“Thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”
“Nút thắt” khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn mãi ở trạng thái im lìm suốt nhiều năm qua
Ngày 6/3, Chính phủ ban hành nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, với nhiều quy định dự tính trước lối ra cho các khó khăn mà quá trình này có thể gặp phải.
Cũng trong ngày 6/3, tại hội thảo “Cải cách thể chế: Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước là một nút thắt dứt khoát phải làm khi cải cách thể chế kinh tế.
Bởi, không thể để khối doanh nghiệp này tiếp tục bành trướng, hay cứ nói cổ phần hóa, nhưng thực chất một số doanh nghiệp chỉ cổ phần có 5%.
Hội thảo hôm đó có mặt nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước. Và không ít người trong số họ cùng có chung sự sốt ruột với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, cải cách doanh nghiệp nhà nước là một trong những chuyện đã bàn nát nước ở thời kỳ đầu của đổi mới, bây giờ lại quay trở lại. Nhưng, sự trở lại này, theo bà Lan thì khó hơn rất nhiều. Bởi “thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”, và “nếu nói nhóm lợi ích của Việt Nam thì đây là số một, và là lực cản rất trực tiếp đối với cải cách thể chế”.
Lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích cũng là điều đã được bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức một năm trước.
Khi đó, bà Lan đã tha thiết mong Quốc hội chủ động tối đa trong việc cải cách thể chế. Đồng thời, Quốc hội nên đề nghị Chính phủ có chương trình hành động cụ thể, chọn một số nội dung quan trọng yêu cầu Chính phủ phải làm cho bằng được.
Phải làm cho bằng được, theo ý kiến của cả nhà quản lý và chuyên gia, đó chính là gỡ nút thắt mang tên doanh nghiệp nhà nước.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà trong bản báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 2 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt thể chế tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước lên vị trí hàng đầu trong những nhiệm vụ hoàn thiện thể chế "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" cần tập trung thực hiện trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế.
10 giải pháp để hoàn thiện thể chế này cũng lần lượt được điểm tên, từ triển khai nghị quyết, văn bản đến đẩy mạnh cổ phần hóa, tăng cường năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, cải thiện quản trị, thu hẹp phạm vi và tỷ trọng nguồn lực phân bổ… cho tới ban hành tài liệu hướng dẫn chung nguyên tắc và cách thức thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tất cả các giải pháp gần như không có gì mới mẻ, nếu không muốn nói là có những điều rất cũ, đã trở thành điệp khúc ở không ít diễn đàn, văn bản.
Chẳng hạn, giải pháp thứ năm: cần ban hành một dự luật về đầu tư nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước đã từng là đề nghị của nhiều đại biểu khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước từ cuối năm 2009. Và sau đó đã được chính thức đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Song đến nay thì dự thảo luật này vẫn còn đang ở giai đoạn chuẩn bị.
Hay, giải pháp thứ chín nêu: đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại trên thực tế. Điều này đã liên tục nằm trong các khuyến nghị của các chuyên gia trong và ngoài nước hàng chục năm nay.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, ngay kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7/2011 cũng đã gửi đến 10 kiến nghị để ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, kiến nghị thứ bảy nêu rõ: “tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay”.
Nhưng, cũng giống như nhiều yêu cầu khác của cải cách thể chế kinh tế, “nút thắt” khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn mãi ở trạng thái im lìm suốt nhiều năm qua.
Trong sự sốt ruột cao độ, nhiều chuyên gia kinh tế cùng chung quan điểm với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rằng, giờ không còn là lúc thích hợp để nói mãi về những yếu kém của các ông “con cưng” mà như đúc kết của quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung là “lời ăn lỗ dân chịu” nữa.
Mà hãy bắt tay hành động để gỡ “nút thắt”, cụ thể là “bắt” doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng, theo lời Bộ trưởng Vinh.
Bởi thế, cũng có thể chia sẻ với mục tiêu chuyển toàn bộ tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong 3 - 4 năm tới được Bộ Kế hoạch và đầu tư nêu ra tại báo cáo nói trên. Nhất là khi khá nhiều lối ra đã được nêu tại nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân các trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Những đề xuất cụ thể để cải cách doanh nghiệp nhà nước, rộng hơn là cải cách thể chế kinh tế, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đang được tính từng ngày. Bởi thế, một số vị chuyên gia kinh tế được Bộ trưởng Vinh tham vấn, dù còn rất lo lắng với không ít lực cản từ chính tư duy, quan điểm phát triển vẫn thể hiện quyết tâm chung tay gỡ “nút thắt” doanh nghiệp nhà nước, góp phần cải cách thể chế kinh tế vốn đã nói quá nhiều, nhưng làm chưa được bao nhiêu.
