Những con số “biết nói” về kinh tế Venezuela
Lạm phát ở Venezuela sẽ đạt mức 159% trong năm nay, cao nhất thế giới
Vào ngày thứ Bảy tuần này, người dân Venezuela sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra 167 nghị sỹ Quốc hội. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này xuống dốc trầm trọng.
Không chỉ điêu đứng vì giá dầu giảm sâu, Venezuela còn phải đương đầu với lạm phát cao ngất ngưởng và tình trạng thiếu thốn kinh niên những mặt hàng thiết yếu.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho rằng tình cảnh của Venezuela hiện nay là do “cuộc chiến kinh tế” mà “kẻ thù trong và ngoài nước” gây ra. Trong khi đó, phe đối lập và nhiều chuyên gia nói kinh tế Venezuela suy sụp là do các chính sách quản lý kinh tế sai lầm như áp đặt giá cả và kiểm soát tỷ giá.
Cho dù đảng nào nào giành đa số ghế trong Quốc hội Venezuela trong cuộc bầu cử lần này, thì phe chiến thắng chắc chắn sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế không dễ sớm giải quyết.
Dưới đây là một vài con số “biết nói” về kinh tế Venezuela mà hãng tin BBC điểm lại.
Nền kinh tế Venezuela có sự phụ thuộc lớn vào dầu lửa. “Vàng đen” chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Bởi vậy, việc giá dầu giảm từ 115 USD/thùng vào tháng 6/2014 xuống dưới ngưỡng 50 USD/thùng hiện nay đã khiến kinh tế Venezuela suy thoái sâu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Venezuela suy giảm 10% trong năm nay và giảm thêm 6% trong năm 2016.
Tổng thống Maduro đã gây sức ép đòi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) mà Venezuela là một thành viên giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên mức ít nhất 88 USD/thùng. Tuy nhiên, OPEC lại muốn giữ sản lượng để giữ thị phần.
Bởi vậy, Venezuela đã phải chuẩn bị cho kịch bản giá dầu thấp kéo dài. Đầu tuần này, Quốc hội Venezuela thông qua kế hoạch ngân sách năm 2016 với dự báo giá dầu ở mức 40 USD/thùng.
Trong hai năm qua, đi siêu thị trở thành một công việc tiêu tốn nhiều thời gian của người dân Venezuela.
Một nghiên cứu do công ty thăm dò dư luận Datanalisis cho thấy người Venezuela phải mất trung bình 5 giờ mỗi tuần vào việc mua thực phẩm và phải vào tới 4 cửa hàng tìm hàng để mua. Thậm chí, sau nhiều giờ xếp hàng, nhiều người phải về nhà tay trắng vì không mua được thứ gì.
Những thứ khó mua nhất là 42 mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ Venezuela kiểm soát giá, trong đó có sữa, gạo, cà phê, đường, bột ngô và dầu ăn.
Liên đoàn Dược Venezuela ước tính, đa số các hiệu thuốc trên toàn quốc ở nước này đang trong tình trạng thiếu hàng khoảng 70%.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ IMF, lạm phát ở Venezuela sẽ đạt mức 159% trong năm nay, cao nhất thế giới, và còn lên tới 200% vào năm 2016.
Từ đầu năm đến nay, Venezuela chưa lần nào công bố thống kê về lạm phát. Mới đây, Tổng thống Maduro nói lạm phát năm 2015 ở nước này có thể vào khoảng 85%.
Để chống lạm phát, Chính phủ Venezuela tung các biện pháp kiểm soát giá. Chẳng hạn, mới đây, giá của một hộp 30 quả trứng được cố định ở mức 420 Bolivar (tiền tệ của Venezuela). Tuy nhiên, nhiều người dân cho biết họ phải mua trứng trên chợ đen với giá cao gấp 3 lần.
Venezuela có 3 tỷ giá hối đoái chính thức và một tỷ giá hối đoái “chợ đen”.
Hai tỷ giá chính thức đầu tiên được sử dụng cho việc nhập khẩu hàng hóa mà Chính phủ cho là thiết yếu như thực phẩm, thuốc men... Tỷ giá chính thức thứ ba dành cho người dân Venezuela không được mua USD với giá ưu đãi.
Tuy vậy, tỷ giá “chợ đen” mới là tỷ giá mà nhiều người Venezuela sử dụng, bởi rất khó để đổi được ngoại tệ theo tỷ giá chính thức.
Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và “chợ đen” là rất lớn. Theo tỷ giá chính thức thấp nhất, chỉ 6,3 Bolivar đổi 1 USD. Tuy nhiên, trên thị trường tự do, phải 800 Bolivar mới đổi được 1 USD.
Một trong những thành tựu lớn nhất mà cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đạt được khi còn đương nhiệm là giảm mạnh tỷ lệ người nghèo ở nước này thông qua đầu tư mạnh cho các chương trình xã hội. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại suy thoái kinh tế hiện nay sẽ đảo ngược tiến trình này.
Một nghiên cứu gần đây do 3 trường đại học của Venezuela phối hợp thực hiện cho thấy tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo ở Venezuela hiện là 73%, từ mức 27% vào năm 2013. Tuy nhiên, Chính phủ Venezuela phủ nhận nghiên cứu này, nói rằng tỷ lệ nghèo ở nước này giảm trong năm 2015.
