Thóc gạo Việt Nam chảy mạnh sang Thái Lan
Theo dự đoán, đã có khoảng 500.000 tấn thóc từ Việt Nam có thể đã được nhập lậu vào Thái Lan thông qua Campuchia
Chính sách can thiệp thị trường lúa gạo của Thái Lan đã bóp méo thương mại gạo ở Đông Nam Á, thu hút gạo nhập lậu từ các quốc gia láng giềng vào kho gạo tạm trữ của Bangkok, hãng tin Reuters cho biết. Giao dịch gạo trên thị trường quốc tế tuần này tiếp tục trầm lắng.
Theo Reuters, gạo giá rẻ từ Campuchia và Myanmar đã tìm đường đến với các kho gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan. Một số nhà phân tích cũng dự đoán rằng, đã có khoảng 500.000 tấn thóc từ Việt Nam có thể đã được nhập lậu vào Thái Lan thông qua Campuchia.
“Mỗi năm, Việt Nam thường nhập vài triệu tấn thóc từ Campuchia để tăng xuất khẩu. Nhưng năm nay, thậm chí thóc ở Việt Nam cũng được buôn lậu sang Thái Lan qua biên giới Campuchia”, ông Phạm Quang Diệu, một nhà phân tích thuộc Agro Monitor, phát biểu trong cuộc trao đổi với Reuters.
Ông Diệu ước tính rằng, tình trạng nhập lậu thóc gạo Việt Nam vào Thái Lan có thể sẽ khiến xuất khẩu gạo Việt Nam năm nay không đạt được mục tiêu 7,2 triệu tấn mà Chính phủ đề ra. “Tôi cho rằng, Việt Nam cùng lắm chỉ xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, vì các nhà xuất khẩu sẽ không mua được đủ thóc”, ông Diệu nói.
Chính phủ Thái Lan hiện đang mua thóc tạm trữ với giá 15.000 Baht (490 USD)/tấn. Thóc Việt Nam, trong khi đó, có giá chỉ khoảng 440 USD/tấn khi đã được vận chuyển vào Thái. Giá gạo Campuchia thậm chí chỉ là 330 USD/tấn, tạo mức lợi nhuận hấp dẫn cho các tay buôn lậu nếu bán được cho các kho tạm trữ của Chính phủ Thái Lan.
Đối mặt với những lời chỉ trích nhằm vào chính sách can thiệp thị trường lúa gạo, nhà chức trách Thái Lan đã bắt đầu có những biện pháp nhằm ngăn chặn các giao dịch gạo lậu nói trên.
Tuần trước, Cục Điều tra đặc biệt (DSI) thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan đã bắt giữ 180 tấn thóc lậu ở tỉnh Sa Kaeo, cách Bangkok 240km về phía Đông sát biên giới với Campuchia. Ở biên giới phía Tây của Thái Lan với Myanmar, cảnh sát Thái cũng đã bắt giữ được 10 tấn thóc buôn lậu. Một quan chức địa phương giấu tên cho rằng, số thóc này chỉ là một phần nhỏ của lượng thóc lậu, và hoạt động buôn lậu thóc gạo qua biên giới Thái Lan-Myanmar vẫn diễn ra hàng ngày.
Theo ước tính của các chuyên gia, kho thóc tạm trữ của Thái Lan hiện đạt mức khoảng 12 triệu tấn quy gạo. Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan gần đây công bố số liệu kho thóc tạm trữ chỉ vào khoảng 4-5 triệu tấn quy gạo. Giới phân tích không rõ liệu Bangkok làm thế nào để đưa ra con số như vậy, nhất là khi suốt nhiều tháng qua, Chính phủ Thái Lan không hề xuất gạo khỏi kho để bán cho các nước khác.
Bởi vậy mà các chuyên gia nghi ngờ về việc liệu Chính phủ Thái Lan có thực sự ký được hợp đồng xuất khẩu gạo với chính phủ nước khác như đã công bố. Mấy năm gần đây, Thái Lan mỗi năm xuất khẩu 8-10 tấn gạo.
Tuần này, giá gạo Thái Lan giảm do nước này đang bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính trong năm mà kho thóc gạo tạm trữ khổng lồ vẫn còn đó. Trong thời gian tới, nguồn cung gạo Thái còn tăng lên, cho phép các nhà xuất khẩu nước này chào giá thấp hơn.
“Kho tạm trữ đã hết chỗ chứa gạo và gạo từ vụ mới sẽ tràn ra thị trường”, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Vichai Sriprasert, nói.
Giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 100% B của Thái Lan tính đến hôm qua (10/10) đã giảm xuống mức 565 USD/tấn, từ mức 600 USD/tấn vào tuần trước. Nhu cầu thị trường vẫn rất ảm đạm.
Giá gạo 5% của Thái giảm còn 555 USD/tấn từ mức 585 USD/tấn vào tuần trước, nhưng cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại của Việt Nam ở mức 445-452 USD/tấn. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đã tăng từ mức 430-435 USD/tấn vào đầu tuần, nhưng vẫn thấp hơn mức giá sàn mới 460 USD/tấn mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề ra.
