Thủy điện đã “êm” hơn?
Đã có 439 dự án thủy điện được loại bỏ và 47 dự án bị xem xét thu hồi chủ trương đầu tư
Tại nghị trường, qua nhiều kỳ họp từ Quốc hội khóa 12, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện từng là vấn đề "nóng".
Thậm chí, ở kỳ họp thứ 6 vào cuối 2013 có vị đại biểu đã đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nâng cao đời sống cho đồng bào nghèo trong diện tái định cư ở các công trình thủy điện.
Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tại báo cáo giám sát việc thực hiện nghị quyết của của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện ở kỳ họp thứ 8 đã có thông tin khá tích cực.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện luôn được Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương quan tâm, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho biết.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, tại phần lớn các điểm, khu tái định cư, kết cấu hạ tầng thiết yếu đã và đang được tập trung hoàn thành, tương đối đồng bộ tốt hơn nơi ở cũ. Đời sống sản xuất, sinh hoạt người dân ở khu vực tái định cư từng bước ổn định. Ở một số khu vực tái định cư, người dân đã đẩy mạnh phát triển sản xuất đem lại hiệu quả rõ rệt.
Báo cáo giám sát dẫn số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho hay đối với 16 dự án thủy điện có báo cáo về công tác giao đất thì bình quân mỗi hộ dân tái định cư đã được giao 1,28 ha đất sản xuất nông nghiệp, 1,18 ha đất lâm nghiệp, 539 m2 đất ở và một số loại đất khác.
Tuy nhiên, hạn chế được chỉ ra là công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư của các dự án, công trình thủy điện chưa được đánh giá thực sự đầy đủ, toàn diện.
Trên thực tế, vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần giải quyết tại các vùng tái định cư như: giải quyết đủ đất sản xuất, nước cho sản xuất và sinh hoạt, quản lý, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đã được bàn giao, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp... Do đó, việc phối hợp, quản lý, theo dõi, thống kê gặp không ít khó khăn và chưa phản ánh sát thực tế, báo cáo nêu rõ.
Ủy ban đã đề nghị Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề về đời sống của người dân tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện.
Ở góc nhìn toàn diện hơn, đánh giá chung, cơ quan giám sát cho rằng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện đã được thực hiện khá tốt, tuân thủ quy định của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực.
Kết quả rà soát cho thấy đã loại bỏ 439 dự án (thêm 15 dự án so với năm 2013), không xem xét đưa vào quy hoạch 178 vị trí tiềm năng (thêm 6 vị trí tiềm năng với năm 2013) và xem xét thu hồi chủ trương đầu tư 47 dự án do đã quá hạn.
Như vậy, cả nước hiện có 287 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy đạt 14.818,6 MW đang vận hành phát điện; 200 dự án (6.023,56 MW) đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017. 249 dự án (2.989,20 MW) đang nghiên cứu đầu tư còn lại 77 dự án (796,18 MW) chưa nghiên cứu đầu tư, đang được tiếp tục rà soát.
Tính đến cuối năm 2013 các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,78% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam và 43,47% điện lượng cho hệ thống điện quốc gia.
Đã có sự chuyển biến tích cực về mặt ý thức, nhận thức đối với việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện ở các cấp, các ngành và đặc biệt là ở các cấp cơ sở ngày càng tốt hơn, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng khẳng định.
Nhưng, sự cố liên quan đến thủy điện thì vẫn còn. Cơ quan giám sát cho biết, một số dự án thủy điện nhỏ, công tác quản lý chất lượng và chất lượng thi công xây dựng chưa được quan tâm đúng mức.
Vì vậy, có công trình xảy ra sự cố trong thời gian thi công và tập trung vào các công trình có quy mô nhỏ, do tư nhân làm chủ đầu tư như công trình thủy điện Đak Rông 3 (Quảng Trị), thủy điện Đăm Bol – Đạ Tẻl (Lâm Đồng), thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum), thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai).
Cũng ở một số dự án thủy điện nhỏ, việc thực hiện quản lý an toàn đập của một số chủ đập chưa được nghiêm túc, còn mang tính hình thức, chất lượng kiểm định an toàn đập chưa đáp ứng quy định, chưa phản ánh đúng thực tế, cơ quan giám sát nhìn nhận.
Liên quan đến công tác quản lý, vận hành hồ chứa, báo cáo cho biết 10/11 quy trình vận hành liên hồ chứa đã được ban hành và thực hiện ngay trong năm 2014.
