“Trúng thầu trăm tỷ, thanh toán vài trăm tỷ là bình thường”
Cuối cùng, dự án Luật Đầu tư công cũng đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét
Bắt đầu chuẩn bị từ năm 2007, qua nhiều lần lùi, hoãn, sáng 23/9 dự án Luật Đầu tư công cũng đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu tới.
Gồm 6 chương với 74 điều, dự án Luật Đầu tư công, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, sẽ tập trung quy định toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các khoản vốn đầu tư khác có tính chất ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Riêng nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước không đưa vào phạm vi điều chỉnh luật này, dự kiến sẽ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
"Việc thông qua Luật Đầu tư công lúc này vô cùng quan trọng, nếu không thì bó tay với đầu tư dàn trải, lãng phí", ông Vinh tha thiết.
Một trong các nội dung mới được Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh là dự án luật quy định chỉ được phê duyệt chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Bởi, lãng phí nhất hiện nay, theo Bộ trưởng Vinh là nằm ở chủ trương đầu tư.
"Thủ tướng cũng bức xúc nói tại sao đường miền núi mà lại làm to như vậy, rộng 60-70 m, ai quyết định đầu tư? Rồi công trình khổng lồ mấy chục nghìn tỉ đồng quyết cái xong ngay, đến lúc không có tiền mà vẫn cứ phải lao theo", ông Vinh nói.
Vì thiếu chế tài xử lý trách nhiệm, nên theo vị tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư, các chủ tịch tỉnh cứ ký tràn lan rồi đi xin tiền Trung ương. Nhưng với luật này thì ai quyết chủ trương sai, sẽ phải chịu trách nhiệm.
Cũng sốt ruột bởi sự triền miên điều chỉnh giá thầu trong thực tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “than thở” rằng lâu nay, "trúng thầu trăm tỷ, nhưng thanh toán vài trăm tỷ là chuyện bình thường".
Bởi vậy, Chủ tịch yêu cầu luật này phải siết lại, trúng thầu bao nhiêu trả bấy nhiêu, chứ không thể hễ tăng lương hay lạm phát là lại điều chỉnh.
"Tất nhiên ta không cứng quá, những rủi ro mang tính “trời đánh” như thiên tai thì phải chịu, còn tất cả những rủi ro do con người gây ra cần phải được tính toán hết vào dự toán", Chủ tịch lưu ý.
“A - B là chùm khế ngọt (chủ đầu tư và nhà thầu - PV), các đồng chí biết quá kỹ, tôi biết quá kỹ mà chịu không làm gì được, vì cơ quan có thẩm quyền đồng ý hết, phê duyệt hết rồi. Nếu cứ tiếp tục để tình trạng đó thì luật chất lượng kém. Không sửa được điều này thì không chống được tham nhũng, lãng phí. Nguyên tắc là không điều chỉnh giá thầu, chỉ điều chỉnh khi bất khả kháng", Chủ tịch nhấn mạnh.
Gồm 6 chương với 74 điều, dự án Luật Đầu tư công, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, sẽ tập trung quy định toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các khoản vốn đầu tư khác có tính chất ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Riêng nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước không đưa vào phạm vi điều chỉnh luật này, dự kiến sẽ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
"Việc thông qua Luật Đầu tư công lúc này vô cùng quan trọng, nếu không thì bó tay với đầu tư dàn trải, lãng phí", ông Vinh tha thiết.
Một trong các nội dung mới được Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh là dự án luật quy định chỉ được phê duyệt chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Bởi, lãng phí nhất hiện nay, theo Bộ trưởng Vinh là nằm ở chủ trương đầu tư.
"Thủ tướng cũng bức xúc nói tại sao đường miền núi mà lại làm to như vậy, rộng 60-70 m, ai quyết định đầu tư? Rồi công trình khổng lồ mấy chục nghìn tỉ đồng quyết cái xong ngay, đến lúc không có tiền mà vẫn cứ phải lao theo", ông Vinh nói.
Vì thiếu chế tài xử lý trách nhiệm, nên theo vị tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư, các chủ tịch tỉnh cứ ký tràn lan rồi đi xin tiền Trung ương. Nhưng với luật này thì ai quyết chủ trương sai, sẽ phải chịu trách nhiệm.
Cũng sốt ruột bởi sự triền miên điều chỉnh giá thầu trong thực tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “than thở” rằng lâu nay, "trúng thầu trăm tỷ, nhưng thanh toán vài trăm tỷ là chuyện bình thường".
Bởi vậy, Chủ tịch yêu cầu luật này phải siết lại, trúng thầu bao nhiêu trả bấy nhiêu, chứ không thể hễ tăng lương hay lạm phát là lại điều chỉnh.
"Tất nhiên ta không cứng quá, những rủi ro mang tính “trời đánh” như thiên tai thì phải chịu, còn tất cả những rủi ro do con người gây ra cần phải được tính toán hết vào dự toán", Chủ tịch lưu ý.
“A - B là chùm khế ngọt (chủ đầu tư và nhà thầu - PV), các đồng chí biết quá kỹ, tôi biết quá kỹ mà chịu không làm gì được, vì cơ quan có thẩm quyền đồng ý hết, phê duyệt hết rồi. Nếu cứ tiếp tục để tình trạng đó thì luật chất lượng kém. Không sửa được điều này thì không chống được tham nhũng, lãng phí. Nguyên tắc là không điều chỉnh giá thầu, chỉ điều chỉnh khi bất khả kháng", Chủ tịch nhấn mạnh.