Tổng thống Venezuela giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương
Theo nội dung sắc lệnh vừa được Tổng thống Maduro công bố, Quốc hội Venezuela bị tước quyền kiểm soát đối với Ngân hàng Trung ương
Nguy cơ xảy ra siêu lạm phát ở Venezuela đang gia tăng sau khi Tổng thống nước này Nicolas Maduro công bố một sắc lệnh khiến Quốc hội mất quyền giám sát đối với Ngân hàng Trung ương.
Theo tin từ tờ Financial Times, sắc lệnh trên được công bố vào ngày 4/1, ngay trước khi Quốc hội mới của Venezuela do phe đối lập nắm quyền kiểm soát bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 5/1.
Sắc lệnh được xem là một động thái mới nhất trong cuộc chiến giành giật quyền lực giữa Tổng thống Maduro và phe đối lập.
Hiện nay, Venezuela - quốc gia Nam Mỹ nhiều dầu lửa - đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế-xã hội và bất ổn chính trị. Giá dầu giảm sâu và các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm được cho là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng này.
Theo nội dung sắc lệnh vừa được Tổng thống Maduro công bố, Quốc hội Venezuela bị tước quyền kiểm soát đối với Ngân hàng Trung ương, bao gồm quyền bổ nhiệm và sa thải các thành viên trong ban lãnh đạo của cơ quan này.
“Maduro đã biến Ngân hàng Trung ương thành cỗ máy in tiền của cá nhân ông ta, ở một đất nước mà Hiến pháp quy định Ngân hàng Trung ương có vai trò độc lập”, chuyên gia kinh tế người Venezuela Francisco Monaldi nhận định.
“Tổng thống kiểm soát hoàn toàn Ngân hàng Trung ương là công cụ cuối cùng đẩy Venezuela trượt vào siêu lạm phát”, vị chuyên gia nói.
Giữa lúc nền kinh tế suy thoái sâu, lạm phát hàng năm của Venezuela hiện dao động trong khoảng từ 100-200%. Đây là kết quả của việc Chính phủ in tiền ồ ạt để bù đắp thâm hụt ngân sách ước tính vào khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ông Jose Guerra, một nghị sỹ Quốc hội thuộc phe đối lập của Venezuela, viết trên mạng xã hội Twitter: “Cải cách này là động thái pháp lý quái đản nhằm bảo vệ vị Tổng thống bị đặt nhiều câu hỏi. Điều này đi ngược lại Hiến pháp”.
Nhiều ý kiến khác cho rằng sắc lệnh của ông Maduro là một nỗ lực nhằm ngăn cản sự nổi lên của phe đối lập chỉ một ngày trước khi Quốc hội do phe này dẫn đầu thực hiện lễ tuyên thệ.
Trong cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào tháng trước, cử tri Venezuela đã dành phần thắng áp đảo cho phe đối lập trong Quốc hội. Kết quả này được xem là thể hiện rõ sự bất mãn của người dân trước sự thiếu thốn nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu và lạm phát nhảy vọt.
Tuy nhiên, Quốc hội sắp từ nhiệm - vốn ủng hộ ông Maduro - đã trao cho vị Tổng thống này những quyền đặc biệt mà nhờ đó ông có thể làm luật bằng cách ra sắc lệnh cho tới ngày cuối cùng của năm 2015. Sắc lệnh tước giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương của ông Maduro đề ngày 30/12/2015.
Ông Henry Ramos Allup, Chủ tịch đắc cử của Quốc hội mới, người sẽ bắt đầu nắm quyền vào ngày 5/1, cho biết “nhiều bộ trưởng và quan chức chính phủ sẽ bị gọi ra điều trần”.
Các nghị sỹ quốc hội mới của Venezuela cũng tuyên bố sẽ yêu cầu Ngân hàng Trung ương phải cung cấp dữ liệu lạm phát và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính phủ. Cho đến nay, Venezuela vẫn che giấu mức lạm phát thực sự của nước này.
