Tiền đang chạy về phía nước Mỹ
Nghịch lý tỷ giá đồng USD tăng trong khi kinh tế Mỹ đương đầu hàng loạt thách thức lớn có thể được lý giải ra sao?
Giữa lúc cả thế giới ngày đêm lo lắng trước sự lan rộng và ăn sâu của khủng hoảng tài chính, nước Mỹ - quốc gia “quê hương” của cuộc khủng hoảng hiện nay - lại chứng kiến một thời kỳ có lợi cho đồng tiền của họ - đồng USD.
Nghịch lý tỷ giá đồng USD tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác trong khi kinh tế Mỹ đương đầu hàng loạt thách thức lớn có thể được lý giải ra sao?
“Zero sum game”
Thực tế là các nhà đầu tư Mỹ đang rút vốn về nước để mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ, loại tài sản mà họ cho là siêu an toàn. Trung Quốc cũng tiếp tục đẩy mạnh việc mua nợ của nền kinh tế số 1 thế giới. Việc trái phiếu kho bạc Mỹ đắt hàng đang là nguồn tài chính quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Barack Obama có hàng ngàn tỷ USD để giải cứu các ngân hàng và kích thích kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mang đặc điểm nổi bật là sự thiếu hụt cả niềm tin lẫn vốn, với hoạt động đầu tư và cho vay khắp nơi ngưng trệ, việc các dòng tiền dịch chuyển về phía nước Mỹ càng khiến khủng hoảng ở các nơi khác trên thế giới thêm nghiêm trọng.
Sự dịch chuyển vốn này không khác gì một “zero sum game” (trò chơi có tổng bằng không, người này được thì người kia mất). Một USD được các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư nước ngoài dùng để mua trái phiếu kho bạc Mỹ đồng nghĩa với việc nguồn vốn dành cho các quốc gia khác, trong đó có các nước Đông Âu đang vật lộn tìm kiếm nguồn tiền để trả nợ, giảm đi 1 USD. Đó cũng là 1 USD mà các nước châu Phi đang khát viện trợ và đầu tư nước ngoài bị vuột khỏi tầm tay.
“Gần như tất cả mọi quốc gia nghèo đều đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng”, ông Eswar Prasad, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời là một thành viên cao cấp tại Viện Brookings tại Washington, Mỹ, nhận xét. “Đây là làn sóng thứ ba của khủng hoảng tài chính. Các nước nghèo đang chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng này. Dòng vốn tư nhân đổ vào các thị trường mới nổi đang cạn dần”, ông nói.
Theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), lượng vốn tư nhân đầu tư vào các nền kinh tế đang nổi lên đã sụt giảm từ mức 928 tỷ USD năm 2007 xuống còn có 165 tỷ USD vào năm 2008.
Tất nhiên, không phải toàn bộ lượng vốn hao hụt đi đã chảy cả vào nước Mỹ. Các nhà đầu tư toàn cầu đang có xu hướng găm giữ vốn và tháo chạy khỏi các khoản đầu tư rủi ro ở mức nhanh nhất có thể. Tại Mỹ, các dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư ngoại cũng đang chảy chậm lại đáng kể.
Tuy nhiên, do các nhà đầu tư Mỹ rời bỏ các vụ làm ăn ở thị trường bên ngoài và rút vốn về nước, đồng thời các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn đang đẩy mạnh mua trái phiếu kho bạc Mỹ, nên nước Mỹ vẫn thẩm thấu một lượng vốn đáng kể rút chạy khỏi các thị trường khác. Và thực tế này khiến các thị trường ngoài Mỹ càng khan vốn.
Lịch sử lặp lại
Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở khu vực Đông Âu. Các doanh nghiệp ở khu vực này đã vay nợ rất nhiều bằng ngoại tệ để đầu tư vào những dự án lớn như nhà văn phòng, công xưởng… Do giá trị các đồng tiền của khu vực này đang lao dốc mạnh, những khoản nợ này đang mỗi lúc một phình to, dẫn tới những khoản thua lỗ nghiêm trọng trong ngành ngân hàng, buộc các chính phủ phải ra tay giải cứu bên cạnh sự hỗ trợ của IMF.
