Thị trường phân phối: Thời của liên kết đã đến?
Thị trường bán lẻ đang chứng kiến hai xu thế song hành: cuộc đua nước rút và sự liên kết giữa các kênh phân phối trong nước
Thị trường bán lẻ đang chứng kiến hai xu thế song hành: cuộc đua nước rút và sự liên kết giữa các kênh phân phối trong nước.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối bán lẻ trong hai năm nữa - khoảng thời gian đủ để diễn ra một cuộc đua cần thiết trong nước, chuẩn bị cho khả năng cán đích hội nhập.
Nhanh và có ưu thế
Đầu năm 2006, khi đang còn những dự báo khác nhau về thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì nhiều nhà phân phối bán lẻ trong nước đã thực sự vào cuộc. Và sau một năm, kết quả bước đầu đã cho thấy một bước tiến khá nhanh và mạnh mẽ của những doanh nghiệp này.
Đến thời điểm này, hầu hết các kênh phân phối lớn trong nước đều đồng loạt nâng các đơn vị thuộc sở hữu từ một lên hai con số, điều mà nhiều kênh phân phối nước ngoài chưa làm được trong thời gian qua.
Cụ thể như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp.HCM đã có chuỗi 16 siêu thị và trên 10 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu “Co.op Mart”; Công ty Xuất nhập khẩu Intimex với chuỗi 8 siêu thị Intimex; Công ty TNHH An Phong có 5 siêu thị MaxiMart, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng thiết lập xong 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh Citimart, Công ty Cổ phần Nhất Nam với chuỗi 7 siêu thị mang thương hiệu Fivimart...
Nhanh, mạnh hơn và sâu sát hơn cũng là điểm nổi bật của ngành thương mại năm 2006. Sau khi Trung Nguyên cho ra đời chuỗi 1.000 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart, một loạt các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “tiện lợi” này cũng được ra đời như chuỗi các cửa hàng tiện lợi 24/Seven của Công ty Cổ phần Hoang Corp, chuỗi cửa hàng V-24h của Công ty Cổ phần Phân phối Vina… và hàng trăm siêu thị lớn nhỏ rải đều từ Bắc chí Nam của hai đại gia: Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với thương hiệu Hapro Mart và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)...
Với ưu thế tương đối của thương hiệu, của mạng lưới rộng khắp và sự am hiểu thị trường nội địa, đây có thể xem là “lưng vốn” cần thiết để các kênh phân phối bán lẻ trong nước chuẩn bị cạnh tranh với những tập đoàn bán lẻ danh tiếng như Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Dairy Farm (Hồng Kông)... có thể vào Việt Nam nay mai.
Nhưng phải có đầu tàu
Đại diện một số kênh phân phối bán lẻ trong nước khẳng định với VnEconomy rằng họ hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với những tập đoàn danh tiếng đó. Nhưng cũng nhiều ý kiến đề cập đến việc phải nhanh chóng xây dựng một "đầu tàu" để thể hiện năng lực cạnh tranh đó.
Ông Phạm Đình Đoàn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phú Thái, một trong những tập đoàn bán sỉ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, nói: “Đã đến lúc các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối Việt Nam phải ý thức đến việc thành lập một tập đoàn lớn, lớn thực sự chứ không phải lớn về mong muốn, mới có đủ sức để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài”.
Theo ông, lĩnh vực phân phối Việt Nam cần phải có một đầu tàu đủ mạnh. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, hầu hết trong mọi lĩnh vực họ đều có một tập đoàn đầu tàu, không chỉ mạnh trong nội bộ quốc gia mà có thể bành trướng ra bên ngoài.
Tuy nhiên, để có một đầu tàu như vậy không đơn giản, đặc biệt, trong lĩnh vực phân phối thường phải mất hàng chục năm xây dựng và phát triển. Ông Đoàn cho rằng với ngành phân phối non trẻ của Việt Nam như hiện nay, muốn có một tập đoàn đầu tàu chỉ có cách là các doanh nghiệp phải liên kết lại.
