Trump ký sắc lệnh xóa chính sách chống biến đổi khí hậu
Động thái ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của một liên minh gồm 23 bang và chính quyền địa phương
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/3 đã ký một sắc lệnh xóa bỏ các quy chế chống biến đổi khí hậu đặt ra dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama, thực hiện lời hứa mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử về hỗ trợ ngành than, đồng thời đặt ra câu hỏi xung quanh sự ủng hộ của Mỹ đối với thỏa thuận quốc tế về chống sự ấm lên toàn cầu.
Theo tin từ Reuters, tại trụ sở Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), Trump đã đặt bút ký vào sắc lệnh mang tên “Sự độc lập năng lượng”, xung quanh ông là lãnh đạo các công ty hàng đầu ngành than Mỹ.
Động thái trên của tân Tổng thống ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của một liên minh gồm 23 bang và chính quyền địa phương, cũng như các nhóm bảo vệ môi trường. Trong số này có các bang California, Massachusetts, và Virginia, cùng các thành phố Chicago, Philadelphia, Boulder, và Colorado. Những người phản đối gọi sắc lệnh của Trump là một mối đe dọa đối với sức khỏe công chúng và thề sẽ đâm đơn kiện.
Mục tiêu chính mà sắc lệnh được ông Trump ký ngày 28/3 là Kế hoạch Năng lượng sạch của ông Obama về yêu cầu các tiểu bang cắt giảm lượng khí thải carbon của các nhà máy điện. Kế hoạch này là một nhân tố chính trong khả năng của nước Mỹ về đáp ứng các cam kết theo thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mà gần 200 quốc gia đã tham gia tại Paris vào năm 2015.
Sắc lệnh trên cũng xóa bỏ lệnh cấm về thuê mỏ than trên đất liên bang, xóa các quy định về giảm khí thải methane từ việc sản xuất dầu khí, đồng thời hạ yêu cầu về khối lượng các loại khí thải carbon và gây biến đổi khí hậu trong các quyết định chính sách và cấp phép cơ sở hạ tầng. Khí carbon dioxide và khí methane là hai loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính chính mà các nhà khoa học coi là thủ phạm khiến Trái Đất ấm lên.
“Tôi đang thực hiện những bước đi lịch sử nhằm gỡ bỏ những hạn chế đối với ngành năng lượng của Mỹ, đảo ngược sự can thiệp bừa của Chính phủ và bãi bỏ những quy định gây mất việc làm”, ông Trump nói trong tiếng vỗ tay của các lãnh đạo ngành than Mỹ. Giá cổ phiếu của các công ty than ngay lập tức tăng điểm.
Sắc lệnh trên là động thái cứng rắn nhất đến nay của Trump trong nỗ lực nới lỏng các quy chế môi trường nhằm hỗ trợ ngành khai mỏ và khoan tìm dầu - lời hứa mà ông liên tục nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm ngoái.
Các nhà phân tích và các công ty năng lượng đã đặt câu hỏi liệu những động thái này của ông Trump có tác động nhiều hay không đến ngành của họ. Trong khi đó, các nhà bảo vệ môi trường gọi đó là những động thái bất cẩn.
“Tôi không thể nói là sắc lệnh này sẽ tạo được bao nhiêu việc làm, nhưng tôi có thể nói rằng sắc lệnh đem đến sự tin tưởng về cam kết của chính quyền này đối với ngành than”, ông Tyler White, Chủ tịch Hiệp hội Than Kentucky nói với Reuters.
Kể từ sự kiện Mỹ bị các nước Arab cấm vận dầu lửa hồi thập niên 1970, các đời Tổng thống Mỹ đều đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa nhập khẩu. Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn nhập khoảng 7,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, một số lượng gần đủ để đáp ứng nhu cầu dầu của cả Nhật Bản và Ấn Độ gộp lại.
Phần lớn các nhà khoa học tin rằng việc con người sử dụng dầu mỏ và than làm nhiên liệu là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu, làm gia tăng mực nước biển tới mức nguy hiểm, hạn hán, và những cơn bão lớn thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên, Trump và một số quan chức trong chính quyền ông tỏ ra hoài nghi về biến đổi khí hậu. Khi chạy đua vào Nhà Trắng, Trump đã hứa sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris, cho rằng thỏa thuận này khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp khó.
