất là 80% tới năm 2050. Nếu nhiệt độ của thế giới tăng thêm 30C, hậu quả sẽ là nạn hạn hán, bão nhiệt đới, và mực nước biển dâng cao sẽ tàn phá nặng nề nhất các nền kinh tế của những nước đang phát triển.
Trong khi đó thời hạn phải có một thoả thuận toàn cầu thay thế Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012 đang đến rất gần, thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn đang tăng nhanh và các thảm hoạ thiên tai do Trái đất ấm lên liên tiếp xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), có ba loại khí đóng vai trò chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, đó là CO2, N2O và metan. Trong năm 2006, lượng thải vào khí quyển của hai trong số ba loại khí nói trên đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trong khi lượng khí metan phát ra vẫn duy trì ở mức tương tự như năm 2005. CO2 là loại khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính và CO2 chiếm tới 87% các loại khí khiến khí hậu Trái đất nóng dần lên. Mật độ CO2 trong khí quyển hiện nay đạt mức cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trong suốt 650.000 năm qua. Trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình trên Trái đất đã tăng 0,74oC.
Theo UNDP, nếu nhiệt độ trên đại dương chỉ tăng 2oC cũng có thể làm tan những con sông băng tại vùng Himalaya, gây tác hại tới hoạt động sản xuất lương thực cũng như nguồn nước cho 2 tỉ người ở châu Á. UNDP cũng cảnh báo mực nước biển tăng cao có thể khiến các dãy san hô sụp đổ, ảnh hưởng đến những cộng đồng sống dọc theo vùng duyên hải ở Indonesia và những nước khác ở châu Á. Sự biến đổi khí hậu đã và đang làm gia tăng các dịch bệnh phát sinh từ nước như bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, và suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Theo ước tính của UNDP, từ nay tới năm 2030, chi phí trung bình hàng năm cho việc giảm lượng khí thải tương đương 1,6% GDP của thế giới.
Ông Boer, viên chức cao nhất của Liên hiệp quốc cho biết, đã nhận được các dấu hiệu tích cực từ phía các nhà lãnh đạo các nước phát triển về một cam kết mới đối với một thỏa thuận về khí hậu trong tương lai.
Thảo luận sẽ khó khăn
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 2/12 cũng đã điện đàm với Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon về vấn đề biến đổi khí hậu. Thủ tướng nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tham gia hội nghị các nước ký kết Công ước Bali với thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm và xây dựng, đóng góp cho sự thành công của hội nghị.
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, các cuộc thảo luận tại Bali sẽ hết sức khó khăn bởi Chính phủ Trung Quốc ngay trước thềm hội nghị này đã tuyên bố, sẽ không chịu chấp nhận cắt giảm lượng khí thải theo lộ trình như các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc thuyết phục Mỹ, nước có lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, ký kết các thoả thuận giảm khí thải CO2 và tăng chi phí khắc phục hậu quả Trái đất ấm lên, cũng sẽ hết sức khó khăn.
Tại kỳ họp này, Liên hiệp quốc sẽ kêu gọi các nước giàu, thủ phạm chính làm Trái đất nóng lên, tăng cường viện trợ giúp các nước nghèo chống lại biến đổi khí hậu. Trước thềm Hội nghị Bali, trong Báo cáo phát triển con người, Liên hiệp quốc đã kêu gọi các nước phát triển phải đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu hoặc thế giới sẽ phải đương đầu với các trận lũ lụt, hạn hán tồi tệ và các thảm họa khác.
Theo ông Kevin Watkins, tác giả chính của báo cáo này, các nước giàu cần chi 86 tỉ USD mỗi năm từ nay đến năm 2015 để "tăng cường năng lực của các nước nghèo đối phó với các rủi ro liên quan đến khí hậu", trong đó khoảng 44 tỉ USD sẽ được chi cho cơ sở hạ tầng chống thiên tai của các nước đang phát triển và khoảng 40 tỉ USD được dùng để hỗ trợ những cộng đồng dân cư nghèo chống chọi với rủi ro thời tiết. Số tiền còn lại sẽ được dành để củng cố năng lực đối phó với các thảm họa tự nhiên khác.
Nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu
Trong khi đó, tại báo cáo nhan đề: "Cuộc đấu tranh với sự biến đổi khí hậu", Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã hối thúc các quốc gia giàu hơn giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 30% tới năm 2020 và ít nhất là 80% tới năm 2050. Nếu nhiệt độ của thế giới tăng thêm 30C, hậu quả sẽ là nạn hạn hán, bão nhiệt đới, và mực nước biển dâng cao sẽ tàn phá nặng nề nhất các nền kinh tế của những nước đang phát triển.
Trong khi đó thời hạn phải có một thoả thuận toàn cầu thay thế Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012 đang đến rất gần, thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn đang tăng nhanh và các thảm hoạ thiên tai do Trái đất ấm lên liên tiếp xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), có ba loại khí đóng vai trò chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, đó là CO2, N2O và metan. Trong năm 2006, lượng thải vào khí quyển của hai trong số ba loại khí nói trên đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trong khi lượng khí metan phát ra vẫn duy trì ở mức tương tự như năm 2005. CO2 là loại khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính và CO2 chiếm tới 87% các loại khí khiến khí hậu Trái đất nóng dần lên. Mật độ CO2 trong khí quyển hiện nay đạt mức cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trong suốt 650.000 năm qua. Trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình trên Trái đất đã tăng 0,74oC.
Theo UNDP, nếu nhiệt độ trên đại dương chỉ tăng 2oC cũng có thể làm tan những con sông băng tại vùng Himalaya, gây tác hại tới hoạt động sản xuất lương thực cũng như nguồn nước cho 2 tỉ người ở châu Á. UNDP cũng cảnh báo mực nước biển tăng cao có thể khiến các dãy san hô sụp đổ, ảnh hưởng đến những cộng đồng sống dọc theo vùng duyên hải ở Indonesia và những nước khác ở châu Á. Sự biến đổi khí hậu đã và đang làm gia tăng các dịch bệnh phát sinh từ nước như bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, và suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Theo ước tính của UNDP, từ nay tới năm 2030, chi phí trung bình hàng năm cho việc giảm lượng khí thải tương đương 1,6% GDP của thế giới.