Tuy nhiên, sắc lệnh mới nhất của ông Maduro cho phép Ngân hàng Trung ương giữ kín các số liệu và cấp vốn cho các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ mà không cần được Quốc hội thông qua.
Theo tin từ tờ Financial Times, sắc lệnh trên được công bố vào ngày 4/1, ngay trước khi Quốc hội mới của Venezuela do phe đối lập nắm quyền kiểm soát bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 5/1.
Sắc lệnh được xem là một động thái mới nhất trong cuộc chiến giành giật quyền lực giữa Tổng thống Maduro và phe đối lập.
Hiện nay, Venezuela - quốc gia Nam Mỹ nhiều dầu lửa - đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế-xã hội và bất ổn chính trị. Giá dầu giảm sâu và các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm được cho là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng này.
Theo nội dung sắc lệnh vừa được Tổng thống Maduro công bố, Quốc hội Venezuela bị tước quyền kiểm soát đối với Ngân hàng Trung ương, bao gồm quyền bổ nhiệm và sa thải các thành viên trong ban lãnh đạo của cơ quan này.
“Maduro đã biến Ngân hàng Trung ương thành cỗ máy in tiền của cá nhân ông ta, ở một đất nước mà Hiến pháp quy định Ngân hàng Trung ương có vai trò độc lập”, chuyên gia kinh tế người Venezuela Francisco Monaldi nhận định.
“Tổng thống kiểm soát hoàn toàn Ngân hàng Trung ương là công cụ cuối cùng đẩy Venezuela trượt vào siêu lạm phát”, vị chuyên gia nói.
Giữa lúc nền kinh tế suy thoái sâu, lạm phát hàng năm của Venezuela hiện dao động trong khoảng từ 100-200%. Đây là kết quả của việc Chính phủ in tiền ồ ạt để bù đắp thâm hụt ngân sách ước tính vào khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ông Jose Guerra, một nghị sỹ Quốc hội thuộc phe đối lập của Venezuela, viết trên mạng xã hội Twitter: “Cải cách này là động thái pháp lý quái đản nhằm bảo vệ vị Tổng thống bị đặt nhiều câu hỏi. Điều này đi ngược lại Hiến pháp”.
Nhiều ý kiến khác cho rằng sắc lệnh của ông Maduro là một nỗ lực nhằm ngăn cản sự nổi lên của phe đối lập chỉ một ngày trước khi Quốc hội do phe này dẫn đầu thực hiện lễ tuyên thệ.
Trong cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào tháng trước, cử tri Venezuela đã dành phần thắng áp đảo cho phe đối lập trong Quốc hội. Kết quả này được xem là thể hiện rõ sự bất mãn của người dân trước sự thiếu thốn nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu và lạm phát nhảy vọt.
Tuy nhiên, Quốc hội sắp từ nhiệm - vốn ủng hộ ông Maduro - đã trao cho vị Tổng thống này những quyền đặc biệt mà nhờ đó ông có thể làm luật bằng cách ra sắc lệnh cho tới ngày cuối cùng của năm 2015. Sắc lệnh tước giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương của ông Maduro đề ngày 30/12/2015.
Ông Henry Ramos Allup, Chủ tịch đắc cử của Quốc hội mới, người sẽ bắt đầu nắm quyền vào ngày 5/1, cho biết “nhiều bộ trưởng và quan chức chính phủ sẽ bị gọi ra điều trần”.
Các nghị sỹ quốc hội mới của Venezuela cũng tuyên bố sẽ yêu cầu Ngân hàng Trung ương phải cung cấp dữ liệu lạm phát và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính phủ. Cho đến nay, Venezuela vẫn che giấu mức lạm phát thực sự của nước này.
Tuy nhiên, sắc lệnh mới nhất của ông Maduro cho phép Ngân hàng Trung ương giữ kín các số liệu và cấp vốn cho các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ mà không cần được Quốc hội thông qua.