Và như thế, có thể thêm một lần hy vọng vào sự chuyển biến thực sự của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Cũng trong ngày 6/3, tại hội thảo “Cải cách thể chế: Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước là một nút thắt dứt khoát phải làm khi cải cách thể chế kinh tế.
Bởi, không thể để khối doanh nghiệp này tiếp tục bành trướng, hay cứ nói cổ phần hóa, nhưng thực chất một số doanh nghiệp chỉ cổ phần có 5%.
Hội thảo hôm đó có mặt nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước. Và không ít người trong số họ cùng có chung sự sốt ruột với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, cải cách doanh nghiệp nhà nước là một trong những chuyện đã bàn nát nước ở thời kỳ đầu của đổi mới, bây giờ lại quay trở lại. Nhưng, sự trở lại này, theo bà Lan thì khó hơn rất nhiều. Bởi “thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”, và “nếu nói nhóm lợi ích của Việt Nam thì đây là số một, và là lực cản rất trực tiếp đối với cải cách thể chế”.
Lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích cũng là điều đã được bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức một năm trước.
Khi đó, bà Lan đã tha thiết mong Quốc hội chủ động tối đa trong việc cải cách thể chế. Đồng thời, Quốc hội nên đề nghị Chính phủ có chương trình hành động cụ thể, chọn một số nội dung quan trọng yêu cầu Chính phủ phải làm cho bằng được.
Phải làm cho bằng được, theo ý kiến của cả nhà quản lý và chuyên gia, đó chính là gỡ nút thắt mang tên doanh nghiệp nhà nước.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà trong bản báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 2 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt thể chế tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước lên vị trí hàng đầu trong những nhiệm vụ hoàn thiện thể chế "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" cần tập trung thực hiện trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế.
10 giải pháp để hoàn thiện thể chế này cũng lần lượt được điểm tên, từ triển khai nghị quyết, văn bản đến đẩy mạnh cổ phần hóa, tăng cường năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, cải thiện quản trị, thu hẹp phạm vi và tỷ trọng nguồn lực phân bổ… cho tới ban hành tài liệu hướng dẫn chung nguyên tắc và cách thức thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tất cả các giải pháp gần như không có gì mới mẻ, nếu không muốn nói là có những điều rất cũ, đã trở thành điệp khúc ở không ít diễn đàn, văn bản.
Chẳng hạn, giải pháp thứ năm: cần ban hành một dự luật về đầu tư nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước đã từng là đề nghị của nhiều đại biểu khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước từ cuối năm 2009. Và sau đó đã được chính thức đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Song đến nay thì dự thảo luật này vẫn còn đang ở giai đoạn chuẩn bị.
Hay, giải pháp thứ chín nêu: đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại trên thực tế. Điều này đã liên tục nằm trong các khuyến nghị của các chuyên gia trong và ngoài nước hàng chục năm nay.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, ngay kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7/2011 cũng đã gửi đến 10 kiến nghị để ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, kiến nghị thứ bảy nêu rõ: “tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay”.
Nhưng, cũng giống như nhiều yêu cầu khác của cải cách thể chế kinh tế, “nút thắt” khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn mãi ở trạng thái im lìm suốt nhiều năm qua.
Trong sự sốt ruột cao độ, nhiều chuyên gia kinh tế cùng chung quan điểm với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rằng, giờ không còn là lúc thích hợp để nói mãi về những yếu kém của các ông “con cưng” mà như đúc kết của quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung là “lời ăn lỗ dân chịu” nữa.
Mà hãy bắt tay hành động để gỡ “nút thắt”, cụ thể là “bắt” doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng, theo lời Bộ trưởng Vinh.
Bởi thế, cũng có thể chia sẻ với mục tiêu chuyển toàn bộ tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong 3 - 4 năm tới được Bộ Kế hoạch và đầu tư nêu ra tại báo cáo nói trên. Nhất là khi khá nhiều lối ra đã được nêu tại nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân các trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Những đề xuất cụ thể để cải cách doanh nghiệp nhà nước, rộng hơn là cải cách thể chế kinh tế, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đang được tính từng ngày. Bởi thế, một số vị chuyên gia kinh tế được Bộ trưởng Vinh tham vấn, dù còn rất lo lắng với không ít lực cản từ chính tư duy, quan điểm phát triển vẫn thể hiện quyết tâm chung tay gỡ “nút thắt” doanh nghiệp nhà nước, góp phần cải cách thể chế kinh tế vốn đã nói quá nhiều, nhưng làm chưa được bao nhiêu.
Và như thế, có thể thêm một lần hy vọng vào sự chuyển biến thực sự của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.