Thị trường trái phiếu: “Còn nhỏ, nhưng sẽ lớn”
Tổng giám đốc Citigroup Việt Nam chia sẻ với độc giả một số đánh giá về thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước
Tại cuộc họp báo cuối tuần qua, ông Charly Madan, Tổng giám đốc Citigroup Việt Nam, đã đưa ra một số đánh giá đáng chú ý về quy mô và hạn chế của thị trường trái phiếu Việt Nam.
Ông nói:
- Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay còn khá non trẻ, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ trong khi trái phiếu của doanh nghiệp còn khá hạn chế. Tuy nhiên, quy mô đó sẽ được cải thiện khi mà nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp ngày càng lớn, khi trái phiếu là một kênh huy động hiệu quả.
Tôi cho rằng trong tương lai thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ phát triển tích cực, đặc biệt là khi thị trường đạt được những mức lãi suất hấp dẫn. Trong quá trình phát triển đó, chúng tôi cũng sẽ tham gia tích cực với vai trò là một đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp.
Chúng tôi dự kiến sẽ thường xuyên tổ chức các hội nghị về phát triển thị trường, hướng doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn tới kênh huy động vốn này. Các chuyên gia của Citigroup sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quản trị và phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Sự hạn chế của thị trường trái phiếu Việt Nam phải chăng do nhà đầu tư quá chú ý tới thị trường cổ phiếu, thưa ông?
Tại những nền kinh tế mới nổi, giống như Việt Nam, thị trường cổ phiếu thưởng phát triển mạnh hơn do khả năng phát hành thuận lợi. Trên thực tế, từ năm 2003 đến nay, thị trường cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có bước phát triển thần kỳ.
Với thị trường trái phiếu, quy mô hiện tại ước khoảng 7 tỷ USD, còn nhỏ nhưng không có nghĩa là sẽ không sôi động, không phát triển. Tôi cho rằng trong tương lai thị trường trái phiếu sẽ phát triển song hành với thị trường cổ phiếu, cùng phát triển chứ không triệt tiêu lẫn nhau.
Vậy để phát hành trái phiếu thành công, doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì?
Theo tôi các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, nhất là khi doanh nghiệp muốn huy động vốn ở nước ngoài. Các chỉ số tín nhiệm sẽ có ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp.
Trước yêu cầu này, Citigroup Việt Nam sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp các bước chuẩn bị trước khi tiếp cận với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. sự chuẩn bị đó là cần thiết để có được sự chủ động trước các chuẩn mực quốc tế và để có được hạng mức tốt nhất.
Ngoài ra, để phát hành thành công, doanh nghiệp phải đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh tốt và tất nhiên là phải có nhu cầu về vốn mới huy động.
Ông có lời khuyên gì khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế?
Theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý và tuân thủ các thông lệ quốc tế về chế độ kiểm toán, về xếp hạng tín nhiệm, thủ tục hồ sơ minh bạch. Sự chuẩn bị tốt những yêu cầu đó sẽ tạo niềm tin ở nhà đầu tư và việc phát hành không phải là quá khó, thậm chí có thể đạt được những mức lãi suất hấp dẫn.
* Báo cáo mới đây của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho biết từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành có trị giá 4.000 tỷ đồng. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 12.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, đưa tổng giá trị phát hành của trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay lên 16.000 tỷ đồng so với mức 15.000 tỷ đồng trong năm 2006.
Ông nói:
- Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay còn khá non trẻ, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ trong khi trái phiếu của doanh nghiệp còn khá hạn chế. Tuy nhiên, quy mô đó sẽ được cải thiện khi mà nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp ngày càng lớn, khi trái phiếu là một kênh huy động hiệu quả.
Tôi cho rằng trong tương lai thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ phát triển tích cực, đặc biệt là khi thị trường đạt được những mức lãi suất hấp dẫn. Trong quá trình phát triển đó, chúng tôi cũng sẽ tham gia tích cực với vai trò là một đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp.
Chúng tôi dự kiến sẽ thường xuyên tổ chức các hội nghị về phát triển thị trường, hướng doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn tới kênh huy động vốn này. Các chuyên gia của Citigroup sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quản trị và phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Sự hạn chế của thị trường trái phiếu Việt Nam phải chăng do nhà đầu tư quá chú ý tới thị trường cổ phiếu, thưa ông?
Tại những nền kinh tế mới nổi, giống như Việt Nam, thị trường cổ phiếu thưởng phát triển mạnh hơn do khả năng phát hành thuận lợi. Trên thực tế, từ năm 2003 đến nay, thị trường cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có bước phát triển thần kỳ.
Với thị trường trái phiếu, quy mô hiện tại ước khoảng 7 tỷ USD, còn nhỏ nhưng không có nghĩa là sẽ không sôi động, không phát triển. Tôi cho rằng trong tương lai thị trường trái phiếu sẽ phát triển song hành với thị trường cổ phiếu, cùng phát triển chứ không triệt tiêu lẫn nhau.
Vậy để phát hành trái phiếu thành công, doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì?
Theo tôi các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, nhất là khi doanh nghiệp muốn huy động vốn ở nước ngoài. Các chỉ số tín nhiệm sẽ có ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp.
Trước yêu cầu này, Citigroup Việt Nam sẽ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp các bước chuẩn bị trước khi tiếp cận với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. sự chuẩn bị đó là cần thiết để có được sự chủ động trước các chuẩn mực quốc tế và để có được hạng mức tốt nhất.
Ngoài ra, để phát hành thành công, doanh nghiệp phải đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh tốt và tất nhiên là phải có nhu cầu về vốn mới huy động.
Ông có lời khuyên gì khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế?
Theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý và tuân thủ các thông lệ quốc tế về chế độ kiểm toán, về xếp hạng tín nhiệm, thủ tục hồ sơ minh bạch. Sự chuẩn bị tốt những yêu cầu đó sẽ tạo niềm tin ở nhà đầu tư và việc phát hành không phải là quá khó, thậm chí có thể đạt được những mức lãi suất hấp dẫn.
* Báo cáo mới đây của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho biết từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành có trị giá 4.000 tỷ đồng. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 12.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, đưa tổng giá trị phát hành của trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay lên 16.000 tỷ đồng so với mức 15.000 tỷ đồng trong năm 2006.