Không chỉ điêu đứng vì giá dầu giảm sâu, Venezuela còn phải đương đầu với lạm phát cao ngất ngưởng và tình trạng thiếu thốn kinh niên những mặt hàng thiết yếu.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho rằng tình cảnh của Venezuela hiện nay là do “cuộc chiến kinh tế” mà “kẻ thù trong và ngoài nước” gây ra. Trong khi đó, phe đối lập và nhiều chuyên gia nói kinh tế Venezuela suy sụp là do các chính sách quản lý kinh tế sai lầm như áp đặt giá cả và kiểm soát tỷ giá.
Cho dù đảng nào nào giành đa số ghế trong Quốc hội Venezuela trong cuộc bầu cử lần này, thì phe chiến thắng chắc chắn sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế không dễ sớm giải quyết.
Dưới đây là một vài con số “biết nói” về kinh tế Venezuela mà hãng tin BBC điểm lại.
Nền kinh tế Venezuela có sự phụ thuộc lớn vào dầu lửa. “Vàng đen” chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Bởi vậy, việc giá dầu giảm từ 115 USD/thùng vào tháng 6/2014 xuống dưới ngưỡng 50 USD/thùng hiện nay đã khiến kinh tế Venezuela suy thoái sâu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Venezuela suy giảm 10% trong năm nay và giảm thêm 6% trong năm 2016.
Tổng thống Maduro đã gây sức ép đòi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) mà Venezuela là một thành viên giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên mức ít nhất 88 USD/thùng. Tuy nhiên, OPEC lại muốn giữ sản lượng để giữ thị phần.
Bởi vậy, Venezuela đã phải chuẩn bị cho kịch bản giá dầu thấp kéo dài. Đầu tuần này, Quốc hội Venezuela thông qua kế hoạch ngân sách năm 2016 với dự báo giá dầu ở mức 40 USD/thùng.
Trong hai năm qua, đi siêu thị trở thành một công việc tiêu tốn nhiều thời gian của người dân Venezuela.
Một nghiên cứu do công ty thăm dò dư luận Datanalisis cho thấy người Venezuela phải mất trung bình 5 giờ mỗi tuần vào việc mua thực phẩm và phải vào tới 4 cửa hàng tìm hàng để mua. Thậm chí, sau nhiều giờ xếp hàng, nhiều người phải về nhà tay trắng vì không mua được thứ gì.
Những thứ khó mua nhất là 42 mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ Venezuela kiểm soát giá, trong đó có sữa, gạo, cà phê, đường, bột ngô và dầu ăn.
Liên đoàn Dược Venezuela ước tính, đa số các hiệu thuốc trên toàn quốc ở nước này đang trong tình trạng thiếu hàng khoảng 70%.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ IMF, lạm phát ở Venezuela sẽ đạt mức 159% trong năm nay, cao nhất thế giới, và còn lên tới 200% vào năm 2016.
Từ đầu năm đến nay, Venezuela chưa lần nào công bố thống kê về lạm phát. Mới đây, Tổng thống Maduro nói lạm phát năm 2015 ở nước này có thể vào khoảng 85%.
Để chống lạm phát, Chính phủ Venezuela tung các biện pháp kiểm soát giá. Chẳng hạn, mới đây, giá của một hộp 30 quả trứng được cố định ở mức 420 Bolivar (tiền tệ của Venezuela). Tuy nhiên, nhiều người dân cho biết họ phải mua trứng trên chợ đen với giá cao gấp 3 lần.
Venezuela có 3 tỷ giá hối đoái chính thức và một tỷ giá hối đoái “chợ đen”.
Hai tỷ giá chính thức đầu tiên được sử dụng cho việc nhập khẩu hàng hóa mà Chính phủ cho là thiết yếu như thực phẩm, thuốc men... Tỷ giá chính thức thứ ba dành cho người dân Venezuela không được mua USD với giá ưu đãi.
Tuy vậy, tỷ giá “chợ đen” mới là tỷ giá mà nhiều người Venezuela sử dụng, bởi rất khó để đổi được ngoại tệ theo tỷ giá chính thức.
Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và “chợ đen” là rất lớn. Theo tỷ giá chính thức thấp nhất, chỉ 6,3 Bolivar đổi 1 USD. Tuy nhiên, trên thị trường tự do, phải 800 Bolivar mới đổi được 1 USD.
Một trong những thành tựu lớn nhất mà cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đạt được khi còn đương nhiệm là giảm mạnh tỷ lệ người nghèo ở nước này thông qua đầu tư mạnh cho các chương trình xã hội. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại suy thoái kinh tế hiện nay sẽ đảo ngược tiến trình này.
Một nghiên cứu gần đây do 3 trường đại học của Venezuela phối hợp thực hiện cho thấy tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo ở Venezuela hiện là 73%, từ mức 27% vào năm 2013. Tuy nhiên, Chính phủ Venezuela phủ nhận nghiên cứu này, nói rằng tỷ lệ nghèo ở nước này giảm trong năm 2015.