Toshiba dính bê bối kế toán 1,2 tỷ USD
Đây là vụ bê bối kế toán lớn nhất của doanh nghiệp Nhật kể từ vụ bê bối 1,7 tỷ USD của tập đoàn Olympus hồi năm 2011
Tập đoàn Toshiba của Nhật Bản vừa cho biết sẽ điều chỉnh giảm lợi nhuận một khoản ít nhất 152 tỷ Yên, tương đương 1,2 tỷ USD, sau khi bị phát hiện “thổi phồng” lợi nhuận trong suốt nhiều năm liên tiếp.
Theo hãng tin Bloomberg, trong vụ bê bối kế toán làm sứt mẻ hình ảnh của một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Nhật Bản, các nhà điều hành của Toshiba đã đặt ra những mục tiêu lợi nhuận phi thực tế, từ đó dẫn đến những sai lệch trong kế toán. Vụ bê bối này bị phát hiện bởi một cuộc điều tra do một bên thứ ba độc lập tiến hành và được công bố ngày 20/7.
Báo cáo điều tra cho biết, các sai lệch trong báo cáo lợi nhuận của Toshiba đã được che giấu “một cách điệu nghệ” khỏi giới quan sát bên ngoài.
Đương kim Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Toshiba, ông Hisao Tanaka và hai người tiền nhiệm trong đó có ông Norio Sasaki đã tìm cách trì hoãn đưa các khoản thua lỗ vào sổ sách, trong khi cấp dưới của họ không thể chống lại chỉ đạo của cấp trên, theo báo cáo. Với kết quả điều tra này, Toshiba cho biết sẽ cắt giảm lợi nhuận đã được báo cáo của hơn 6 năm.
Đây là vụ bê bối kế toán lớn nhất của doanh nghiệp Nhật kể từ vụ bê bối 1,7 tỷ USD của tập đoàn Olympus hồi năm 2011.
Từ khi Toshiba lần đầu tiên công bố tiến hành cuộc điều tra kế toán vào hôm 8/5 tới nay, giá cổ phiếu hãng này đã giảm 20%, trong khi chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật tăng 7%.
Để chịu trách nhiệm vì vụ bê bối này, Chủ tịch kiêm CEO của Toshiba, ông Tanaka ngày 21/7 đã tuyên bố từ chức sau 2 năm cầm quyền. Cùng từ chức với ông Tanaka còn có ông Sasaki, người đang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Toshiba, và ông Atsutoshi Nishida - một cựu Chủ tịch hiện đang giữ vai trò cố vấn.
Ban đầu, Toshiba phát hiện sai lệch kế toán liên quan tới các dự án hạ tầng của công ty, thuộc các lĩnh vực hạt nhân, thủy điện, thiết bị điện gió, kiểm soát không lưu và hệ thống đường sắt. Sau đó, hãng bổ nhiệm một ủy ban độc lập để mở rộng điều tra sang các lĩnh vực sản phẩm nghe nhìn, máy tính cá nhân (PC) và sản xuất con chip.
Theo báo cáo điều tra, việc làm sai lệch sổ sách kế toán ở Toshiba đã diễn ra dưới 3 đời CEO liên tiếp, gồm đương kim CEO Tanaka, và hai người tiền nhiệm Sasaki (2009-2013), và Atsutoshi Nishida (2005-2009).
Cả ba vị CEO này đều gây sức ép đòi đạt mục tiêu doanh số cao, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, báo cáo cho biết. Cũng theo báo cáo, Toshiba có một hệ thống mà theo đó CEO có quyền đặt ra “thử thách” cho cấp dưới chinh phục.
Trong một số trường hợp, “thử thách” được đưa ra không lâu trước khi kết thúc một quý hoặc một năm tài khóa, buộc cấp dưới phải trì hoãn ghi các khoản thua lỗ hoặc thúc đẩy doanh số để đáp ứng kỳ vọng của cấp trên, theo báo cáo.
Theo hãng tin Bloomberg, trong vụ bê bối kế toán làm sứt mẻ hình ảnh của một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Nhật Bản, các nhà điều hành của Toshiba đã đặt ra những mục tiêu lợi nhuận phi thực tế, từ đó dẫn đến những sai lệch trong kế toán. Vụ bê bối này bị phát hiện bởi một cuộc điều tra do một bên thứ ba độc lập tiến hành và được công bố ngày 20/7.
Báo cáo điều tra cho biết, các sai lệch trong báo cáo lợi nhuận của Toshiba đã được che giấu “một cách điệu nghệ” khỏi giới quan sát bên ngoài.
Đương kim Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Toshiba, ông Hisao Tanaka và hai người tiền nhiệm trong đó có ông Norio Sasaki đã tìm cách trì hoãn đưa các khoản thua lỗ vào sổ sách, trong khi cấp dưới của họ không thể chống lại chỉ đạo của cấp trên, theo báo cáo. Với kết quả điều tra này, Toshiba cho biết sẽ cắt giảm lợi nhuận đã được báo cáo của hơn 6 năm.
Đây là vụ bê bối kế toán lớn nhất của doanh nghiệp Nhật kể từ vụ bê bối 1,7 tỷ USD của tập đoàn Olympus hồi năm 2011.
Từ khi Toshiba lần đầu tiên công bố tiến hành cuộc điều tra kế toán vào hôm 8/5 tới nay, giá cổ phiếu hãng này đã giảm 20%, trong khi chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật tăng 7%.
Để chịu trách nhiệm vì vụ bê bối này, Chủ tịch kiêm CEO của Toshiba, ông Tanaka ngày 21/7 đã tuyên bố từ chức sau 2 năm cầm quyền. Cùng từ chức với ông Tanaka còn có ông Sasaki, người đang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Toshiba, và ông Atsutoshi Nishida - một cựu Chủ tịch hiện đang giữ vai trò cố vấn.
Ban đầu, Toshiba phát hiện sai lệch kế toán liên quan tới các dự án hạ tầng của công ty, thuộc các lĩnh vực hạt nhân, thủy điện, thiết bị điện gió, kiểm soát không lưu và hệ thống đường sắt. Sau đó, hãng bổ nhiệm một ủy ban độc lập để mở rộng điều tra sang các lĩnh vực sản phẩm nghe nhìn, máy tính cá nhân (PC) và sản xuất con chip.
Theo báo cáo điều tra, việc làm sai lệch sổ sách kế toán ở Toshiba đã diễn ra dưới 3 đời CEO liên tiếp, gồm đương kim CEO Tanaka, và hai người tiền nhiệm Sasaki (2009-2013), và Atsutoshi Nishida (2005-2009).
Cả ba vị CEO này đều gây sức ép đòi đạt mục tiêu doanh số cao, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, báo cáo cho biết. Cũng theo báo cáo, Toshiba có một hệ thống mà theo đó CEO có quyền đặt ra “thử thách” cho cấp dưới chinh phục.
Trong một số trường hợp, “thử thách” được đưa ra không lâu trước khi kết thúc một quý hoặc một năm tài khóa, buộc cấp dưới phải trì hoãn ghi các khoản thua lỗ hoặc thúc đẩy doanh số để đáp ứng kỳ vọng của cấp trên, theo báo cáo.