Các nhà kinh tế học đã nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Âu với những gì diễn ra ở châu Á trong cuộc khủng hoảng cuối những năm 1990. Sau một thời kỳ gia tăng mạnh mẽ của hoạt động vay nợ nước ngoài, sự đảo chiều và ra đi của các dòng vốn ngoại đã khiến các đồng tiền của khu vực, nhất là đồng tiền của Thái Lan và Indonesia, rơi tự do, châm ngòi cho một làn sóng vỡ nợ bùng nổ, đẩy tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo tăng vọt.
“Những gì diễn ra ở Đông Âu hiện nay rất giống với những gì xảy ra ở châu Á cuối thập niên 1990”, kinh tế gia Brad Setser thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ ở New York nhận xét.
Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, cuộc khủng hoảng hiện nay có phần nghiêm trọng hơn. Vào những năm 1990, phần còn lại của kinh tế thế giới, ngoài những nước rơi vào khủng hoảng, tăng trưởng rất mạnh mẽ. Khi đó, ngay khi sự nguy hiểm giảm bớt, các nước châu Á ngay lập tức trở lại với tốc độ tăng trưởng tích cực nhờ hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trên thực tế, chính sự mất giá mạnh của các đồng tiền trong lần khủng hoảng đó lại đem tới một nguồn hỗ trợ tăng trưởng tích cực, vì giúp hàng hóa của các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc có mức giá rẻ hơn trên thị trường thế giới.
Lần này thì khác, các nước nghèo vừa phải đối mặt với sự mất giá của đồng tiền, vừa đương đầu với suy thoái kinh tế và sụt giảm nhu cầu hàng hóa diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
“Sự giảm giá đồng tiền không thể bù đắp nổi cho sự tuột dốc tăng trưởng kinh tế thế giới”, ông Setser nói. Chuyên gia này nhấn mạnh, kim ngạch xuất khẩu của những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Brazil đều đã sụt giảm mạnh trong những tháng gần đây. “Quốc gia nào cũng bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng này”, ông nói.
Giới quan sát e ngại, thời gian tới sẽ có thêm nhiều quốc gia rơi vào khó khăn tương tự. Chuyên gia Brasad của Viện Brookings đã liệt kê các nước trong vùng nguy hiểm bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Pakistan và Ecuador.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, nhiều nước ở tâm bão đặc biệt chịu tác động lớn do giá trị đồng tiền của các nước này được neo buộc vào USD. Một khi ngân hàng trung ương các nước này cạn USD trong dự trữ ngoại hối, đồng tiền của các nước này sẽ sụt giảm mạnh, biến các khoản nợ nước ngoài vốn đã khổng lồ trở thành những khoản nợ lớn tới mức “phi thường”.
Hiện nay, nhiều nước đã cho phép đồng tiền của mình điều chỉnh tỷ giá theo thị trường, thay vì neo buộc cố định vào một đồng tiền nào đó. Tuy nhiên, theo ông Kenneth Rogoff, nguyên kinh tế gia trưởng IMF và hiện là một giáo sư tại Đại học Harvard, Mỹ, do các hoạt động kinh tế giảm tốc và các ngân hàng mắc kẹt giữa những khoản lỗ lớn, thiệt hại từ sự mất giá của các đồng tiền có thể vượt xa ngoài khả năng giải cứu tài chính của các chính phủ. Theo chuyên gia này, vì thế, nhiều nước châu Âu lúc này đã bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ.
Tin ở nước Mỹ?
