Nhận diện kế hoạch giải cứu kinh tế và ngân hàng mới của Mỹ
Giới quan sát đang cùng hướng về Mỹ, chờ những bước tiến mới của kế hoạch kích thích kinh tế và gói giải cứu ngân hàng
Tuần này, giới quan sát quốc tế cùng hướng về nước Mỹ, chờ những bước tiến mới của kế hoạch kích thích kinh tế và gói giải cứu ngân hàng của chính quyền tân Tổng thống Barack Obama.
Theo dự kiến, gói kích thích kinh tế sẽ được bỏ phiếu thông qua lần cuối tại Thượng viện nước này vào ngày 10/2, còn kế hoạch giải cứu ngân hàng sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner công bố cùng ngày.
Gói kích thích kinh tế gây tranh cãi
Có thể nói, những ngày đầu làm chủ Nhà Trắng của ông Obama không được “xuôi chèo mát mái” cho lắm, khi mà kế hoạch kích thích kinh tế được dư luận chờ đợi của ông đưa ra vấp phải sự phản đối gay gắt của đảng Cộng hòa. Trong lần bỏ phiếu tại Hạ viện, kế hoạch này thậm chí không nhận được một phiếu thuận nào từ phía các nghị sỹ phe Cộng hòa.
Khi được đưa lên Thượng viện, bản kế hoạch tiếp tục gây ra những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai đảng quanh các vấn đề như hỗ trợ chính quyền các bang, cắt giảm thuế, các chương trình giáo dục, y tế, năng lượng tái sinh… Nhìn chung, phe Cộng hòa muốn tăng cường hoạt động cắt giảm thuế và hạn chế chi tiêu của Chính phủ trong kế hoạch, trong khi phe Dân chủ lại ủng hộ những biện pháp ngược lại.
Tại Thượng viện, giá trị của gói giải cứu đã bị “thêm một bớt hai” nhiều lần, có lúc vọt quá 900 tỷ USD từ mức 819 tỷ USD sau lần thông qua ở Hạ viện, rồi sau đó đã tụt về 780 tỷ USD sau cuộc đàm phán cuối tuần vừa rồi.
Thứ Sáu vừa qua, Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy trong tháng 1 vừa qua, nước Mỹ mất thêm gần 600.000 việc làm - mức cắt giảm lớn nhất trong 34 năm - qua nâng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên mức 7,6%, cao nhất trong 16 năm qua.
Những con số xám xịt trên được đưa ra ngay giữa lúc các thượng nghị sỹ còn mải mê tranh luận và không biết tới khi nào mới đi đến một kế hoạch cuối cùng, khiến Tổng thống Obama mất bình tĩnh. Phát biểu tại Nhà trắng, ông Obama nói: "Sẽ là không thể bào chữa được và vô trách nhiệm nếu các chính trị gia hoặc bất kỳ ai khác tiếp tục sa lầy trong sự trì hoãn vô bổ này ngay giữa lúc hàng triệu người Mỹ đang mất việc”.
Sau đó, tới đêm ngày 6/2, Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận về một gói kích thích 780 tỷ USD và dự kiến sẽ có cuộc bỏ phiếu quyết định vào ngày 10/2 này.
Nội dung của kế hoạch này bao gồm có hai mảng chính là tăng chi tiêu của Chính phủ và cắt giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp. Kế hoạch tại Thượng viện giảm 40 tỷ USD hỗ trợ cho các tiểu bang so với kế hoạch tại Hạ viện, đồng thời giảm mức cắt giảm thuế cho tầng lớp có thu nhập trung bình so với mức ông Obama đề xuất. Thượng viện còn đưa ra các ưu đãi thuế mới để khuyến khích người dân mua nhà và xe hơi trong vòng 1 năm tới.