“Vì để hình thành một chuỗi phân phối bán lẻ lớn có quy mô rộng khắp ở Việt Nam cũng phải mất đến hàng chục năm, chứ không phải đơn giản. Nhiều đơn vị mới thành lập một hai năm đã mong muốn trở thành hàng đầu thì không thể làm được. Ngay cả với những đơn vị mạnh cũng vậy, nếu hoạt động riêng rẽ thì không thể nào phát huy hết tác dụng, chưa kể có đơn vị thì mạnh ở phía Nam, có đơn vị lại mạnh ở phía Bắc, nếu không tập hợp lại thì rất khó có sức mạnh tổng hợp”, ông Đoàn nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Văn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cũng cho rằng đã đến lúc các nhà phân phối trong nước không thể hoạt động riêng lẻ nữa mà phải liên kết lại để hỗ trợ nhau, phát huy sức mạnh chung.
Thời của liên kết đã đến?
Mới đây, 4 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái Group đã liên kết lại để thành lập nên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với tổng số vốn lên đến 6.000 tỉ đồng.
Các bên góp vốn kỳ vọng rằng VDA sẽ thực sự trở thành một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam, bởi đã hội tụ được những thế mạnh của 4 bên liên doanh: Saigon Co.op mạnh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, chiếm 50% thị phần tại Tp.HCM; Hapro và Satra có hàng chục năm kinh nghiệm, đã thiết lập được hệ thống cơ sở hạ tầng và thị phần ở cả Bắc và Nam; Phú Thái Group cũng có thế mạnh của gần 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc…
Ông Đoàn, một trong 4 đại diện liên doanh VDA, khẳng định: “Tôi tin rằng, với doanh số gần 20.000 tỉ đồng/năm của 4 đơn vị hiện nay và hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng vững chắc, kinh nghiệm lâu năm, VDA sẽ trở thành một tập đoàn phân phối vững mạnh, một đầu tầu thực sự trong lĩnh vực phân phối Việt Nam”.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Tổng giám đốc Hapro, cũng tin tưởng: “Việc liên kết giữa 4 doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh “bó đũa”, các doanh nghiệp nước ngoài khó có thể bẻ gãy được”.
Được biết, trong giai đoạn 1 (tháng 3/2007-10/2008), VDA sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2, khi Việt Nam mở cửa thị trường này hoàn toàn, VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng các đại siêu thị, các trung tâm phân phối bán sỉ, nhượng quyền kinh doanh, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp và tiến tới đầu tư ra nước ngoài.
Hiện tại, VDA là mô hình liên kết đầu tiên có quy mô thực sự lớn giữa các nhà phân phối trong nước. Nếu mô hình này được mở rộng, bên cạnh cuộc đua nước rút hiện nay, thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ có thêm những nét vận động mới.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối bán lẻ trong hai năm nữa - khoảng thời gian đủ để diễn ra một cuộc đua cần thiết trong nước, chuẩn bị cho khả năng cán đích hội nhập.
Nhanh và có ưu thế
Đầu năm 2006, khi đang còn những dự báo khác nhau về thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì nhiều nhà phân phối bán lẻ trong nước đã thực sự vào cuộc. Và sau một năm, kết quả bước đầu đã cho thấy một bước tiến khá nhanh và mạnh mẽ của những doanh nghiệp này.
Đến thời điểm này, hầu hết các kênh phân phối lớn trong nước đều đồng loạt nâng các đơn vị thuộc sở hữu từ một lên hai con số, điều mà nhiều kênh phân phối nước ngoài chưa làm được trong thời gian qua.
Cụ thể như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp.HCM đã có chuỗi 16 siêu thị và trên 10 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu “Co.op Mart”; Công ty Xuất nhập khẩu Intimex với chuỗi 8 siêu thị Intimex; Công ty TNHH An Phong có 5 siêu thị MaxiMart, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng thiết lập xong 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh Citimart, Công ty Cổ phần Nhất Nam với chuỗi 7 siêu thị mang thương hiệu Fivimart...
Nhanh, mạnh hơn và sâu sát hơn cũng là điểm nổi bật của ngành thương mại năm 2006. Sau khi Trung Nguyên cho ra đời chuỗi 1.000 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart, một loạt các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “tiện lợi” này cũng được ra đời như chuỗi các cửa hàng tiện lợi 24/Seven của Công ty Cổ phần Hoang Corp, chuỗi cửa hàng V-24h của Công ty Cổ phần Phân phối Vina… và hàng trăm siêu thị lớn nhỏ rải đều từ Bắc chí Nam của hai đại gia: Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với thương hiệu Hapro Mart và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)...
