Tổng cục Đường bộ “tiêu tiền” 3 năm không báo cáo
Những tồn tại trong công khai thu chi tại các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận Tải
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc phòng, chống tham nhũng tại Bộ Giao thông Vận tải.
Đáng chú ý, ngoài một số mặc tích cực, cơ quan thanh tra đã chỉ ra khá nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình hoạt động, công khai minh bạch thu chi ngân sách của Bộ cũng như các đơn vị trực thuộc.
Cụ thể, qua thanh tra đã phát hiện Bộ Giao thông Vận tải cho phép Cục Đăng kiểm được huy động vốn, đầu tư ra ngoài, đầu tư cho thuê tài sản từ năm 2011 là không đúng với chức năng của đơn vị.
Thậm chí đến nay, Bộ vẫn chưa có quy chế quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định đầu tư, đấu thầu và chất lượng công trình đối với các công trình, dự án uỷ quyền cho các sở giao thông vận tải địa phương thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng đường quốc lộ.
Cùng với đó, trong công khai minh bạch hoạt động của các đơn vị vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là việc quản lý đầu tư các công trình khi để xảy ra tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa lập dự toán.
Từ năm 2009 đến tháng 9/2012, toàn ngành còn hơn 550 dự án đã hoàn thành nhưng chưa phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Bộ cũng chưa quy định về việc chuyển giao thẩm quyền quản lý vận hành sau khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đối với các dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng BOT.
Đối với việc công khai tài chính, trong đó chủ yếu là công khai dự toán thu chi thường xuyên còn chậm, chưa đúng với quy định.
Đáng chú ý, có hai đơn vị là Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án 2 không công khai số liệu dự toán, quyết toán thu chi ngân sách trong 3 năm, từ 2010 - 2012; chưa kiểm tra, thanh tra về công khai tài chính đối với các đơn vị trực thuộc.
Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện ra Bộ chưa thống kê, tổng hợp được các cuộc thanh tra, kiểm toán đã thực hiện; không tổng hợp được các sai phạm đã phát hiện; không tổng hợp được tình hình thực hiện các kiến nghị cũng như việc thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
Kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thuộc Bộ cho thấy, năm 2009 toàn ngành có 6.264 người kê khai, trong đó có 1.337 người kê khai lần đầu, 4.927 người kê khai bổ sung, Bộ trực tiếp quản lý 388 người.
Số liệu này tương ứng của năm 2010 là 7.994, 1.071 và 6.923 người, trong đó Bộ quản lý trực tiếp 432 người.
Năm 2011 toàn ngành có 8.030 người kê khai tài sản, trong đó có 540 người kê khai lần đầu, 7.490 người kê khai bổ sung, Bộ quản lý trực tiếp 444 người.
Trước thực tế trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra những tồn tại, hạn chế nêu trên. Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức rà soát lại quy định quản lý tài chính tại Cục Đăng kiểm nhằm loại bỏ những bất cập về cơ chế tài chính như đã nêu trong kết luận; công khai minh bạch về cơ chế tài chính theo quy định.
Đáng chú ý, ngoài một số mặc tích cực, cơ quan thanh tra đã chỉ ra khá nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình hoạt động, công khai minh bạch thu chi ngân sách của Bộ cũng như các đơn vị trực thuộc.
Cụ thể, qua thanh tra đã phát hiện Bộ Giao thông Vận tải cho phép Cục Đăng kiểm được huy động vốn, đầu tư ra ngoài, đầu tư cho thuê tài sản từ năm 2011 là không đúng với chức năng của đơn vị.
Thậm chí đến nay, Bộ vẫn chưa có quy chế quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định đầu tư, đấu thầu và chất lượng công trình đối với các công trình, dự án uỷ quyền cho các sở giao thông vận tải địa phương thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng đường quốc lộ.
Cùng với đó, trong công khai minh bạch hoạt động của các đơn vị vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là việc quản lý đầu tư các công trình khi để xảy ra tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa lập dự toán.
Từ năm 2009 đến tháng 9/2012, toàn ngành còn hơn 550 dự án đã hoàn thành nhưng chưa phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Bộ cũng chưa quy định về việc chuyển giao thẩm quyền quản lý vận hành sau khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đối với các dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng BOT.
Đối với việc công khai tài chính, trong đó chủ yếu là công khai dự toán thu chi thường xuyên còn chậm, chưa đúng với quy định.
Đáng chú ý, có hai đơn vị là Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án 2 không công khai số liệu dự toán, quyết toán thu chi ngân sách trong 3 năm, từ 2010 - 2012; chưa kiểm tra, thanh tra về công khai tài chính đối với các đơn vị trực thuộc.
Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện ra Bộ chưa thống kê, tổng hợp được các cuộc thanh tra, kiểm toán đã thực hiện; không tổng hợp được các sai phạm đã phát hiện; không tổng hợp được tình hình thực hiện các kiến nghị cũng như việc thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
Kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thuộc Bộ cho thấy, năm 2009 toàn ngành có 6.264 người kê khai, trong đó có 1.337 người kê khai lần đầu, 4.927 người kê khai bổ sung, Bộ trực tiếp quản lý 388 người.
Số liệu này tương ứng của năm 2010 là 7.994, 1.071 và 6.923 người, trong đó Bộ quản lý trực tiếp 432 người.
Năm 2011 toàn ngành có 8.030 người kê khai tài sản, trong đó có 540 người kê khai lần đầu, 7.490 người kê khai bổ sung, Bộ quản lý trực tiếp 444 người.
Trước thực tế trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra những tồn tại, hạn chế nêu trên. Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức rà soát lại quy định quản lý tài chính tại Cục Đăng kiểm nhằm loại bỏ những bất cập về cơ chế tài chính như đã nêu trong kết luận; công khai minh bạch về cơ chế tài chính theo quy định.