Khác với ở Hạ viện, để được thông qua ở Thượng viện, kế hoạch này ít nhất phải có vài phiếu của các nghị sỹ Cộng hòa. Hiện mới chỉ có 3 thượng nghị sỹ Cộng hòa hứa sẽ bỏ phiếu thuận, nhưng như thế đã là đủ để có 60 phiếu cần thiết để dự luật kích thích kinh tế này “qua cửa” Thượng viện.
Hôm 8/2 vừa rồi, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Lawrence H. Summers lên tiếng nhấn mạnh sự cấp thiết phải nhanh chóng thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trên, đồng thời cảnh báo việc trì hoãn kế hoạch có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. “Vòng xoáy giảm phát nguy hiểm có thể vượt ngoài tầm kiểm soát nếu chúng ta không hành động nhanh nhất ở mức có thể”, ông Summers nói.
Trước khi cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện diễn ra, ông Obama sẽ tiếp tục có những bài phát biểu trước công chúng để trực tiếp nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của kế hoạch kích thích kinh tế, dự kiến tổ chức tại Elkhart, một thị trấn có tỷ lệ thất nghiệp “đỉnh” nhất ở Mỹ hiện nay là 15,3% thuộc bang Indiana, và tại vùng Fort Myers có tỷ lệ thất nghiệp 10% thuộc bang Florida.
Những “đồn đoán” về kế hoạch giải cứu ngân hàng
Cũng trong ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner sẽ công bố kế hoạch giải cứu ngân hàng của chính quyền Obama. Ban đầu, kế hoạch này được dự định công bố ngày 9/2, nhưng sau đó được lùi lại một ngày để ông Geithner có thể tập trung vào kế hoạch kích thích kinh tế ở Thượng viện.
Hiện chưa rõ chi tiết của kế hoạch này ra sao và sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền, nhưng giới quan sát dự báo, một trong những điểm chính của kế hoạch sẽ là nới lỏng hoạt động tín dụng thông qua việc “mạnh tay” mở rộng một chương trình cho vay mà FED New York khi đó còn dưới sự lãnh đạo của Geithner đưa ra hồi tháng 11/2008. Ban đầu, chương trình này đã được cấp 200 tỷ USD từ FED nhằm cho vay các nhà đầu tư mua lại các loại chứng khoán đảm bảo bằng các khoản vay sinh viên, vay mua xe, thẻ tín dụng…
Một dự báo khác là kế hoạch này sẽ thành lập một “bad bank” - ngân hàng chuyên trách để mua lại tài sản xấu. Nhiều khả năng, tiền cho mục đích này sẽ huy động một phần từ khu vực tư nhân. Hiện giải quyết các tài sản độc hại trong các ngân hàng thế nào vẫn đang là vấn đê gây tranh cãi nhiều nhất. Đây cũng là vấn đề mà người tiền nhiệm Henry Paulson của ông Geithner đã "bó tay".
Ngoài ra, kế hoạch còn có thể bao gồm những điểm trọng tâm khác như bảo lãnh nợ cho ngân hàng, bơm thêm vốn vào các ngân hàng, hay chi tiền giúp người vay nợ ngân hàng tránh bị tịch biên nhà…
Kế hoạch giải cứu ngân hàng thứ hai của Mỹ chuẩn bị được công bố trong bối cảnh kế hoạch “đàn anh” 700 tỷ USD của thời Tổng thống Bush vẫn đang hứng chịu sự chỉ trích của dư luận về cách thức quản lý và sử dụng nửa đầu 350 tỷ USD đã được giải ngân. Trên thực tế, các ngân hàng được cấp vốn đã không dùng tiền này để tăng cường cho vay mà găm giữ tiền mặt.
Hiện kế hoạch chi tiêu nửa 350 tỷ USD còn lại dưới thời ông Obama như thế nào vẫn còn đang là một “ẩn số” và sẽ được làm sáng tỏ vào cùng ngày 10/2, khi ông Geithner công bố kế hoạch giải cứu ngân hàng mới.