Mới chỉ 2 năm trước đây, nhiều nhà phân tích bày tỏ quan điểm cho rằng IMF - định chế thành lập hơn 6 thập kỷ trước để giải cứu các quốc gia khỏi các biến cố tài chính - không còn lý do gì để tồn tại. Hiện nay, IMF đang tìm cách huy động thêm nguồn lực cho ngân quỹ 350 tỷ USD của cơ quan này, nhằm giúp các quốc gia đang phát triển giải quyết khủng hoảng. Theo ông Setser, IMF cần khoảng 1.000 tỷ USD để đưa các nước này ra khỏi “cơn bão tài chính” đang càn quét.
Chính trong lúc nỗi lo sợ đang đè nặng cả thế giới, nước Mỹ và đồng USD lại là đối tượng hưởng lợi. Số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, trong vòng 1 năm trở lại đây, đồng USD đã lên giá 13% so với các đồng tiền chủ chốt của thế giới, trong đó đã tính tới cả yếu tố lạm phát. Riêng trong năm 2008, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà các nhà đầu tư toàn cầu nắm giữ đã tăng thêm 456 tỷ USD.
“Đây là hiệu ứng cực lớn từ quan điểm cho rằng, Chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ cả”, kinh tế gia William Cline thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington nhận xét.
Vốn là đồng tiền chính trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đồng USD lại đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mới chỉ năm ngoái, một số nhà phân tích khẳng định, khi kinh tế Mỹ đi xuống, các ngân hàng trung ương sẽ trở nên e dè trong việc dùng đồng USD để dự trữ. Nhưng lý thuyết này đã bị chứng minh hoàn toàn ngược lại.
Ở những thời điểm mọi thứ diễn ra bình thường, sự lên giá của USD sẽ khiến nước Mỹ lo ngại về việc hoạt động xuất khẩu của quốc gia này bị cản trở. Nhưng đối với các nhà làm chính sách của Mỹ, điều mà họ quan tâm lúc này là thu hút khách mua nợ của Mỹ để có tiền cho các kế hoạch giải cứu kinh tế. Trong quá trình này, đồng USD có lên giá thì đó cũng là cái giá xứng đáng.
“Thực tế là nước Mỹ vẫn có thể vay nợ với mức lãi suất thấp sẽ giúp nước Mỹ thoát khỏi những sự điều chỉnh còn nghiêm trọng hơn nhiều”, ông Rogoff nhận xét.
(Theo IHT, Reuters)
Nghịch lý tỷ giá đồng USD tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác trong khi kinh tế Mỹ đương đầu hàng loạt thách thức lớn có thể được lý giải ra sao?
“Zero sum game”
Thực tế là các nhà đầu tư Mỹ đang rút vốn về nước để mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ, loại tài sản mà họ cho là siêu an toàn. Trung Quốc cũng tiếp tục đẩy mạnh việc mua nợ của nền kinh tế số 1 thế giới. Việc trái phiếu kho bạc Mỹ đắt hàng đang là nguồn tài chính quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Barack Obama có hàng ngàn tỷ USD để giải cứu các ngân hàng và kích thích kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mang đặc điểm nổi bật là sự thiếu hụt cả niềm tin lẫn vốn, với hoạt động đầu tư và cho vay khắp nơi ngưng trệ, việc các dòng tiền dịch chuyển về phía nước Mỹ càng khiến khủng hoảng ở các nơi khác trên thế giới thêm nghiêm trọng.
Sự dịch chuyển vốn này không khác gì một “zero sum game” (trò chơi có tổng bằng không, người này được thì người kia mất). Một USD được các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư nước ngoài dùng để mua trái phiếu kho bạc Mỹ đồng nghĩa với việc nguồn vốn dành cho các quốc gia khác, trong đó có các nước Đông Âu đang vật lộn tìm kiếm nguồn tiền để trả nợ, giảm đi 1 USD. Đó cũng là 1 USD mà các nước châu Phi đang khát viện trợ và đầu tư nước ngoài bị vuột khỏi tầm tay.