Từ khi trúng cử Tổng thống, Trump không “đả động” gì đến thỏa thuận Paris nữa, và sắc lệnh của ông cũng không nhắc đến thỏa thuận này.
Theo tin từ Reuters, tại trụ sở Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), Trump đã đặt bút ký vào sắc lệnh mang tên “Sự độc lập năng lượng”, xung quanh ông là lãnh đạo các công ty hàng đầu ngành than Mỹ.
Động thái trên của tân Tổng thống ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của một liên minh gồm 23 bang và chính quyền địa phương, cũng như các nhóm bảo vệ môi trường. Trong số này có các bang California, Massachusetts, và Virginia, cùng các thành phố Chicago, Philadelphia, Boulder, và Colorado. Những người phản đối gọi sắc lệnh của Trump là một mối đe dọa đối với sức khỏe công chúng và thề sẽ đâm đơn kiện.
Mục tiêu chính mà sắc lệnh được ông Trump ký ngày 28/3 là Kế hoạch Năng lượng sạch của ông Obama về yêu cầu các tiểu bang cắt giảm lượng khí thải carbon của các nhà máy điện. Kế hoạch này là một nhân tố chính trong khả năng của nước Mỹ về đáp ứng các cam kết theo thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mà gần 200 quốc gia đã tham gia tại Paris vào năm 2015.
Sắc lệnh trên cũng xóa bỏ lệnh cấm về thuê mỏ than trên đất liên bang, xóa các quy định về giảm khí thải methane từ việc sản xuất dầu khí, đồng thời hạ yêu cầu về khối lượng các loại khí thải carbon và gây biến đổi khí hậu trong các quyết định chính sách và cấp phép cơ sở hạ tầng. Khí carbon dioxide và khí methane là hai loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính chính mà các nhà khoa học coi là thủ phạm khiến Trái Đất ấm lên.
“Tôi đang thực hiện những bước đi lịch sử nhằm gỡ bỏ những hạn chế đối với ngành năng lượng của Mỹ, đảo ngược sự can thiệp bừa của Chính phủ và bãi bỏ những quy định gây mất việc làm”, ông Trump nói trong tiếng vỗ tay của các lãnh đạo ngành than Mỹ. Giá cổ phiếu của các công ty than ngay lập tức tăng điểm.
Sắc lệnh trên là động thái cứng rắn nhất đến nay của Trump trong nỗ lực nới lỏng các quy chế môi trường nhằm hỗ trợ ngành khai mỏ và khoan tìm dầu - lời hứa mà ông liên tục nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm ngoái.
Các nhà phân tích và các công ty năng lượng đã đặt câu hỏi liệu những động thái này của ông Trump có tác động nhiều hay không đến ngành của họ. Trong khi đó, các nhà bảo vệ môi trường gọi đó là những động thái bất cẩn.
“Tôi không thể nói là sắc lệnh này sẽ tạo được bao nhiêu việc làm, nhưng tôi có thể nói rằng sắc lệnh đem đến sự tin tưởng về cam kết của chính quyền này đối với ngành than”, ông Tyler White, Chủ tịch Hiệp hội Than Kentucky nói với Reuters.
Kể từ sự kiện Mỹ bị các nước Arab cấm vận dầu lửa hồi thập niên 1970, các đời Tổng thống Mỹ đều đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa nhập khẩu. Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn nhập khoảng 7,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, một số lượng gần đủ để đáp ứng nhu cầu dầu của cả Nhật Bản và Ấn Độ gộp lại.
Phần lớn các nhà khoa học tin rằng việc con người sử dụng dầu mỏ và than làm nhiên liệu là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu, làm gia tăng mực nước biển tới mức nguy hiểm, hạn hán, và những cơn bão lớn thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên, Trump và một số quan chức trong chính quyền ông tỏ ra hoài nghi về biến đổi khí hậu. Khi chạy đua vào Nhà Trắng, Trump đã hứa sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris, cho rằng thỏa thuận này khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp khó.
Từ khi trúng cử Tổng thống, Trump không “đả động” gì đến thỏa thuận Paris nữa, và sắc lệnh của ông cũng không nhắc đến thỏa thuận này.