Yêu cầu làm rõ vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải
Cần thiết có thể mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia khẩn trương xem xét, đánh giá vụ việc
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7732/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc nhận chìm vật, chất của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành, trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật, chất nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến cảng chuyên dùng của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Việc trên bao gồm cả việc rà soát lại các nội dung liên quan của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án nhận chìm ở biển đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Theo phản ánh của báo chí, trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (hiện chưa hoạt động), có hạng mục bến cảng phục vụ nhà máy.
Theo thiết kế, để đảm bảo độ sâu nước cho tàu cập cảng, thì phải thi công nạo vét đáy biển tại các khu vực mặt nước trước bến và vũng quay tàu. Toàn bộ khối lượng nạo vét khoảng 1 triệu m3 chất bùn thải dự kiến được đổ tại bãi đổ ngoài biển, cách khu vực Hòn Cau khoảng 8 km.
Đáng chú ý, hồ sơ dự án nhận chìm khối lượng nạo vét nói trên nêu danh sách thành viên tham gia gồm 14 người với đầy đủ chức danh học hàm, học vị, chuyên ngành và đơn vị công tác. Song đến nay, một số nhà khoa học đã lên tiếng cho rằng bị mạo danh và không tham gia dự án. Đó là TS. Nguyễn Tác An, Lê Thị Vân Linh (Viện Kỹ thuật biển), Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam).
Bộ Công Thương cho biết đã thành lập tổ công tác làm việc với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp. Theo đó, việc ông Hà Quốc Quân - viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Viện - nhưng lại tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, tức Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam, là vi phạm điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2012), Luật Viên chức. Theo đó, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp tiến hành kiểm điểm, làm rõ các vi phạm và xem xét xử lý kỷ luật đối với ông Hà Quốc Quân theo quy định.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp cũng đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Hà Quốc Quân để tập trung kiểm điểm, làm rõ các vi phạm.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành, trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật, chất nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến cảng chuyên dùng của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Việc trên bao gồm cả việc rà soát lại các nội dung liên quan của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án nhận chìm ở biển đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Theo phản ánh của báo chí, trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (hiện chưa hoạt động), có hạng mục bến cảng phục vụ nhà máy.
Theo thiết kế, để đảm bảo độ sâu nước cho tàu cập cảng, thì phải thi công nạo vét đáy biển tại các khu vực mặt nước trước bến và vũng quay tàu. Toàn bộ khối lượng nạo vét khoảng 1 triệu m3 chất bùn thải dự kiến được đổ tại bãi đổ ngoài biển, cách khu vực Hòn Cau khoảng 8 km.
Đáng chú ý, hồ sơ dự án nhận chìm khối lượng nạo vét nói trên nêu danh sách thành viên tham gia gồm 14 người với đầy đủ chức danh học hàm, học vị, chuyên ngành và đơn vị công tác. Song đến nay, một số nhà khoa học đã lên tiếng cho rằng bị mạo danh và không tham gia dự án. Đó là TS. Nguyễn Tác An, Lê Thị Vân Linh (Viện Kỹ thuật biển), Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam).
Bộ Công Thương cho biết đã thành lập tổ công tác làm việc với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp. Theo đó, việc ông Hà Quốc Quân - viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Viện - nhưng lại tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, tức Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam, là vi phạm điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2012), Luật Viên chức. Theo đó, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp tiến hành kiểm điểm, làm rõ các vi phạm và xem xét xử lý kỷ luật đối với ông Hà Quốc Quân theo quy định.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp cũng đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Hà Quốc Quân để tập trung kiểm điểm, làm rõ các vi phạm.