Thêm nhiều hình thức hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
Dự thảo nghị định mới do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo đã đưa ra thêm nhiều hình thức hỗ trợ cho người dân mất đất
Trong dự thảo nghị định đang được soạn thảo nhằm bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là sẽ tăng cả mức và hình thức hỗ trợ cho người dân mất đất, chứ không chỉ dừng ở việc bồi thường bằng giá.
Một thực tế trong thời gian qua là giá đền bù đất nông nghiệp quá thấp nhưng sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giao cho doanh nghiệp, giá đất lại tăng lên hàng chục lần với khoản chênh lệch rơi vào túi nhà đầu tư.
Bởi vậy, bên cạnh việc quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng, dự thảo nghị định bổ sung còn quy định nhiều hình thức hỗ trợ sau thu hồi cụ thể cho người dân.
Có thể kể đến một số hình thức đáng chú ý như: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư (cho người bị thu hồi đất ở); hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm, hỗ trợ khi thu hồi đất vườn, ao không được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp, hỗ trợ khác (cho người bị thu hồi đất nông nghiệp)...
Hỗ trợ di chuyển
Đối với hình thức hỗ trợ di chuyển, dự thảo quy định người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) sẽ được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
Một đối tượng mới cũng nằm trong diện hỗ trợ di chuyển là hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ để di chuyển; tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ chi phí về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.
Về hình thức hỗ trợ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương 30kg gạo/tháng/nhân khẩu và 30% một năm thu nhập sau thuế để hỗ trợ đời sống và sản xuất
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Một nôi dung quan trọng trong dự thảo là mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở) hoặc 12 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở). Trong trường hơp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở) hoặc 24 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở). Trường hợp phải di chuyển đến địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu trong các trường hợp bị thu hồi đất nêu trên được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong một tháng, theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một trong các hình thức: hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 lần đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; hỗ trợ bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất dịch vụ đối với các địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở.
Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và tự chi trả các khoản phí đào tạo.
Đặc biệt phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.
Hỗ trợ tái định cư
Đối với hình thức hỗ trợ này, nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Đối với những hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở thì được giao đất ở, nhà ở tái định cư theo suất tái định cư tối thiểu mà có giá trị lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó.
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở, nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở ngoài khu tái định cư tập trung thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung.
Ngoài các hình thức hỗ trợ trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất, trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng quyết định.
* Trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ
Cũng theo dự thảo, kinh phí đảm bảo cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.
Một thực tế trong thời gian qua là giá đền bù đất nông nghiệp quá thấp nhưng sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giao cho doanh nghiệp, giá đất lại tăng lên hàng chục lần với khoản chênh lệch rơi vào túi nhà đầu tư.
Bởi vậy, bên cạnh việc quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng, dự thảo nghị định bổ sung còn quy định nhiều hình thức hỗ trợ sau thu hồi cụ thể cho người dân.
Có thể kể đến một số hình thức đáng chú ý như: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư (cho người bị thu hồi đất ở); hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm, hỗ trợ khi thu hồi đất vườn, ao không được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp, hỗ trợ khác (cho người bị thu hồi đất nông nghiệp)...
Hỗ trợ di chuyển
Đối với hình thức hỗ trợ di chuyển, dự thảo quy định người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) sẽ được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
Một đối tượng mới cũng nằm trong diện hỗ trợ di chuyển là hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ để di chuyển; tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ chi phí về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.
Về hình thức hỗ trợ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương 30kg gạo/tháng/nhân khẩu và 30% một năm thu nhập sau thuế để hỗ trợ đời sống và sản xuất
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Một nôi dung quan trọng trong dự thảo là mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở) hoặc 12 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở). Trong trường hơp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở) hoặc 24 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở). Trường hợp phải di chuyển đến địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu trong các trường hợp bị thu hồi đất nêu trên được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong một tháng, theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một trong các hình thức: hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 lần đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; hỗ trợ bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất dịch vụ đối với các địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở.
Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và tự chi trả các khoản phí đào tạo.
Đặc biệt phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.
Hỗ trợ tái định cư
Đối với hình thức hỗ trợ này, nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Đối với những hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở thì được giao đất ở, nhà ở tái định cư theo suất tái định cư tối thiểu mà có giá trị lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó.
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở, nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở ngoài khu tái định cư tập trung thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung.
Ngoài các hình thức hỗ trợ trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất, trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng quyết định.
* Trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ
Cũng theo dự thảo, kinh phí đảm bảo cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.