Trung Quốc đã ngang hàng với Mỹ về ảnh hưởng trong khoa học
Trung Quốc có những bước tiến đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực khoa học máy tính
Trung Quốc đã trở thành quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong 4/8 môn khoa học chính, ngang bằng với Mỹ - theo đánh giá mới nhất từ Cơ quan Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản.
Tờ báo Nikkei Asian Review cho biết, để đưa ra kết quả trên, Cơ quan Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản đã chọn ra top 10% những nghiên cứu được tham khảo nhiều nhất trong mỗi môn khoa học, sau đó xác định xem tác giả của những nghiên cứu đó là nhà khoa học làm việc ở nước nào trong số các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.
Kết quả, Trung Quốc xếp thứ nhất về các môn khoa học máy tính, toán, khoa học vật liệu, và kỹ thuật. Về phần mình, Mỹ đi đầu về các môn vật lý, khoa học môi trường và Trái Đất, khoa học đời sống cơ bản, và dược lâm sàng.
Mặc dù đạt giải thưởng Nobel ba năm liên tiếp, Nhật Bản chỉ xếp thứ 5 hoặc thứ 6 trong nhiều lĩnh vực.
Trung Quốc có những bước tiến đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực khoa học máy tính. Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3% trong số những nghiên cứu được tham khảo nhiều nhất trong lĩnh vực này vào năm 2000, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên mức 21% vào năm 2015.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới từ năm 2013, và hai siêu máy tính nhanh nhất thế giới vào năm 2016.
Trung Quốc còn đang tiến nhanh trong lĩnh vực vật lý, bộ môn mà các nhà khoa học Mỹ từ lâu chiếm vị trí thống lĩnh. Nước này hiện đang chi hơn 6 tỷ USD để chế tạo máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới. Dự án này có thể đưa Trung Quốc vào vị trí đi đầu trong lĩnh vực vật lý hạt.
Những bước tiến này có được phần lớn là nhờ sự “chịu chi” của Bắc Kinh và một chiến dịch lớn nhằm thu hút nhân tài.
Chi tiêu của Chính phủ và khu vực tư nhân của Trung Quốc cho các hoạt động nghiên cứu đã cao gấp đôi so với Nhật Bản vào năm 2014, và đang tiến nhanh tới mức 460 tỷ USD mỗi năm của Mỹ. Trung Quốc có nhiều nỗ lực để đưa các nhà khoa học Mỹ được đào tạo ở nước ngoài về nước, đồng thời kết nối với các nhà khoa học ở nước khác thông qua các chương trình học tập ở nước ngoài và thay thế tạm thời.
“Trước đây, tôi không nghĩ là Trung Quốc có thể vượt qua được Mỹ ở nhiều lĩnh vực”, bà Yuko Ito thuộc Cơ quan Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản nhận xét.
Trông bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định cắt giảm mạnh chi tiêu cho khoa học, Trung Quốc được dự báo có thể sẽ tiếp tục vượt Mỹ ở nhiều lĩnh vực khác.
Tờ báo Nikkei Asian Review cho biết, để đưa ra kết quả trên, Cơ quan Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản đã chọn ra top 10% những nghiên cứu được tham khảo nhiều nhất trong mỗi môn khoa học, sau đó xác định xem tác giả của những nghiên cứu đó là nhà khoa học làm việc ở nước nào trong số các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.
Kết quả, Trung Quốc xếp thứ nhất về các môn khoa học máy tính, toán, khoa học vật liệu, và kỹ thuật. Về phần mình, Mỹ đi đầu về các môn vật lý, khoa học môi trường và Trái Đất, khoa học đời sống cơ bản, và dược lâm sàng.
Mặc dù đạt giải thưởng Nobel ba năm liên tiếp, Nhật Bản chỉ xếp thứ 5 hoặc thứ 6 trong nhiều lĩnh vực.
Trung Quốc có những bước tiến đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực khoa học máy tính. Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3% trong số những nghiên cứu được tham khảo nhiều nhất trong lĩnh vực này vào năm 2000, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên mức 21% vào năm 2015.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới từ năm 2013, và hai siêu máy tính nhanh nhất thế giới vào năm 2016.
Trung Quốc còn đang tiến nhanh trong lĩnh vực vật lý, bộ môn mà các nhà khoa học Mỹ từ lâu chiếm vị trí thống lĩnh. Nước này hiện đang chi hơn 6 tỷ USD để chế tạo máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới. Dự án này có thể đưa Trung Quốc vào vị trí đi đầu trong lĩnh vực vật lý hạt.
Những bước tiến này có được phần lớn là nhờ sự “chịu chi” của Bắc Kinh và một chiến dịch lớn nhằm thu hút nhân tài.
Chi tiêu của Chính phủ và khu vực tư nhân của Trung Quốc cho các hoạt động nghiên cứu đã cao gấp đôi so với Nhật Bản vào năm 2014, và đang tiến nhanh tới mức 460 tỷ USD mỗi năm của Mỹ. Trung Quốc có nhiều nỗ lực để đưa các nhà khoa học Mỹ được đào tạo ở nước ngoài về nước, đồng thời kết nối với các nhà khoa học ở nước khác thông qua các chương trình học tập ở nước ngoài và thay thế tạm thời.
“Trước đây, tôi không nghĩ là Trung Quốc có thể vượt qua được Mỹ ở nhiều lĩnh vực”, bà Yuko Ito thuộc Cơ quan Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản nhận xét.
Trông bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định cắt giảm mạnh chi tiêu cho khoa học, Trung Quốc được dự báo có thể sẽ tiếp tục vượt Mỹ ở nhiều lĩnh vực khác.