Ngân hàng Thế giới bi quan về kinh tế toàn cầu
WB cho rằng, kinh tế thế giới năm 2009 này có thể lần đầu tiên tăng trưởng âm từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra một báo cáo với những nhận định ít sáng sủa về kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Báo cáo mà WB công bố ngày 8/3 vừa rồi là tài liệu chuẩn bị cho hội nghị của nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển lớn (G20) sắp diễn ra tại London, Anh, vào tháng 4 tới.
Báo cáo cho rằng kinh tế thế giới năm 2009 có thể lần đầu tiên tăng trưởng âm từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay, tuy không đưa ra dự báo cụ thể về mức tăng trưởng. Tuy nhiên, các quan chức của WB cho hay, các nhà kinh tế của họ sẽ có báo cáo cụ thể về mức dự báo này trong một vài tuần tới.
Đây được xem là dự báo bi quan nhất về kinh tế thế giới trong năm nay tính tới thời điểm này. Trước đó, thậm chí những nhà dự báo bi quan nhất vẫn cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng dương, với mức tăng nhỏ bé trong năm nay, đồng thời cảnh báo mức tăng trưởng 5% đối với kinh tế Trung Quốc sẽ bị xem là thảm họa đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này, khi xét tới vấn đề tạo việc làm.
Không chỉ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới dưới 0%, báo cáo của WB còn cảnh báo, năm nay, thương mại toàn cầu có thể lần đầu tiên sụt giảm từ năm 1982, và mức sụt giảm sẽ là mức co lại lớn nhất từ thập niên 1930.
WB cho rằng, các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đang phải đương đầu với sự sụt giảm nghiêm trọng của kim ngạch xuất khẩu, giá nguyên vật liệu sa sút, đầu tư nước ngoài đi xuống và sự hao hụt của các dòng chảy tín dụng.
WB nhận xét, tác động của sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau, có kẻ được, người mất từ sự lao dốc của giá dầu và các loại hàng hóa khác. Tuy nhiên, nhìn chung, các nền kinh tế đang nổi lên phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách từ 270- 700 tỷ USD trong năm 2009 này.
Báo cáo đã chỉ ra tác động cụ thể của sự sụt giảm tăng trưởng toàn cầu đối với từng nhóm nước như Mỹ Latin, Trung Âu, châu Á và châu Phi.
Các quốc gia Trung Âu như Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đang chịu tác động nghiêm trọng của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang Tây Âu và tình trạng thắt chặt tín dụng tại các ngân hàng lớn của châu lục sau khi các ngân hàng này lỗ đậm trên thị trường cho vay địa ốc và thị trường chứng khoán địa ốc ở Mỹ.
Các nước Đông Á thì bị ảnh hưởng nặng nề từ sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, trong đó nhu cầu hàng chế tạo tại Mỹ đang lao dốc mạnh. Sự sụt giảm này tác động tới nhiều nước châu Á theo con đường trực tiếp và cả gián tiếp - thông qua sự giảm sút nhu cầu của Trung Quốc đối với nguyên liệu thô và linh kiện.
Giá nguyên vật liệu thô đi xuống cũng gây ra hàng loạt vấn đề lớn ở khu vực châu Phi và Mỹ Latin. Việc giá dầu giảm tới 69% trong thời gian tháng 7-12/2008 có lợi cho nhiều nền kinh tế nhập khẩu dầu, nhưng đã khiến nhiều nước nghèo phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu điêu đứng. Kim ngạch xuất khẩu nói chung của Brazil, bao gồm cả dầu thô, sụt giảm 28% trong năm ngoái, khiến nước này phải chịu thâm hụt thương mại lần đầu sau 8 năm.
WB nhận xét, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn thiếu kiểm soát ở Mỹ không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển bị ghìm lại, mà còn khiến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của họ cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
Sự gián đoạn tài chính này, theo WB, vượt quá khả năng mà các định chế tài chính như ngân hàng này hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể giúp các quốc gia nghèo vượt qua. Bởi thế, WB tiếp tục kêu gọi chính phủ các nước giàu thành lập một quỹ, trong đó dùng một phần tiền nhỏ là 0,7% trong các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các nước này, để giúp các quốc gia nghèo.
Theo khuyến nghị của ông Zoellick, tiền của quỹ này có thể được cấp tới các nước cần thông qua các tổ chức quốc tế như WB, Liên hiệp quốc hay IMF.
“Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những nỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị”, Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu.
Ông Zoellick cho hay, WB có thể sẽ tăng gấp 3 số tiền mà ngân hàng này dự định cấp vốn vay trong năm nay, lên mức 35 tỷ USD. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận số tiền này chỉ bằng một phần rất nhỏ khoản thâm hụt ngân sách 270 - 700 tỷ USD mà các nước nghèo có thể phải gánh chịu trong năm 2009 này.
