Tướng đảo chính Thái Lan lên làm Thủ tướng
Việc ông Prayuth trở thành Thủ tướng Thái Lan không phải là điều gây bất ngờ
Nhà lãnh đạo đảo chính Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha, đã được Quốc hội nước này bỏ phiếu bổ nhiệm vào ghế Thủ tướng hôm nay (21/8).
Quân đội Thái Lan dưới sự chỉ đạo của tướng Prayuth đã tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu vào hôm 22/5, sau 6 tháng nước này chìm trong biểu tình và bạo lực đẫm máu nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Từ đó đến nay, dư luận Thái Lan đã tin chắc rằng, ông Prayuth rốt cục sẽ nắm ghế Thủ tướng.
Việc bổ nhiệm ông Prayuth vào cương vị Thủ tướng được cho là sẽ mở đường tiến tới thành lập một chính phủ lâm thời trong vài tuần tới. Tuy vậy, quyền lực chính trị được cho là sẽ tiếp tục tập trung trong tay vị tướng nay.
Tướng Prayuth từng nói, ông có kế hoạch thúc đẩy cải cách chính trị trong vòng 1 năm trước khi tiến hành một cuộc bầu cử mới, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2015.
Năm nay 60 tuổi, ông Prayuth sẽ nghỉ hưu ở vị trí tư lệnh quân đội Thái Lan vào tháng 9 năm nay, nhưng sẽ tiếp tục giữ chức vụ người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia. Việc bổ nhiệm ông vào ghế Thủ tướng đang chờ sự phê chuẩn của nhà vua Thái Lan.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan sáng nay, tướng Prayuth là ứng cử viên duy nhất cho chức Thủ tướng. Ông được cho là đã nhận được ít nhất một nửa số phiếu bầu, tỷ lệ cần thiết để được bổ nhiệm.
Quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với Australia, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã xấu đi kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vừa qua. Theo một nhà ngoại giao phương Tây ở Bangkok đề nghị giấu tên, việc ông Prayuth trở thành Thủ tướng Thái Lan không phải là điều gây bất ngờ, và về bản chất, điều này không có gì mới bởi trên thực tế vị tướng này đã nắm quyền lực kể từ sau đảo chính.
“Prayuth là một vị tướng, không phải là một chính trị gia được bầu cử dân chủ. Các nước phương Tây sẽ tiếp tục gây sức ép để Thái Lan tiến tới một cuộc bầu cử tự do và bình đẳng”, nhà ngoại giao trên phát biểu.
Ông Gothom Arya, giảng viên Đại học Mahidol của Thái Lan, nhận xét, rất khó để đoán xem tướng Prayuth sẽ làm gì tiếp theo trên cương vị Thủ tướng. “Nếu ông ấy không tôn trọng việc thực thi đúng thời hạn các cải cách, thì chính phủ lâm thời và bầu cử sẽ gặp vấn đề”, ông Gothom phát biểu.
Quân đội Thái Lan dưới sự chỉ đạo của tướng Prayuth đã tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu vào hôm 22/5, sau 6 tháng nước này chìm trong biểu tình và bạo lực đẫm máu nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Từ đó đến nay, dư luận Thái Lan đã tin chắc rằng, ông Prayuth rốt cục sẽ nắm ghế Thủ tướng.
Việc bổ nhiệm ông Prayuth vào cương vị Thủ tướng được cho là sẽ mở đường tiến tới thành lập một chính phủ lâm thời trong vài tuần tới. Tuy vậy, quyền lực chính trị được cho là sẽ tiếp tục tập trung trong tay vị tướng nay.
Tướng Prayuth từng nói, ông có kế hoạch thúc đẩy cải cách chính trị trong vòng 1 năm trước khi tiến hành một cuộc bầu cử mới, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2015.
Năm nay 60 tuổi, ông Prayuth sẽ nghỉ hưu ở vị trí tư lệnh quân đội Thái Lan vào tháng 9 năm nay, nhưng sẽ tiếp tục giữ chức vụ người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia. Việc bổ nhiệm ông vào ghế Thủ tướng đang chờ sự phê chuẩn của nhà vua Thái Lan.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan sáng nay, tướng Prayuth là ứng cử viên duy nhất cho chức Thủ tướng. Ông được cho là đã nhận được ít nhất một nửa số phiếu bầu, tỷ lệ cần thiết để được bổ nhiệm.
Quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với Australia, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã xấu đi kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vừa qua. Theo một nhà ngoại giao phương Tây ở Bangkok đề nghị giấu tên, việc ông Prayuth trở thành Thủ tướng Thái Lan không phải là điều gây bất ngờ, và về bản chất, điều này không có gì mới bởi trên thực tế vị tướng này đã nắm quyền lực kể từ sau đảo chính.
“Prayuth là một vị tướng, không phải là một chính trị gia được bầu cử dân chủ. Các nước phương Tây sẽ tiếp tục gây sức ép để Thái Lan tiến tới một cuộc bầu cử tự do và bình đẳng”, nhà ngoại giao trên phát biểu.
Ông Gothom Arya, giảng viên Đại học Mahidol của Thái Lan, nhận xét, rất khó để đoán xem tướng Prayuth sẽ làm gì tiếp theo trên cương vị Thủ tướng. “Nếu ông ấy không tôn trọng việc thực thi đúng thời hạn các cải cách, thì chính phủ lâm thời và bầu cử sẽ gặp vấn đề”, ông Gothom phát biểu.