Cách đây chưa lâu, ông Obama đã thiết lập mức trần lương thưởng bằng tiền mặt của lãnh đạo cấp cao các ngân hàng nhận tiền cứu trợ của Chính phủ ở mức 500.000 USD, đồng thời, chính quyền của ông cũng đã cam kết sẽ tăng cường tính minh bạch về việc tiền thuế của dân được chi thế nào.
(Theo IHT, CNN)
Theo dự kiến, gói kích thích kinh tế sẽ được bỏ phiếu thông qua lần cuối tại Thượng viện nước này vào ngày 10/2, còn kế hoạch giải cứu ngân hàng sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner công bố cùng ngày.
Gói kích thích kinh tế gây tranh cãi
Có thể nói, những ngày đầu làm chủ Nhà Trắng của ông Obama không được “xuôi chèo mát mái” cho lắm, khi mà kế hoạch kích thích kinh tế được dư luận chờ đợi của ông đưa ra vấp phải sự phản đối gay gắt của đảng Cộng hòa. Trong lần bỏ phiếu tại Hạ viện, kế hoạch này thậm chí không nhận được một phiếu thuận nào từ phía các nghị sỹ phe Cộng hòa.
Khi được đưa lên Thượng viện, bản kế hoạch tiếp tục gây ra những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai đảng quanh các vấn đề như hỗ trợ chính quyền các bang, cắt giảm thuế, các chương trình giáo dục, y tế, năng lượng tái sinh… Nhìn chung, phe Cộng hòa muốn tăng cường hoạt động cắt giảm thuế và hạn chế chi tiêu của Chính phủ trong kế hoạch, trong khi phe Dân chủ lại ủng hộ những biện pháp ngược lại.
Tại Thượng viện, giá trị của gói giải cứu đã bị “thêm một bớt hai” nhiều lần, có lúc vọt quá 900 tỷ USD từ mức 819 tỷ USD sau lần thông qua ở Hạ viện, rồi sau đó đã tụt về 780 tỷ USD sau cuộc đàm phán cuối tuần vừa rồi.
Thứ Sáu vừa qua, Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy trong tháng 1 vừa qua, nước Mỹ mất thêm gần 600.000 việc làm - mức cắt giảm lớn nhất trong 34 năm - qua nâng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên mức 7,6%, cao nhất trong 16 năm qua.
Những con số xám xịt trên được đưa ra ngay giữa lúc các thượng nghị sỹ còn mải mê tranh luận và không biết tới khi nào mới đi đến một kế hoạch cuối cùng, khiến Tổng thống Obama mất bình tĩnh. Phát biểu tại Nhà trắng, ông Obama nói: "Sẽ là không thể bào chữa được và vô trách nhiệm nếu các chính trị gia hoặc bất kỳ ai khác tiếp tục sa lầy trong sự trì hoãn vô bổ này ngay giữa lúc hàng triệu người Mỹ đang mất việc”.
Sau đó, tới đêm ngày 6/2, Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận về một gói kích thích 780 tỷ USD và dự kiến sẽ có cuộc bỏ phiếu quyết định vào ngày 10/2 này.
Nội dung của kế hoạch này bao gồm có hai mảng chính là tăng chi tiêu của Chính phủ và cắt giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp. Kế hoạch tại Thượng viện giảm 40 tỷ USD hỗ trợ cho các tiểu bang so với kế hoạch tại Hạ viện, đồng thời giảm mức cắt giảm thuế cho tầng lớp có thu nhập trung bình so với mức ông Obama đề xuất. Thượng viện còn đưa ra các ưu đãi thuế mới để khuyến khích người dân mua nhà và xe hơi trong vòng 1 năm tới.
Khác với ở Hạ viện, để được thông qua ở Thượng viện, kế hoạch này ít nhất phải có vài phiếu của các nghị sỹ Cộng hòa. Hiện mới chỉ có 3 thượng nghị sỹ Cộng hòa hứa sẽ bỏ phiếu thuận, nhưng như thế đã là đủ để có 60 phiếu cần thiết để dự luật kích thích kinh tế này “qua cửa” Thượng viện.