(Theo IHT, Reuters)
Báo cáo mà WB công bố ngày 8/3 vừa rồi là tài liệu chuẩn bị cho hội nghị của nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển lớn (G20) sắp diễn ra tại London, Anh, vào tháng 4 tới.
Báo cáo cho rằng kinh tế thế giới năm 2009 có thể lần đầu tiên tăng trưởng âm từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay, tuy không đưa ra dự báo cụ thể về mức tăng trưởng. Tuy nhiên, các quan chức của WB cho hay, các nhà kinh tế của họ sẽ có báo cáo cụ thể về mức dự báo này trong một vài tuần tới.
Đây được xem là dự báo bi quan nhất về kinh tế thế giới trong năm nay tính tới thời điểm này. Trước đó, thậm chí những nhà dự báo bi quan nhất vẫn cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng dương, với mức tăng nhỏ bé trong năm nay, đồng thời cảnh báo mức tăng trưởng 5% đối với kinh tế Trung Quốc sẽ bị xem là thảm họa đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này, khi xét tới vấn đề tạo việc làm.
Không chỉ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới dưới 0%, báo cáo của WB còn cảnh báo, năm nay, thương mại toàn cầu có thể lần đầu tiên sụt giảm từ năm 1982, và mức sụt giảm sẽ là mức co lại lớn nhất từ thập niên 1930.
WB cho rằng, các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đang phải đương đầu với sự sụt giảm nghiêm trọng của kim ngạch xuất khẩu, giá nguyên vật liệu sa sút, đầu tư nước ngoài đi xuống và sự hao hụt của các dòng chảy tín dụng.
WB nhận xét, tác động của sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau, có kẻ được, người mất từ sự lao dốc của giá dầu và các loại hàng hóa khác. Tuy nhiên, nhìn chung, các nền kinh tế đang nổi lên phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách từ 270- 700 tỷ USD trong năm 2009 này.
Báo cáo đã chỉ ra tác động cụ thể của sự sụt giảm tăng trưởng toàn cầu đối với từng nhóm nước như Mỹ Latin, Trung Âu, châu Á và châu Phi.
Các quốc gia Trung Âu như Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đang chịu tác động nghiêm trọng của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang Tây Âu và tình trạng thắt chặt tín dụng tại các ngân hàng lớn của châu lục sau khi các ngân hàng này lỗ đậm trên thị trường cho vay địa ốc và thị trường chứng khoán địa ốc ở Mỹ.
Các nước Đông Á thì bị ảnh hưởng nặng nề từ sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, trong đó nhu cầu hàng chế tạo tại Mỹ đang lao dốc mạnh. Sự sụt giảm này tác động tới nhiều nước châu Á theo con đường trực tiếp và cả gián tiếp - thông qua sự giảm sút nhu cầu của Trung Quốc đối với nguyên liệu thô và linh kiện.
Giá nguyên vật liệu thô đi xuống cũng gây ra hàng loạt vấn đề lớn ở khu vực châu Phi và Mỹ Latin. Việc giá dầu giảm tới 69% trong thời gian tháng 7-12/2008 có lợi cho nhiều nền kinh tế nhập khẩu dầu, nhưng đã khiến nhiều nước nghèo phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu điêu đứng. Kim ngạch xuất khẩu nói chung của Brazil, bao gồm cả dầu thô, sụt giảm 28% trong năm ngoái, khiến nước này phải chịu thâm hụt thương mại lần đầu sau 8 năm.
WB nhận xét, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn thiếu kiểm soát ở Mỹ không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển bị ghìm lại, mà còn khiến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của họ cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
Sự gián đoạn tài chính này, theo WB, vượt quá khả năng mà các định chế tài chính như ngân hàng này hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể giúp các quốc gia nghèo vượt qua. Bởi thế, WB tiếp tục kêu gọi chính phủ các nước giàu thành lập một quỹ, trong đó dùng một phần tiền nhỏ là 0,7% trong các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các nước này, để giúp các quốc gia nghèo.
Theo khuyến nghị của ông Zoellick, tiền của quỹ này có thể được cấp tới các nước cần thông qua các tổ chức quốc tế như WB, Liên hiệp quốc hay IMF.
“Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những nỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị”, Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu.
Ông Zoellick cho hay, WB có thể sẽ tăng gấp 3 số tiền mà ngân hàng này dự định cấp vốn vay trong năm nay, lên mức 35 tỷ USD. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận số tiền này chỉ bằng một phần rất nhỏ khoản thâm hụt ngân sách 270 - 700 tỷ USD mà các nước nghèo có thể phải gánh chịu trong năm 2009 này.
(Theo IHT, Reuters)