Với ưu thế tương đối của thương hiệu, của mạng lưới rộng khắp và sự am hiểu thị trường nội địa, đây có thể xem là “lưng vốn” cần thiết để các kênh phân phối bán lẻ trong nước chuẩn bị cạnh tranh với những tập đoàn bán lẻ danh tiếng như Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Dairy Farm (Hồng Kông)... có thể vào Việt Nam nay mai.
Nhưng phải có đầu tàu
Đại diện một số kênh phân phối bán lẻ trong nước khẳng định với VnEconomy rằng họ hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với những tập đoàn danh tiếng đó. Nhưng cũng nhiều ý kiến đề cập đến việc phải nhanh chóng xây dựng một "đầu tàu" để thể hiện năng lực cạnh tranh đó.
Ông Phạm Đình Đoàn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phú Thái, một trong những tập đoàn bán sỉ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, nói: “Đã đến lúc các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối Việt Nam phải ý thức đến việc thành lập một tập đoàn lớn, lớn thực sự chứ không phải lớn về mong muốn, mới có đủ sức để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài”.
Theo ông, lĩnh vực phân phối Việt Nam cần phải có một đầu tàu đủ mạnh. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, hầu hết trong mọi lĩnh vực họ đều có một tập đoàn đầu tàu, không chỉ mạnh trong nội bộ quốc gia mà có thể bành trướng ra bên ngoài.
Tuy nhiên, để có một đầu tàu như vậy không đơn giản, đặc biệt, trong lĩnh vực phân phối thường phải mất hàng chục năm xây dựng và phát triển. Ông Đoàn cho rằng với ngành phân phối non trẻ của Việt Nam như hiện nay, muốn có một tập đoàn đầu tàu chỉ có cách là các doanh nghiệp phải liên kết lại.
“Vì để hình thành một chuỗi phân phối bán lẻ lớn có quy mô rộng khắp ở Việt Nam cũng phải mất đến hàng chục năm, chứ không phải đơn giản. Nhiều đơn vị mới thành lập một hai năm đã mong muốn trở thành hàng đầu thì không thể làm được. Ngay cả với những đơn vị mạnh cũng vậy, nếu hoạt động riêng rẽ thì không thể nào phát huy hết tác dụng, chưa kể có đơn vị thì mạnh ở phía Nam, có đơn vị lại mạnh ở phía Bắc, nếu không tập hợp lại thì rất khó có sức mạnh tổng hợp”, ông Đoàn nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Văn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cũng cho rằng đã đến lúc các nhà phân phối trong nước không thể hoạt động riêng lẻ nữa mà phải liên kết lại để hỗ trợ nhau, phát huy sức mạnh chung.
Thời của liên kết đã đến?
Mới đây, 4 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái Group đã liên kết lại để thành lập nên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với tổng số vốn lên đến 6.000 tỉ đồng.
Các bên góp vốn kỳ vọng rằng VDA sẽ thực sự trở thành một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam, bởi đã hội tụ được những thế mạnh của 4 bên liên doanh: Saigon Co.op mạnh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, chiếm 50% thị phần tại Tp.HCM; Hapro và Satra có hàng chục năm kinh nghiệm, đã thiết lập được hệ thống cơ sở hạ tầng và thị phần ở cả Bắc và Nam; Phú Thái Group cũng có thế mạnh của gần 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc…
Ông Đoàn, một trong 4 đại diện liên doanh VDA, khẳng định: “Tôi tin rằng, với doanh số gần 20.000 tỉ đồng/năm của 4 đơn vị hiện nay và hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng vững chắc, kinh nghiệm lâu năm, VDA sẽ trở thành một tập đoàn phân phối vững mạnh, một đầu tầu thực sự trong lĩnh vực phân phối Việt Nam”.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Tổng giám đốc Hapro, cũng tin tưởng: “Việc liên kết giữa 4 doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh “bó đũa”, các doanh nghiệp nước ngoài khó có thể bẻ gãy được”.
Được biết, trong giai đoạn 1 (tháng 3/2007-10/2008), VDA sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2, khi Việt Nam mở cửa thị trường này hoàn toàn, VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng các đại siêu thị, các trung tâm phân phối bán sỉ, nhượng quyền kinh doanh, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp và tiến tới đầu tư ra nước ngoài.
Hiện tại, VDA là mô hình liên kết đầu tiên có quy mô thực sự lớn giữa các nhà phân phối trong nước. Nếu mô hình này được mở rộng, bên cạnh cuộc đua nước rút hiện nay, thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ có thêm những nét vận động mới.