Mặc dù vậy thì quy trình trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai –khu vực có đến 15 hồ lớn – vẫn đang còn là dự thảo.
Thậm chí, ở kỳ họp thứ 6 vào cuối 2013 có vị đại biểu đã đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nâng cao đời sống cho đồng bào nghèo trong diện tái định cư ở các công trình thủy điện.
Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tại báo cáo giám sát việc thực hiện nghị quyết của của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện ở kỳ họp thứ 8 đã có thông tin khá tích cực.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện luôn được Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương quan tâm, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho biết.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, tại phần lớn các điểm, khu tái định cư, kết cấu hạ tầng thiết yếu đã và đang được tập trung hoàn thành, tương đối đồng bộ tốt hơn nơi ở cũ. Đời sống sản xuất, sinh hoạt người dân ở khu vực tái định cư từng bước ổn định. Ở một số khu vực tái định cư, người dân đã đẩy mạnh phát triển sản xuất đem lại hiệu quả rõ rệt.
Báo cáo giám sát dẫn số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho hay đối với 16 dự án thủy điện có báo cáo về công tác giao đất thì bình quân mỗi hộ dân tái định cư đã được giao 1,28 ha đất sản xuất nông nghiệp, 1,18 ha đất lâm nghiệp, 539 m2 đất ở và một số loại đất khác.
Tuy nhiên, hạn chế được chỉ ra là công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư của các dự án, công trình thủy điện chưa được đánh giá thực sự đầy đủ, toàn diện.
Trên thực tế, vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần giải quyết tại các vùng tái định cư như: giải quyết đủ đất sản xuất, nước cho sản xuất và sinh hoạt, quản lý, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đã được bàn giao, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp... Do đó, việc phối hợp, quản lý, theo dõi, thống kê gặp không ít khó khăn và chưa phản ánh sát thực tế, báo cáo nêu rõ.
Ủy ban đã đề nghị Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề về đời sống của người dân tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện.
Ở góc nhìn toàn diện hơn, đánh giá chung, cơ quan giám sát cho rằng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện đã được thực hiện khá tốt, tuân thủ quy định của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực.
Kết quả rà soát cho thấy đã loại bỏ 439 dự án (thêm 15 dự án so với năm 2013), không xem xét đưa vào quy hoạch 178 vị trí tiềm năng (thêm 6 vị trí tiềm năng với năm 2013) và xem xét thu hồi chủ trương đầu tư 47 dự án do đã quá hạn.
Như vậy, cả nước hiện có 287 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy đạt 14.818,6 MW đang vận hành phát điện; 200 dự án (6.023,56 MW) đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017. 249 dự án (2.989,20 MW) đang nghiên cứu đầu tư còn lại 77 dự án (796,18 MW) chưa nghiên cứu đầu tư, đang được tiếp tục rà soát.
Tính đến cuối năm 2013 các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,78% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam và 43,47% điện lượng cho hệ thống điện quốc gia.
Đã có sự chuyển biến tích cực về mặt ý thức, nhận thức đối với việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện ở các cấp, các ngành và đặc biệt là ở các cấp cơ sở ngày càng tốt hơn, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng khẳng định.
Nhưng, sự cố liên quan đến thủy điện thì vẫn còn. Cơ quan giám sát cho biết, một số dự án thủy điện nhỏ, công tác quản lý chất lượng và chất lượng thi công xây dựng chưa được quan tâm đúng mức.
Vì vậy, có công trình xảy ra sự cố trong thời gian thi công và tập trung vào các công trình có quy mô nhỏ, do tư nhân làm chủ đầu tư như công trình thủy điện Đak Rông 3 (Quảng Trị), thủy điện Đăm Bol – Đạ Tẻl (Lâm Đồng), thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum), thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai).
Cũng ở một số dự án thủy điện nhỏ, việc thực hiện quản lý an toàn đập của một số chủ đập chưa được nghiêm túc, còn mang tính hình thức, chất lượng kiểm định an toàn đập chưa đáp ứng quy định, chưa phản ánh đúng thực tế, cơ quan giám sát nhìn nhận.
Liên quan đến công tác quản lý, vận hành hồ chứa, báo cáo cho biết 10/11 quy trình vận hành liên hồ chứa đã được ban hành và thực hiện ngay trong năm 2014.
Mặc dù vậy thì quy trình trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai –khu vực có đến 15 hồ lớn – vẫn đang còn là dự thảo.