Triều Tiên ra điều kiện với Mỹ về ngừng thử hạt nhân
Lần đầu tiên nước này đưa ra các điều kiện của mình kể từ khi tuyên bố thử bom nhiệt hạch
Triều Tiên đưa ra đề xuất sẽ ngừng các vụ thử hạt nhân nếu Mỹ dừng việc tập trận chung với Hàn Quốc - một động thái nhượng bộ sau khi Mỹ và Nhật Bản đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm siết trừng phạt đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ tư của nước này.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA ngày 15/1 đăng tải một tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này nói Triều Tiên sẽ không cung cấp vũ khí hạt nhân và chuyển giao công nghệ liên quan cho bất kỳ ai, và sẽ không sử dụng bom hạt nhân “một cách bất cẩn”.
Tuy nhiên, tuyên bố cũng nói Triều Tiên vẫn sẽ tự trang bị cho mình khả năng tấn công và trả đũa bằng bom hạt nhân và Mỹ nên “làm quen với việc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân”.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản dự kiến sẽ có cuộc gặp ở Tokyo vào ngày 16/1 để cân nhắc các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với Triều Tiên và giành sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề này.
Tuyên bố ngày 15/1 của Triều Tiên đánh dấu lần đầu tiên nước này đưa ra các điều kiện của mình kể từ khi tuyên bố thử bom nhiệt hạch vào hôm 6/1.
“Đây không phải là một đề xuất thuyết phục cho lắm. Từ chỗ có lập trường rất gây hấn, họ đã tỏ ra hòa giải. Nhưng tôi cho rằng, bất kỳ đề xuất nào của Triều Tiên đòi Mỹ dừng tập trận chung với Hàn Quốc đều là không khả thi”, ông John Nilsson-Wright, người đứng đầu Chương trình châu Á thuộc Chatham House, nhận định.
Washington đến nay vẫn duy trì quan điểm rằng cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn hoàn toàn chỉ nhằm mục đích phòng thủ, trong khi Bình Nhưỡng nói các cuộc tập trận này là nhằm chuẩn bị cho việc tấn công Triều Tiên.
Bình Nhưỡng giữ nguyên lập trường đòi có một hiệp ước hòa bình với Mỹ để chính thức khép lại cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 - cuộc chiến mà về mặt kỹ thuật vẫn còn duy trì cho tới ngày nay vì hai bên mới chỉ đạt một thỏa thuận ngừng bắn.
Sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, Hàn Quốc đã nối lại các chương trình phát thanh tuyên truyền ở biên giới giữa hai miền. Mỹ đã điều một máy bay ném bom B-52 tới bay trên bầu trời Hàn Quốc nhằm thị uy Triều Tiên.
Hôm thứ Tư tuần này, các nhà đàm phán hạt nhân của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã gặp tại Seoul để bắt đầu các cuộc thảo luận về vấn đề Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần ra nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Trung Quốc, một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an, đồng thời là đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng, đã kêu gọi các bên quay lại các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên để tháo gỡ thế bế tắc hiện nay.
Trong tuyên bố ngày 15/1, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói nước này không muốn làm gia tăng căng thẳng, và chương trình phát thanh tuyên truyền của Hàn Quốc là một “hành động gây hấn”. Triều Tiên cần một môi trường hòa bình và ổn định để đạt mục tiêu quan trọng hàng đầu của mình là phát triển kinh tế, tuyên bố nói.
Trước vụ thử ngày 6/1 vừa qua, Bình Nhưỡng đã tiến hành thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013. Sau mỗi lần thử, Triều Tiên lại bị siết chặt trừng phạt.
Các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã bị ngưng trệ từ năm 2008. Mỹ nói sẽ không tham gia lại cuộc đàm phán này trừ phi Bình Nhưỡng có những bước đi rõ ràng tiến tới đóng băng chương trình hạt nhân của mình.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA ngày 15/1 đăng tải một tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này nói Triều Tiên sẽ không cung cấp vũ khí hạt nhân và chuyển giao công nghệ liên quan cho bất kỳ ai, và sẽ không sử dụng bom hạt nhân “một cách bất cẩn”.
Tuy nhiên, tuyên bố cũng nói Triều Tiên vẫn sẽ tự trang bị cho mình khả năng tấn công và trả đũa bằng bom hạt nhân và Mỹ nên “làm quen với việc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân”.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản dự kiến sẽ có cuộc gặp ở Tokyo vào ngày 16/1 để cân nhắc các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với Triều Tiên và giành sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề này.
Tuyên bố ngày 15/1 của Triều Tiên đánh dấu lần đầu tiên nước này đưa ra các điều kiện của mình kể từ khi tuyên bố thử bom nhiệt hạch vào hôm 6/1.
“Đây không phải là một đề xuất thuyết phục cho lắm. Từ chỗ có lập trường rất gây hấn, họ đã tỏ ra hòa giải. Nhưng tôi cho rằng, bất kỳ đề xuất nào của Triều Tiên đòi Mỹ dừng tập trận chung với Hàn Quốc đều là không khả thi”, ông John Nilsson-Wright, người đứng đầu Chương trình châu Á thuộc Chatham House, nhận định.
Washington đến nay vẫn duy trì quan điểm rằng cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn hoàn toàn chỉ nhằm mục đích phòng thủ, trong khi Bình Nhưỡng nói các cuộc tập trận này là nhằm chuẩn bị cho việc tấn công Triều Tiên.
Bình Nhưỡng giữ nguyên lập trường đòi có một hiệp ước hòa bình với Mỹ để chính thức khép lại cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 - cuộc chiến mà về mặt kỹ thuật vẫn còn duy trì cho tới ngày nay vì hai bên mới chỉ đạt một thỏa thuận ngừng bắn.
Sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, Hàn Quốc đã nối lại các chương trình phát thanh tuyên truyền ở biên giới giữa hai miền. Mỹ đã điều một máy bay ném bom B-52 tới bay trên bầu trời Hàn Quốc nhằm thị uy Triều Tiên.
Hôm thứ Tư tuần này, các nhà đàm phán hạt nhân của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã gặp tại Seoul để bắt đầu các cuộc thảo luận về vấn đề Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần ra nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Trung Quốc, một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an, đồng thời là đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng, đã kêu gọi các bên quay lại các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên để tháo gỡ thế bế tắc hiện nay.
Trong tuyên bố ngày 15/1, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói nước này không muốn làm gia tăng căng thẳng, và chương trình phát thanh tuyên truyền của Hàn Quốc là một “hành động gây hấn”. Triều Tiên cần một môi trường hòa bình và ổn định để đạt mục tiêu quan trọng hàng đầu của mình là phát triển kinh tế, tuyên bố nói.
Trước vụ thử ngày 6/1 vừa qua, Bình Nhưỡng đã tiến hành thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013. Sau mỗi lần thử, Triều Tiên lại bị siết chặt trừng phạt.
Các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã bị ngưng trệ từ năm 2008. Mỹ nói sẽ không tham gia lại cuộc đàm phán này trừ phi Bình Nhưỡng có những bước đi rõ ràng tiến tới đóng băng chương trình hạt nhân của mình.