“Gần như tất cả mọi quốc gia nghèo đều đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng”, ông Eswar Prasad, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời là một thành viên cao cấp tại Viện Brookings tại Washington, Mỹ, nhận xét. “Đây là làn sóng thứ ba của khủng hoảng tài chính. Các nước nghèo đang chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng này. Dòng vốn tư nhân đổ vào các thị trường mới nổi đang cạn dần”, ông nói.
Theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), lượng vốn tư nhân đầu tư vào các nền kinh tế đang nổi lên đã sụt giảm từ mức 928 tỷ USD năm 2007 xuống còn có 165 tỷ USD vào năm 2008.
Tất nhiên, không phải toàn bộ lượng vốn hao hụt đi đã chảy cả vào nước Mỹ. Các nhà đầu tư toàn cầu đang có xu hướng găm giữ vốn và tháo chạy khỏi các khoản đầu tư rủi ro ở mức nhanh nhất có thể. Tại Mỹ, các dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư ngoại cũng đang chảy chậm lại đáng kể.
Tuy nhiên, do các nhà đầu tư Mỹ rời bỏ các vụ làm ăn ở thị trường bên ngoài và rút vốn về nước, đồng thời các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn đang đẩy mạnh mua trái phiếu kho bạc Mỹ, nên nước Mỹ vẫn thẩm thấu một lượng vốn đáng kể rút chạy khỏi các thị trường khác. Và thực tế này khiến các thị trường ngoài Mỹ càng khan vốn.
Lịch sử lặp lại
Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở khu vực Đông Âu. Các doanh nghiệp ở khu vực này đã vay nợ rất nhiều bằng ngoại tệ để đầu tư vào những dự án lớn như nhà văn phòng, công xưởng… Do giá trị các đồng tiền của khu vực này đang lao dốc mạnh, những khoản nợ này đang mỗi lúc một phình to, dẫn tới những khoản thua lỗ nghiêm trọng trong ngành ngân hàng, buộc các chính phủ phải ra tay giải cứu bên cạnh sự hỗ trợ của IMF.
Các nhà kinh tế học đã nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Âu với những gì diễn ra ở châu Á trong cuộc khủng hoảng cuối những năm 1990. Sau một thời kỳ gia tăng mạnh mẽ của hoạt động vay nợ nước ngoài, sự đảo chiều và ra đi của các dòng vốn ngoại đã khiến các đồng tiền của khu vực, nhất là đồng tiền của Thái Lan và Indonesia, rơi tự do, châm ngòi cho một làn sóng vỡ nợ bùng nổ, đẩy tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo tăng vọt.
“Những gì diễn ra ở Đông Âu hiện nay rất giống với những gì xảy ra ở châu Á cuối thập niên 1990”, kinh tế gia Brad Setser thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ ở New York nhận xét.
Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, cuộc khủng hoảng hiện nay có phần nghiêm trọng hơn. Vào những năm 1990, phần còn lại của kinh tế thế giới, ngoài những nước rơi vào khủng hoảng, tăng trưởng rất mạnh mẽ. Khi đó, ngay khi sự nguy hiểm giảm bớt, các nước châu Á ngay lập tức trở lại với tốc độ tăng trưởng tích cực nhờ hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trên thực tế, chính sự mất giá mạnh của các đồng tiền trong lần khủng hoảng đó lại đem tới một nguồn hỗ trợ tăng trưởng tích cực, vì giúp hàng hóa của các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc có mức giá rẻ hơn trên thị trường thế giới.
Lần này thì khác, các nước nghèo vừa phải đối mặt với sự mất giá của đồng tiền, vừa đương đầu với suy thoái kinh tế và sụt giảm nhu cầu hàng hóa diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
“Sự giảm giá đồng tiền không thể bù đắp nổi cho sự tuột dốc tăng trưởng kinh tế thế giới”, ông Setser nói. Chuyên gia này nhấn mạnh, kim ngạch xuất khẩu của những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Brazil đều đã sụt giảm mạnh trong những tháng gần đây. “Quốc gia nào cũng bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng này”, ông nói.
