Venezuela sắp in tiền mới để chống lạm phát phi mã
Người dân Venezuela phải mang theo hàng bịch tiền lớn, thay vì đựng tiền trong ví, khi đi mua sắm hàng ngày
Venezuela đang chuẩn bị phát hành hai đồng tiền mới với mệnh giá cao hơn nhằm chống lạm phát. Theo hãng tin Bloomberg, tốc độ lạm phát ngất ngưởng đã khiến giá trị đồng tiền mệnh giá cao nhất của nước này hiện nay là đồng 100 Bolivar giảm còn 14 cent Mỹ trên thị trường “chợ đen”.
Nguồn tin là quan chức cấp cao Chính phủ Venezuela cho hay, hai đồng tiền mới, với mệnh giá có thể là 500 Bolivar và 1.000 Bolivar, dự kiến sẽ được công bố sau kỳ bầu cử Quốc hội ở nước này vào ngày 6/12 tới và sẽ được đưa vào lưu hành trong năm 2016.
Lạm phát leo thang và giá trị đồng nội tệ sụt thê thảm là nguyên nhân vì sao người dân Venezuela phải mang theo hàng bịch tiền lớn, thay vì đựng tiền trong ví, khi đi mua những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Theo một vị quan chức Chính phủ Venezuela, tốc độ lạm phát hiện đã cao nhất thế giới của nước này có thể lên tới 150% vào cuối năm nay. Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã dừng công bố các thống kê kinh tế định kỳ từng tháng 12 năm ngoái, thời điểm mức lạm phát được công bố là 69%.
Để mua một chiếc TV Samsung 24 inch với giá tại một trung tâm thương mại ở phía Đông thủ đô Caracas, một khách hàng phải cần tới ít nhất 1.280 tờ tiền với tổng mệnh giá là 128.000 Bolivar. Một số ngân hàng Venezuela đã phải hạ mức giới hạn rút tiền từ ATM mỗi ngày do khan hiếm tiền mệnh giá cao.
Theo nguồn tin là vị quan chức Chính phủ Venezuela, nước này hiện không có kế hoạch thay đổi chế độ tỷ giá 3 nấc trong thời gian trước mắt. Thay vào đó, Tổng thống Maduro muốn tăng nguồn thu ngoại tệ bằng cách phát triển ngành khai mỏ và các dự án hóa dầu, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô.
Trên thị trường tự do, 1 USD hiện tương đương 725 Bolivar. Người dân Venezuela hầu như chỉ thể mua ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” vì không thể xin phép được chính quyền để mua ngoại tệ với 3 nấc tỷ giá chính thức là 6,3 Bolivar/USD, 12,8 Bolivar/USD, và 200 Bolivar/USD.
Mức lương hàng tháng tối thiểu ở Venezuela hiện là 7.422 Bolivar, tương đương 37 USD, nếu tính theo mức tỷ giá hối đoái chính thức yếu nhất của đồng nội tệ, và chỉ bằng 10 USD nếu tính theo tỷ giá tự do.
Một chế độ tỷ giá thống nhất sẽ là điều “không tưởng” chừng nào nền kinh tế Venezuela chưa được đa dạng hóa và sản lượng hàng hóa sản xuất trong nước còn ở mức thấp, theo vị quan chức. Ông này cũng cho biết tỷ giá “chợ đen” ở Venezuela hiện đang nằm dưới sự thao túng của các nhà giao dịch ở Cucuta, Columbia và một website có tên Dolartoday.com có máy chủ đặt ở Miami, Mỹ.
Vị quan chức nói rằng Venezuela vẫn sẵn sàng trả nợ nước ngoài và có thể xem xét bán dự trữ vàng trong trường hợp cần thiết.
Theo dữ liệu của Bloomberg, dự trữ ngoại hối của Venezuela đã giảm xuống mức 15,4 tỷ USD tính đến hôm 27/7, mức thấp nhất trong 12 năm. Sau đó, dự trữ này đã tăng lên mức 16,5 tỷ USD.
Theo nguồn tin, những khoản vay mới từ Trung Quốc sẽ dần dần được phản ánh vào dự trữ ngoại hối của Venezuela.
Nguồn tin là quan chức cấp cao Chính phủ Venezuela cho hay, hai đồng tiền mới, với mệnh giá có thể là 500 Bolivar và 1.000 Bolivar, dự kiến sẽ được công bố sau kỳ bầu cử Quốc hội ở nước này vào ngày 6/12 tới và sẽ được đưa vào lưu hành trong năm 2016.
Lạm phát leo thang và giá trị đồng nội tệ sụt thê thảm là nguyên nhân vì sao người dân Venezuela phải mang theo hàng bịch tiền lớn, thay vì đựng tiền trong ví, khi đi mua những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Theo một vị quan chức Chính phủ Venezuela, tốc độ lạm phát hiện đã cao nhất thế giới của nước này có thể lên tới 150% vào cuối năm nay. Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã dừng công bố các thống kê kinh tế định kỳ từng tháng 12 năm ngoái, thời điểm mức lạm phát được công bố là 69%.
Để mua một chiếc TV Samsung 24 inch với giá tại một trung tâm thương mại ở phía Đông thủ đô Caracas, một khách hàng phải cần tới ít nhất 1.280 tờ tiền với tổng mệnh giá là 128.000 Bolivar. Một số ngân hàng Venezuela đã phải hạ mức giới hạn rút tiền từ ATM mỗi ngày do khan hiếm tiền mệnh giá cao.
Theo nguồn tin là vị quan chức Chính phủ Venezuela, nước này hiện không có kế hoạch thay đổi chế độ tỷ giá 3 nấc trong thời gian trước mắt. Thay vào đó, Tổng thống Maduro muốn tăng nguồn thu ngoại tệ bằng cách phát triển ngành khai mỏ và các dự án hóa dầu, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô.
Trên thị trường tự do, 1 USD hiện tương đương 725 Bolivar. Người dân Venezuela hầu như chỉ thể mua ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” vì không thể xin phép được chính quyền để mua ngoại tệ với 3 nấc tỷ giá chính thức là 6,3 Bolivar/USD, 12,8 Bolivar/USD, và 200 Bolivar/USD.
Mức lương hàng tháng tối thiểu ở Venezuela hiện là 7.422 Bolivar, tương đương 37 USD, nếu tính theo mức tỷ giá hối đoái chính thức yếu nhất của đồng nội tệ, và chỉ bằng 10 USD nếu tính theo tỷ giá tự do.
Một chế độ tỷ giá thống nhất sẽ là điều “không tưởng” chừng nào nền kinh tế Venezuela chưa được đa dạng hóa và sản lượng hàng hóa sản xuất trong nước còn ở mức thấp, theo vị quan chức. Ông này cũng cho biết tỷ giá “chợ đen” ở Venezuela hiện đang nằm dưới sự thao túng của các nhà giao dịch ở Cucuta, Columbia và một website có tên Dolartoday.com có máy chủ đặt ở Miami, Mỹ.
Vị quan chức nói rằng Venezuela vẫn sẵn sàng trả nợ nước ngoài và có thể xem xét bán dự trữ vàng trong trường hợp cần thiết.
Theo dữ liệu của Bloomberg, dự trữ ngoại hối của Venezuela đã giảm xuống mức 15,4 tỷ USD tính đến hôm 27/7, mức thấp nhất trong 12 năm. Sau đó, dự trữ này đã tăng lên mức 16,5 tỷ USD.
Theo nguồn tin, những khoản vay mới từ Trung Quốc sẽ dần dần được phản ánh vào dự trữ ngoại hối của Venezuela.