Hôm 8/2 vừa rồi, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Lawrence H. Summers lên tiếng nhấn mạnh sự cấp thiết phải nhanh chóng thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trên, đồng thời cảnh báo việc trì hoãn kế hoạch có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. “Vòng xoáy giảm phát nguy hiểm có thể vượt ngoài tầm kiểm soát nếu chúng ta không hành động nhanh nhất ở mức có thể”, ông Summers nói.
Trước khi cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện diễn ra, ông Obama sẽ tiếp tục có những bài phát biểu trước công chúng để trực tiếp nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của kế hoạch kích thích kinh tế, dự kiến tổ chức tại Elkhart, một thị trấn có tỷ lệ thất nghiệp “đỉnh” nhất ở Mỹ hiện nay là 15,3% thuộc bang Indiana, và tại vùng Fort Myers có tỷ lệ thất nghiệp 10% thuộc bang Florida.
Những “đồn đoán” về kế hoạch giải cứu ngân hàng
Cũng trong ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner sẽ công bố kế hoạch giải cứu ngân hàng của chính quyền Obama. Ban đầu, kế hoạch này được dự định công bố ngày 9/2, nhưng sau đó được lùi lại một ngày để ông Geithner có thể tập trung vào kế hoạch kích thích kinh tế ở Thượng viện.
Hiện chưa rõ chi tiết của kế hoạch này ra sao và sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền, nhưng giới quan sát dự báo, một trong những điểm chính của kế hoạch sẽ là nới lỏng hoạt động tín dụng thông qua việc “mạnh tay” mở rộng một chương trình cho vay mà FED New York khi đó còn dưới sự lãnh đạo của Geithner đưa ra hồi tháng 11/2008. Ban đầu, chương trình này đã được cấp 200 tỷ USD từ FED nhằm cho vay các nhà đầu tư mua lại các loại chứng khoán đảm bảo bằng các khoản vay sinh viên, vay mua xe, thẻ tín dụng…
Một dự báo khác là kế hoạch này sẽ thành lập một “bad bank” - ngân hàng chuyên trách để mua lại tài sản xấu. Nhiều khả năng, tiền cho mục đích này sẽ huy động một phần từ khu vực tư nhân. Hiện giải quyết các tài sản độc hại trong các ngân hàng thế nào vẫn đang là vấn đê gây tranh cãi nhiều nhất. Đây cũng là vấn đề mà người tiền nhiệm Henry Paulson của ông Geithner đã "bó tay".
Ngoài ra, kế hoạch còn có thể bao gồm những điểm trọng tâm khác như bảo lãnh nợ cho ngân hàng, bơm thêm vốn vào các ngân hàng, hay chi tiền giúp người vay nợ ngân hàng tránh bị tịch biên nhà…
Kế hoạch giải cứu ngân hàng thứ hai của Mỹ chuẩn bị được công bố trong bối cảnh kế hoạch “đàn anh” 700 tỷ USD của thời Tổng thống Bush vẫn đang hứng chịu sự chỉ trích của dư luận về cách thức quản lý và sử dụng nửa đầu 350 tỷ USD đã được giải ngân. Trên thực tế, các ngân hàng được cấp vốn đã không dùng tiền này để tăng cường cho vay mà găm giữ tiền mặt.
Hiện kế hoạch chi tiêu nửa 350 tỷ USD còn lại dưới thời ông Obama như thế nào vẫn còn đang là một “ẩn số” và sẽ được làm sáng tỏ vào cùng ngày 10/2, khi ông Geithner công bố kế hoạch giải cứu ngân hàng mới.
Cách đây chưa lâu, ông Obama đã thiết lập mức trần lương thưởng bằng tiền mặt của lãnh đạo cấp cao các ngân hàng nhận tiền cứu trợ của Chính phủ ở mức 500.000 USD, đồng thời, chính quyền của ông cũng đã cam kết sẽ tăng cường tính minh bạch về việc tiền thuế của dân được chi thế nào.
(Theo IHT, CNN)