Thủ tướng yêu cầu quyết liệt kiềm chế lạm phát
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung một số nhiệm vụ quan trọng như kịp thời cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng để tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ và kiểm soát các tổ chức tín dụng nhỏ, chủ động điều hành tỷ giá hối đoái với biên độ và bước đi hợp lý.
Đối với những dự án đầu tư công phải cắt giảm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục và giá trị cụ thể ngay trong tháng 6/2008. Đó là các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách phân bổ, nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tự huy động và tự quyết định đầu tư.
Bộ Tài chính xây dựng lộ trình giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước hàng năm; tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc kiểm soát chặt chẽ tình hình đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; phân tích đánh giá khả năng luồng vốn vào, ra; xây dựng lộ trình quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu để chủ động trong điều hành bình ổn thị trường; hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác...
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng các giải pháp cấp bách nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, đi đôi với đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tăng cường hàng hóa cho thị trường.
Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước rà soát, xác định cụ thể danh mục và mặt hàng cần phải hạn chế nhập khẩu; thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, gắn với áp dụng chính sách thuế để hạn chế nhập khẩu, nhằm bảo đảm mức nhập siêu năm nay vào khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung một số nhiệm vụ quan trọng như kịp thời cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng để tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ và kiểm soát các tổ chức tín dụng nhỏ, chủ động điều hành tỷ giá hối đoái với biên độ và bước đi hợp lý.
Đối với những dự án đầu tư công phải cắt giảm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục và giá trị cụ thể ngay trong tháng 6/2008. Đó là các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách phân bổ, nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tự huy động và tự quyết định đầu tư.
Bộ Tài chính xây dựng lộ trình giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước hàng năm; tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc kiểm soát chặt chẽ tình hình đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; phân tích đánh giá khả năng luồng vốn vào, ra; xây dựng lộ trình quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu để chủ động trong điều hành bình ổn thị trường; hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác...
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng các giải pháp cấp bách nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, đi đôi với đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tăng cường hàng hóa cho thị trường.
Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước rà soát, xác định cụ thể danh mục và mặt hàng cần phải hạn chế nhập khẩu; thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, gắn với áp dụng chính sách thuế để hạn chế nhập khẩu, nhằm bảo đảm mức nhập siêu năm nay vào khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu.