Kinh tế châu Á: Chỉ có giảm và giảm
Những thống kê công bố gần đây cho thấy sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà các nước châu Á đang đối mặt
Những thống kê công bố gần đây cho thấy sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà các nước châu Á đang đối mặt.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản sụt giảm kỷ lục trong tháng 1/2009 và kinh tế Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ thấp nhất từ năm 2003 trong quý 4/2008. Đó là hai trong số những dấu hiệu mới nhất về sự xuống dốc của kinh tế châu Á trong bối cảnh các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của châu lục bị siết chặt trong gọng kìm khủng hoảng và suy thoái.
Chính thức rơi vào suy thoái
Theo số liệu công bố tuần trước, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản - nền kinh tế lớn nhất châu Á - đã giảm 10% so với tháng 12/2008 - một mức sụt giảm chưa từng có.
Trong khi đó, GDP của một đầu tàu khác của kinh tế châu lục là Ấn Độ chỉ tăng có 5,3% trong quý 4/2008 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó của giới quan sát và là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Ở thời kỳ đỉnh cao cách đây chưa lâu, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 9%/năm.
Thời gian này, châu Á đang chịu tác động cực mạnh từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của kinh tế toàn cầu kể từ Đại suy thoái 1930 tới nay, do châu lục này phục thuộc vào xuất khẩu nhiều gấp đôi so với phần còn lại của thế giới.
Hiện nhiều nền kinh tế châu Á đã chính thức rơi vào suy thoái. Trong quý 4/2008, kinh tế Nhật Bản sụt giảm với tốc độ 12,7%, mạnh nhất từ cú sốc dầu lửa 1974. Thông tin kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm 45,7% trong tháng 1/2009 so với cùng kỳ năm ngoái là một bằng chứng rõ nét nữa cho thấy nền kinh tế này đang ở trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 6 thập kỷ trở lại đây.
Với sự sụt giảm xuất khẩu và sản xuất công nghiệp như đã đề cập ở trên, quý 1 này được dự báo sẽ là một quý đen tối nữa đối với tăng trưởng của Nhật Bản.
Số liệu công bố hôm 25/2 cho thấy, trong quý 4/2008, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng âm 2% so với quý 3, đánh dấu quý thứ ba sụt giảm liên tiếp. Lần này, kinh tế Hồng Kông thậm chí sụt giảm mạnh hơn hồi xảy ra dịch SARS khiến 299 người dân ở đây tử vong hồi năm 2003.
Tháng 1 vừa qua, xuất khẩu của Hồng Kông trong tháng 1 cũng “bốc hơi” gần một nửa.
Một nền kinh tế năng động khác của châu Á là Singapore có mức sụt giảm tăng trưởng nghiêm trọng nhất trong 33 năm qua vào quý 4/2008. Cùng kỳ, kinh tế Đài Loan tăng trưởng âm với tốc độ chưa từng có 8,36% so với cùng kỳ năm trước.
Về phần mình, kinh tế Hàn Quốc đang sắp sửa rơi vào giai đoạn suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ trở lại đây. Quý 4/2008, kinh tế Hàn Quốc co lại 5,6%, mức sụt mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính 1998.
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này đã chứng kiến mức sụt giảm sản lượng công nghiệp 18,6% trong tháng 12/2008 và mất 103.000 việc làm trong tháng 1, mức cắt giảm việc làm trong 1 tháng mạnh nhất trong 5 năm qua.
Giữa tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung Hyun dự báo, kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng âm 2% trong năm 2009 này, so với mức dự báo tăng trưởng dương 3% mà Chính phủ nước này đưa ra hồi tháng 12/2008.
Tỷ giá đồng tiền và thị trường chứng khoán sụt giảm
Tháng 2 vừa qua là một tháng xuống dốc nữa của các đồng tiền châu Á. Tuần trước, tỷ giá đồng Won của Hàn Quốc đã sụt xuống mức thấp nhất 11 năm so với USD, trong khi đồng Rupiah của Ấn Độ rớt xuống mức tỷ giá thấp kỷ lục khi con số GDP đáng buồn của quý 4/2008 được công bố.
Nguyên nhân của sự mất giá này là giới đầu tư đang tỏ ra hết sức lo ngại trước sự sụt giảm xuất khẩu và sự rút lui của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra khỏi khu vực châu Á.
Các ngân hàng trung ương từ Tokyo tới Mumbai đã liên tục phản ứng trước sự suy yếu tăng trưởng bằng cách cắt giảm lãi suất, khiến áp lực mất giá các đồng tiền càng mạnh thêm. Hiện lãi suất đồng Rupee của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi lãi suất đồng Đô la Australia đang ở mức thấp nhất trong vòng 45 năm.
Ngân hàng Trung ương Malaysia cách đây ít ngày đã hạ lãi suất cơ bản đồng Ringgit lần thứ ba liên tiếp về mức 2% nhằm thúc đẩy tăng trưởng trước những dự báo cho rằng nền kinh tế nước này có thể tăng trưởng âm trong năm nay, với mức sụt giảm có thể lên tới 4%. Lần gần đây nhất kinh tế Malaysia tăng trưởng âm là vào năm 1998.
Ngày 25/2, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã hạ lãi suất cơ bản đồng Bath thêm 0,5%, đưa lãi suất đồng tiền này về mức 1,5% trong đợt cắt giảm lãi suất mạnh nhất từ trước tới nay của nước này.
Cùng với sự sụt giảm tăng trưởng và xuất khẩu, cũng như sự mất giá mạnh của các đồng tiền, thị trường chứng khoán khu vực châu Á cũng lao dốc theo.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đã sụt giảm 16% trong năm nay, đánh dấu sự khởi đầu một năm tồi tệ nhất từ năm 1990 do các tập đoàn lớn như Toyota, Sony… dự báo những con số thua lỗ kỷ lục và lên kế hoạch sa thải nhân công hàng loạt.
Tình hình mỗi lúc một thêm khó khăn này đã buộc các chính phủ châu Á công bố hàng loạt các gói kích thích kinh tế trị giá nhiều tỷ USD để thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tăng cường chi tiêu, trong đó phải kể tới gói kích thích 586 tỷ USD của Trung Quốc.
“Khu vực châu Á đang trải qua sự đi xuống chưa từng có tiền lệ trong tăng trưởng kinh tế do sự đi xuống của nhu cầu trên thị trường xuất khẩu”, kinh tế gia Nicholas Bibby thuộc ngân hàng Barclays tại Singapore nhận xét. Theo chuyên gia này, sự sụt giảm tăng trưởng này sẽ buộc các chính phủ trong khu vực phải đặt trọng tâm vào hoạt động tăng chi tiêu để ổn định nền kinh tế.
(Theo Bloomberg)
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản sụt giảm kỷ lục trong tháng 1/2009 và kinh tế Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ thấp nhất từ năm 2003 trong quý 4/2008. Đó là hai trong số những dấu hiệu mới nhất về sự xuống dốc của kinh tế châu Á trong bối cảnh các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của châu lục bị siết chặt trong gọng kìm khủng hoảng và suy thoái.
Chính thức rơi vào suy thoái
Theo số liệu công bố tuần trước, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản - nền kinh tế lớn nhất châu Á - đã giảm 10% so với tháng 12/2008 - một mức sụt giảm chưa từng có.
Trong khi đó, GDP của một đầu tàu khác của kinh tế châu lục là Ấn Độ chỉ tăng có 5,3% trong quý 4/2008 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó của giới quan sát và là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Ở thời kỳ đỉnh cao cách đây chưa lâu, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 9%/năm.
Thời gian này, châu Á đang chịu tác động cực mạnh từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của kinh tế toàn cầu kể từ Đại suy thoái 1930 tới nay, do châu lục này phục thuộc vào xuất khẩu nhiều gấp đôi so với phần còn lại của thế giới.
Hiện nhiều nền kinh tế châu Á đã chính thức rơi vào suy thoái. Trong quý 4/2008, kinh tế Nhật Bản sụt giảm với tốc độ 12,7%, mạnh nhất từ cú sốc dầu lửa 1974. Thông tin kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm 45,7% trong tháng 1/2009 so với cùng kỳ năm ngoái là một bằng chứng rõ nét nữa cho thấy nền kinh tế này đang ở trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 6 thập kỷ trở lại đây.
Với sự sụt giảm xuất khẩu và sản xuất công nghiệp như đã đề cập ở trên, quý 1 này được dự báo sẽ là một quý đen tối nữa đối với tăng trưởng của Nhật Bản.
Số liệu công bố hôm 25/2 cho thấy, trong quý 4/2008, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng âm 2% so với quý 3, đánh dấu quý thứ ba sụt giảm liên tiếp. Lần này, kinh tế Hồng Kông thậm chí sụt giảm mạnh hơn hồi xảy ra dịch SARS khiến 299 người dân ở đây tử vong hồi năm 2003.