Giá gạo 25% tấm của Việt Nam hôm qua ở mức 410-420 USD/tấn, so với mức 420 USD/tấn vào tuần trước, và thấp hơn mức giá sàn 435 USD/tấn có hiệu lực từ ngày 10/10.
“Giá gạo sẽ chỉ tăng nếu Chính phủ ký được hợp đồng mới”, một nhà xuất khẩu ở Tp.HCM nói.
Theo Reuters, gạo giá rẻ từ Campuchia và Myanmar đã tìm đường đến với các kho gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan. Một số nhà phân tích cũng dự đoán rằng, đã có khoảng 500.000 tấn thóc từ Việt Nam có thể đã được nhập lậu vào Thái Lan thông qua Campuchia.
“Mỗi năm, Việt Nam thường nhập vài triệu tấn thóc từ Campuchia để tăng xuất khẩu. Nhưng năm nay, thậm chí thóc ở Việt Nam cũng được buôn lậu sang Thái Lan qua biên giới Campuchia”, ông Phạm Quang Diệu, một nhà phân tích thuộc Agro Monitor, phát biểu trong cuộc trao đổi với Reuters.
Ông Diệu ước tính rằng, tình trạng nhập lậu thóc gạo Việt Nam vào Thái Lan có thể sẽ khiến xuất khẩu gạo Việt Nam năm nay không đạt được mục tiêu 7,2 triệu tấn mà Chính phủ đề ra. “Tôi cho rằng, Việt Nam cùng lắm chỉ xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, vì các nhà xuất khẩu sẽ không mua được đủ thóc”, ông Diệu nói.
Chính phủ Thái Lan hiện đang mua thóc tạm trữ với giá 15.000 Baht (490 USD)/tấn. Thóc Việt Nam, trong khi đó, có giá chỉ khoảng 440 USD/tấn khi đã được vận chuyển vào Thái. Giá gạo Campuchia thậm chí chỉ là 330 USD/tấn, tạo mức lợi nhuận hấp dẫn cho các tay buôn lậu nếu bán được cho các kho tạm trữ của Chính phủ Thái Lan.
Đối mặt với những lời chỉ trích nhằm vào chính sách can thiệp thị trường lúa gạo, nhà chức trách Thái Lan đã bắt đầu có những biện pháp nhằm ngăn chặn các giao dịch gạo lậu nói trên.
Tuần trước, Cục Điều tra đặc biệt (DSI) thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan đã bắt giữ 180 tấn thóc lậu ở tỉnh Sa Kaeo, cách Bangkok 240km về phía Đông sát biên giới với Campuchia. Ở biên giới phía Tây của Thái Lan với Myanmar, cảnh sát Thái cũng đã bắt giữ được 10 tấn thóc buôn lậu. Một quan chức địa phương giấu tên cho rằng, số thóc này chỉ là một phần nhỏ của lượng thóc lậu, và hoạt động buôn lậu thóc gạo qua biên giới Thái Lan-Myanmar vẫn diễn ra hàng ngày.
Theo ước tính của các chuyên gia, kho thóc tạm trữ của Thái Lan hiện đạt mức khoảng 12 triệu tấn quy gạo. Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan gần đây công bố số liệu kho thóc tạm trữ chỉ vào khoảng 4-5 triệu tấn quy gạo. Giới phân tích không rõ liệu Bangkok làm thế nào để đưa ra con số như vậy, nhất là khi suốt nhiều tháng qua, Chính phủ Thái Lan không hề xuất gạo khỏi kho để bán cho các nước khác.
Bởi vậy mà các chuyên gia nghi ngờ về việc liệu Chính phủ Thái Lan có thực sự ký được hợp đồng xuất khẩu gạo với chính phủ nước khác như đã công bố. Mấy năm gần đây, Thái Lan mỗi năm xuất khẩu 8-10 tấn gạo.
Tuần này, giá gạo Thái Lan giảm do nước này đang bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính trong năm mà kho thóc gạo tạm trữ khổng lồ vẫn còn đó. Trong thời gian tới, nguồn cung gạo Thái còn tăng lên, cho phép các nhà xuất khẩu nước này chào giá thấp hơn.
“Kho tạm trữ đã hết chỗ chứa gạo và gạo từ vụ mới sẽ tràn ra thị trường”, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Vichai Sriprasert, nói.
Giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 100% B của Thái Lan tính đến hôm qua (10/10) đã giảm xuống mức 565 USD/tấn, từ mức 600 USD/tấn vào tuần trước. Nhu cầu thị trường vẫn rất ảm đạm.
Giá gạo 5% của Thái giảm còn 555 USD/tấn từ mức 585 USD/tấn vào tuần trước, nhưng cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại của Việt Nam ở mức 445-452 USD/tấn. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đã tăng từ mức 430-435 USD/tấn vào đầu tuần, nhưng vẫn thấp hơn mức giá sàn mới 460 USD/tấn mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề ra.
Giá gạo 25% tấm của Việt Nam hôm qua ở mức 410-420 USD/tấn, so với mức 420 USD/tấn vào tuần trước, và thấp hơn mức giá sàn 435 USD/tấn có hiệu lực từ ngày 10/10.
“Giá gạo sẽ chỉ tăng nếu Chính phủ ký được hợp đồng mới”, một nhà xuất khẩu ở Tp.HCM nói.