“Trung Quốc có thể đã xây nhà sửa chữa máy bay ở biển Đông”
Thông tin này được đưa ra khoảng một tháng sau khi tòa án trọng tài quốc tế ra phán quyết vụ kiện biển Đông
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc dường như đã xây nhà sửa chữa máy bay (hangar) chắc chắn tại một số đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép ở biển Đông.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, Mỹ cho biết, những bức ảnh chụp vào cuối tháng 7 cho thấy nhà sửa chữa máy bay đã được xây dựng ở đá Chữ Thập, Xu Bi, và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hangar này đủ khả năng phục vụ bất kỳ máy bay chiến đấu nào trong không quân Trung Quốc - theo CSIS.
“Ngoài một chuyến thăm chớp nhoáng của một máy bay vận chuyển quân sự tới đá Chữ Thập hồi đầu năm nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã triển khai quân sự tới các cơ sở trên biển Đông. Tuy nhiên, việc xây dựng nhanh chóng các hangar kiên cố tại ba thực thể cho thấy điều này có thể sẽ thay đổi”, một báo cáo của CSIS viết.
Thông tin về những bức ảnh trên được đưa ra khoảng một tháng sau khi tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên biển Đông - một phán quyết mà Trung Quốc một mức không chấp nhận.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc không quân sự hóa biển Đông. Trung Quốc phủ nhận quân sự hóa biển Đông, và đổ lỗi các cuộc tuần tra và tập trận của Mỹ đẩy căng thẳng gia tăng trên biển Đông.
Các mối quan hệ trong khu vực đã căng thẳng kể từ trước và sau phán quyết của tòa trọng tài.
Trung Quốc đã cử máy bay ném bom và chiến đấu cơ tới tuần tra khu vực tranh chấp trên biển Đông - truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm thứ Bảy tuần trước. Cùng với đó, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc hàng trăm tàu Trung Quốc đổ tới khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Theo CSIS, các nhà sửa chữa máy bay mà Trung Quốc xây ở Trường Sa đều cho thấy dấu hiệu của cấu trúc chịu lực.
“Các cấu trúc này đều dày hơn rất nhiều so với cấu trúc dành cho mục đích dân sự”, ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến hàng hải châu Á thuộc CSIS nói với tờ New York Times. “Chúng được thiết kế chịu lực để có thể đối mặt với tấn công”.
Theo CSIS, các công trình khác bao gồm các tháp chưa rõ là gì và các cấu trúc lục giác cũng đã được xây dựng trên các đảo nhân tạo này trong mấy tháng gần đây.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, Mỹ cho biết, những bức ảnh chụp vào cuối tháng 7 cho thấy nhà sửa chữa máy bay đã được xây dựng ở đá Chữ Thập, Xu Bi, và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hangar này đủ khả năng phục vụ bất kỳ máy bay chiến đấu nào trong không quân Trung Quốc - theo CSIS.
“Ngoài một chuyến thăm chớp nhoáng của một máy bay vận chuyển quân sự tới đá Chữ Thập hồi đầu năm nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã triển khai quân sự tới các cơ sở trên biển Đông. Tuy nhiên, việc xây dựng nhanh chóng các hangar kiên cố tại ba thực thể cho thấy điều này có thể sẽ thay đổi”, một báo cáo của CSIS viết.
Thông tin về những bức ảnh trên được đưa ra khoảng một tháng sau khi tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên biển Đông - một phán quyết mà Trung Quốc một mức không chấp nhận.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc không quân sự hóa biển Đông. Trung Quốc phủ nhận quân sự hóa biển Đông, và đổ lỗi các cuộc tuần tra và tập trận của Mỹ đẩy căng thẳng gia tăng trên biển Đông.
Các mối quan hệ trong khu vực đã căng thẳng kể từ trước và sau phán quyết của tòa trọng tài.
Trung Quốc đã cử máy bay ném bom và chiến đấu cơ tới tuần tra khu vực tranh chấp trên biển Đông - truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm thứ Bảy tuần trước. Cùng với đó, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc hàng trăm tàu Trung Quốc đổ tới khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Theo CSIS, các nhà sửa chữa máy bay mà Trung Quốc xây ở Trường Sa đều cho thấy dấu hiệu của cấu trúc chịu lực.
“Các cấu trúc này đều dày hơn rất nhiều so với cấu trúc dành cho mục đích dân sự”, ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến hàng hải châu Á thuộc CSIS nói với tờ New York Times. “Chúng được thiết kế chịu lực để có thể đối mặt với tấn công”.
Theo CSIS, các công trình khác bao gồm các tháp chưa rõ là gì và các cấu trúc lục giác cũng đã được xây dựng trên các đảo nhân tạo này trong mấy tháng gần đây.