Tháng 1 vừa qua, xuất khẩu của Hồng Kông trong tháng 1 cũng “bốc hơi” gần một nửa.
Một nền kinh tế năng động khác của châu Á là Singapore có mức sụt giảm tăng trưởng nghiêm trọng nhất trong 33 năm qua vào quý 4/2008. Cùng kỳ, kinh tế Đài Loan tăng trưởng âm với tốc độ chưa từng có 8,36% so với cùng kỳ năm trước.
Về phần mình, kinh tế Hàn Quốc đang sắp sửa rơi vào giai đoạn suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ trở lại đây. Quý 4/2008, kinh tế Hàn Quốc co lại 5,6%, mức sụt mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính 1998.
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này đã chứng kiến mức sụt giảm sản lượng công nghiệp 18,6% trong tháng 12/2008 và mất 103.000 việc làm trong tháng 1, mức cắt giảm việc làm trong 1 tháng mạnh nhất trong 5 năm qua.
Giữa tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung Hyun dự báo, kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng âm 2% trong năm 2009 này, so với mức dự báo tăng trưởng dương 3% mà Chính phủ nước này đưa ra hồi tháng 12/2008.
Tỷ giá đồng tiền và thị trường chứng khoán sụt giảm
Tháng 2 vừa qua là một tháng xuống dốc nữa của các đồng tiền châu Á. Tuần trước, tỷ giá đồng Won của Hàn Quốc đã sụt xuống mức thấp nhất 11 năm so với USD, trong khi đồng Rupiah của Ấn Độ rớt xuống mức tỷ giá thấp kỷ lục khi con số GDP đáng buồn của quý 4/2008 được công bố.
Nguyên nhân của sự mất giá này là giới đầu tư đang tỏ ra hết sức lo ngại trước sự sụt giảm xuất khẩu và sự rút lui của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra khỏi khu vực châu Á.
Các ngân hàng trung ương từ Tokyo tới Mumbai đã liên tục phản ứng trước sự suy yếu tăng trưởng bằng cách cắt giảm lãi suất, khiến áp lực mất giá các đồng tiền càng mạnh thêm. Hiện lãi suất đồng Rupee của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi lãi suất đồng Đô la Australia đang ở mức thấp nhất trong vòng 45 năm.
Ngân hàng Trung ương Malaysia cách đây ít ngày đã hạ lãi suất cơ bản đồng Ringgit lần thứ ba liên tiếp về mức 2% nhằm thúc đẩy tăng trưởng trước những dự báo cho rằng nền kinh tế nước này có thể tăng trưởng âm trong năm nay, với mức sụt giảm có thể lên tới 4%. Lần gần đây nhất kinh tế Malaysia tăng trưởng âm là vào năm 1998.
Ngày 25/2, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã hạ lãi suất cơ bản đồng Bath thêm 0,5%, đưa lãi suất đồng tiền này về mức 1,5% trong đợt cắt giảm lãi suất mạnh nhất từ trước tới nay của nước này.
Cùng với sự sụt giảm tăng trưởng và xuất khẩu, cũng như sự mất giá mạnh của các đồng tiền, thị trường chứng khoán khu vực châu Á cũng lao dốc theo.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đã sụt giảm 16% trong năm nay, đánh dấu sự khởi đầu một năm tồi tệ nhất từ năm 1990 do các tập đoàn lớn như Toyota, Sony… dự báo những con số thua lỗ kỷ lục và lên kế hoạch sa thải nhân công hàng loạt.
Tình hình mỗi lúc một thêm khó khăn này đã buộc các chính phủ châu Á công bố hàng loạt các gói kích thích kinh tế trị giá nhiều tỷ USD để thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tăng cường chi tiêu, trong đó phải kể tới gói kích thích 586 tỷ USD của Trung Quốc.
“Khu vực châu Á đang trải qua sự đi xuống chưa từng có tiền lệ trong tăng trưởng kinh tế do sự đi xuống của nhu cầu trên thị trường xuất khẩu”, kinh tế gia Nicholas Bibby thuộc ngân hàng Barclays tại Singapore nhận xét. Theo chuyên gia này, sự sụt giảm tăng trưởng này sẽ buộc các chính phủ trong khu vực phải đặt trọng tâm vào hoạt động tăng chi tiêu để ổn định nền kinh tế.
(Theo Bloomberg)