Giới quan sát e ngại, thời gian tới sẽ có thêm nhiều quốc gia rơi vào khó khăn tương tự. Chuyên gia Brasad của Viện Brookings đã liệt kê các nước trong vùng nguy hiểm bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Pakistan và Ecuador.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, nhiều nước ở tâm bão đặc biệt chịu tác động lớn do giá trị đồng tiền của các nước này được neo buộc vào USD. Một khi ngân hàng trung ương các nước này cạn USD trong dự trữ ngoại hối, đồng tiền của các nước này sẽ sụt giảm mạnh, biến các khoản nợ nước ngoài vốn đã khổng lồ trở thành những khoản nợ lớn tới mức “phi thường”.
Hiện nay, nhiều nước đã cho phép đồng tiền của mình điều chỉnh tỷ giá theo thị trường, thay vì neo buộc cố định vào một đồng tiền nào đó. Tuy nhiên, theo ông Kenneth Rogoff, nguyên kinh tế gia trưởng IMF và hiện là một giáo sư tại Đại học Harvard, Mỹ, do các hoạt động kinh tế giảm tốc và các ngân hàng mắc kẹt giữa những khoản lỗ lớn, thiệt hại từ sự mất giá của các đồng tiền có thể vượt xa ngoài khả năng giải cứu tài chính của các chính phủ. Theo chuyên gia này, vì thế, nhiều nước châu Âu lúc này đã bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ.
Tin ở nước Mỹ?
Mới chỉ 2 năm trước đây, nhiều nhà phân tích bày tỏ quan điểm cho rằng IMF - định chế thành lập hơn 6 thập kỷ trước để giải cứu các quốc gia khỏi các biến cố tài chính - không còn lý do gì để tồn tại. Hiện nay, IMF đang tìm cách huy động thêm nguồn lực cho ngân quỹ 350 tỷ USD của cơ quan này, nhằm giúp các quốc gia đang phát triển giải quyết khủng hoảng. Theo ông Setser, IMF cần khoảng 1.000 tỷ USD để đưa các nước này ra khỏi “cơn bão tài chính” đang càn quét.
Chính trong lúc nỗi lo sợ đang đè nặng cả thế giới, nước Mỹ và đồng USD lại là đối tượng hưởng lợi. Số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, trong vòng 1 năm trở lại đây, đồng USD đã lên giá 13% so với các đồng tiền chủ chốt của thế giới, trong đó đã tính tới cả yếu tố lạm phát. Riêng trong năm 2008, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà các nhà đầu tư toàn cầu nắm giữ đã tăng thêm 456 tỷ USD.
“Đây là hiệu ứng cực lớn từ quan điểm cho rằng, Chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ cả”, kinh tế gia William Cline thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington nhận xét.
Vốn là đồng tiền chính trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đồng USD lại đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mới chỉ năm ngoái, một số nhà phân tích khẳng định, khi kinh tế Mỹ đi xuống, các ngân hàng trung ương sẽ trở nên e dè trong việc dùng đồng USD để dự trữ. Nhưng lý thuyết này đã bị chứng minh hoàn toàn ngược lại.
Ở những thời điểm mọi thứ diễn ra bình thường, sự lên giá của USD sẽ khiến nước Mỹ lo ngại về việc hoạt động xuất khẩu của quốc gia này bị cản trở. Nhưng đối với các nhà làm chính sách của Mỹ, điều mà họ quan tâm lúc này là thu hút khách mua nợ của Mỹ để có tiền cho các kế hoạch giải cứu kinh tế. Trong quá trình này, đồng USD có lên giá thì đó cũng là cái giá xứng đáng.
“Thực tế là nước Mỹ vẫn có thể vay nợ với mức lãi suất thấp sẽ giúp nước Mỹ thoát khỏi những sự điều chỉnh còn nghiêm trọng hơn nhiều”, ông Rogoff nhận xét.
(Theo IHT, Reuters)