Thủ tướng yêu cầu xem xét vụ nhận chìm 1 triệu m3 chất nạo vét
Khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường trong việc nhận chìm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về dự án nhận chìm vật chất ở biển Bình Thuận, có liên quan đến dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Theo văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo cua Thủ tướng từ Văn phòng Chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép nhận chìm ở biển Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 7732/VPCP-KGVX ngày 24/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với báo chí chiều 3/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, hiện vẫn có không ít người nhầm lẫn vật chất nạo vét từ khu quanh tàu cảng là "chất thải".
Trên thực tế hiện nay về thuật ngữ, Luật Biển quốc tế, Công ước London, luôn quan niệm các vật chất nạo vét từ biển là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này.
Trước đó, các hoạt động nhận chìm các vật chất nạo vét ở biển vẫn diễn ra, như quá trình xây dựng cảng Cái Lân, gần đây nhất là xây cảng Lạch Huyện và đều có tính toán đánh giá tác động.
Hằng năm, việc nạo vét, duy tu bảo dưỡng các luồng lạch vẫn diễn ra, đây là vấn đề cần làm chặt chẽ hơn dưới góc độ môi trường và đánh giá tác động hệ sinh thái biển theo Luật Biển.
“Quan điểm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên là không đánh đổi môi trường, nhưng quan điểm nữa là trung tâm nhiệt điện đã quy hoạch từ năm 2007, môi trường cũng phải hài hoà với phát triển, để bảo đảm thực hiện quy hoạch bền vững”, Bộ trưởng Hà Nói.
Cũng theo người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường, quan điểm Chính phủ là phải lấy môi trường trước hết, hoạt động phát triển kinh tế và môi trường phải hài hoà. Hiện chúng ta đang đứng trước vấn đề bức xúc hiện nay là tiến độ dự án đáp ứng cân bằng năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía nam.
Theo dự báo từ năm 2018 trở đi, phía Nam thiếu năng lượng. Thứ hai là hợp đồng kinh tế, nếu chậm trễ mỗi ngày tính toán, bên có lỗi bị phạt 620.000 USD, đặt ra nhiệm vụ cho EVN, Bộ Công Thương phải lựa chọn phương án nào tốt nhất.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (hiện chưa hoạt động), có hạng mục bến cảng phục vụ nhà máy.
Theo thiết kế, để đảm bảo độ sâu nước cho tàu cập cảng, thì phải thi công nạo vét đáy biển tại các khu vực mặt nước trước bến và vũng quay tàu. Toàn bộ khối lượng nạo vét khoảng 1 triệu m3 dự kiến được đổ tại bãi đổ ngoài biển, cách khu vực Hòn Cau khoảng 8 km.
Theo văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo cua Thủ tướng từ Văn phòng Chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép nhận chìm ở biển Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 7732/VPCP-KGVX ngày 24/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với báo chí chiều 3/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, hiện vẫn có không ít người nhầm lẫn vật chất nạo vét từ khu quanh tàu cảng là "chất thải".
Trên thực tế hiện nay về thuật ngữ, Luật Biển quốc tế, Công ước London, luôn quan niệm các vật chất nạo vét từ biển là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này.
Trước đó, các hoạt động nhận chìm các vật chất nạo vét ở biển vẫn diễn ra, như quá trình xây dựng cảng Cái Lân, gần đây nhất là xây cảng Lạch Huyện và đều có tính toán đánh giá tác động.
Hằng năm, việc nạo vét, duy tu bảo dưỡng các luồng lạch vẫn diễn ra, đây là vấn đề cần làm chặt chẽ hơn dưới góc độ môi trường và đánh giá tác động hệ sinh thái biển theo Luật Biển.
“Quan điểm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên là không đánh đổi môi trường, nhưng quan điểm nữa là trung tâm nhiệt điện đã quy hoạch từ năm 2007, môi trường cũng phải hài hoà với phát triển, để bảo đảm thực hiện quy hoạch bền vững”, Bộ trưởng Hà Nói.
Cũng theo người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường, quan điểm Chính phủ là phải lấy môi trường trước hết, hoạt động phát triển kinh tế và môi trường phải hài hoà. Hiện chúng ta đang đứng trước vấn đề bức xúc hiện nay là tiến độ dự án đáp ứng cân bằng năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía nam.
Theo dự báo từ năm 2018 trở đi, phía Nam thiếu năng lượng. Thứ hai là hợp đồng kinh tế, nếu chậm trễ mỗi ngày tính toán, bên có lỗi bị phạt 620.000 USD, đặt ra nhiệm vụ cho EVN, Bộ Công Thương phải lựa chọn phương án nào tốt nhất.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (hiện chưa hoạt động), có hạng mục bến cảng phục vụ nhà máy.
Theo thiết kế, để đảm bảo độ sâu nước cho tàu cập cảng, thì phải thi công nạo vét đáy biển tại các khu vực mặt nước trước bến và vũng quay tàu. Toàn bộ khối lượng nạo vét khoảng 1 triệu m3 dự kiến được đổ tại bãi đổ ngoài biển, cách khu vực Hòn Cau khoảng 8 km.