Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bình ổn giá
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá vào dịp cuối năm
Với mục đích bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 2051/CT- TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, nhất là liên quan đến thủ tục hành chính, tiêu thụ sản phẩm, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để tiết kiệm thời gian, tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.
Song song với đó là không sử dụng tiền ngân sách, công quỹ để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về giá để mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ nghiêm các quy định về đăng ký, niêm yết giá và bán hành đúng giá niêm yết; có biện pháp bảo đảm đủ nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, gom hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, đến bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2011 và dịp Tết Nguyên đán.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng yêu cầu cơ quan này phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm rau xanh để có đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kể cả trường hợp nhu cầu tăng đột biến trong dịp Tết.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng,... rà soát kỹ và có các giải pháp bảo đảm cân đối hàng hóa, chủ động điều hòa cung cầu trong phạm vi vùng, miền và trên phạm vi cả nước; tổ chức tốt hệ thống phân phối, giảm tối đa khâu trung gian, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng; có giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mở rộng mạng lưới kinh doanh tham gia bình ổn giá, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một mặt phải tăng cường chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải xác định được nhu cầu của nhân dân đối với từng mặt hàng, nhất là các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu của nhân dân như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh; tiếp tục tổ chức và có biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp đủ điều kiện dự trữ các loại hàng hóa thiết yếu để thực hiện mục tiêu bình ổn giá.
Người đứng đầu Chính phủ còn giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt, đi đôi với sử dụng có hiệu quả các công cụ lãi suất, tỷ giá để ổn định thị trường tiền tệ; điều hành lượng tiền cung ứng hợp lý nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, nhất là vốn cho những doanh nghiệp có năng lực sản xuất, có thị trường và tiêu thụ được sản phẩm; kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, chủ động áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng không để biến động lớn; từng bước giảm lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất về mức phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực tế của sản xuất; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh ngoại tệ, vàng trái pháp luật gây mất ổn định thị trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán, kiểm soát nợ xấu, kịp thời có biện pháp điều tiết, hỗ trợ khi cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, nhất là liên quan đến thủ tục hành chính, tiêu thụ sản phẩm, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để tiết kiệm thời gian, tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.
Song song với đó là không sử dụng tiền ngân sách, công quỹ để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về giá để mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ nghiêm các quy định về đăng ký, niêm yết giá và bán hành đúng giá niêm yết; có biện pháp bảo đảm đủ nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, gom hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, đến bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2011 và dịp Tết Nguyên đán.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng yêu cầu cơ quan này phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm rau xanh để có đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kể cả trường hợp nhu cầu tăng đột biến trong dịp Tết.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng,... rà soát kỹ và có các giải pháp bảo đảm cân đối hàng hóa, chủ động điều hòa cung cầu trong phạm vi vùng, miền và trên phạm vi cả nước; tổ chức tốt hệ thống phân phối, giảm tối đa khâu trung gian, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng; có giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mở rộng mạng lưới kinh doanh tham gia bình ổn giá, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một mặt phải tăng cường chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải xác định được nhu cầu của nhân dân đối với từng mặt hàng, nhất là các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu của nhân dân như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh; tiếp tục tổ chức và có biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp đủ điều kiện dự trữ các loại hàng hóa thiết yếu để thực hiện mục tiêu bình ổn giá.
Người đứng đầu Chính phủ còn giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt, đi đôi với sử dụng có hiệu quả các công cụ lãi suất, tỷ giá để ổn định thị trường tiền tệ; điều hành lượng tiền cung ứng hợp lý nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, nhất là vốn cho những doanh nghiệp có năng lực sản xuất, có thị trường và tiêu thụ được sản phẩm; kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, chủ động áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng không để biến động lớn; từng bước giảm lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất về mức phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực tế của sản xuất; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh ngoại tệ, vàng trái pháp luật gây mất ổn định thị trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán, kiểm soát nợ xấu, kịp thời có biện pháp điều tiết, hỗ trợ khi cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.