“Ưu tiên hàng Việt không có nghĩa là bài hàng ngoại”
Góc nhìn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Chỉ có sự lựa chọn của người tiêu dùng là không quốc gia nào có thể phản đối hay can thiệp.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã bình luận như vậy, khi trò chuyện với VnEconomy về sự cần thiết của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, ưu tiên dùng hàng Việt không có nghĩa là “bài hàng ngoại”, vì hiện nay hàng Việt chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng.
Ông có quan tâm đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”?
Có chứ. Tôi thấy việc làm này rất cần, rất đúng. Tuy nhiên cũng nên làm rõ khái niệm “hàng Việt” là hàng sử dụng 100% nguyên liệu sản xuất trong nước, hay do doanh nghiệp Việt Nam làm hay lắp ráp trong nước …
Chúng ta có rất ít hàng “thuần Việt”. Ví dụ thịt gà, thịt lợn do nông dân nước ta nuôi chẳng hạn, có đến 60% -70% giá thành là do thức ăn mà thức ăn công nghiệp thì lại dùng nguyên liệu ngoại nhập. Ngay hạt gạo cũng có phần của phân bón, thuốc trừ sâu ngoại nữa...
Hay mặt hàng xe hơi hiện nay vẫn đang được bảo hộ, mặc dù phần lớn chi tiết đều là hàng nhập về lắp ráp, thì liệu có bao nhiêu phần giá trị gia tăng được tạo nên tại Việt Nam?
Có lẽ nên thống nhất gọi là hàng sản xuất tại Việt Nam cho dễ trao đổi. Hàng sản xuất trong nước, “made in Việt Nam” thì thường sử dụng lao động trong nước, đóng thuế cho Nhà nước Việt Nam… nên cần ưu tiên sử dụng.
Còn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tôi là rất cần, vì kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp khó khăn, công nhân, nhân dân nhiều người mất việc làm…
Hơn nữa, chúng ta đã gia nhập WTO, sự tự do cạnh tranh được bảo hộ. Chúng ta không được phép ban hành những chính sách dẫn đến phân biệt đối xử đối với nguồn gốc hàng hóa nếu không muốn bị kiện hoặc trả đũa. Chỉ có sự lựa chọn của người tiêu dùng là không nước nào có thể phản đối thôi.
Ví như các doanh nghiệp Mỹ ép Nhật mở cửa thị trường gạo, ép Hàn Quốc nhập thịt bò nhưng dân nước họ không chịu ăn thì cũng chẳng bán được bao nhiêu. Không ai bắt ép chúng ta phải nhập thịt ngoại, nhưng dân mình cứ khoái thịt bò Úc, nho Mỹ táo Tàu thì nông dân biết bán nông sản cho ai? Vậy nên mới cần mở cuộc vận động này.
Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng, ưu tiên dùng hàng Việt nên bắt đầu từ các lãnh đạo các cấp, các ngành?
Làm được thế thì tốt quá. Trước hết, Quốc hội có thể làm gương, bữa ăn không dùng thịt đông lạnh nhập khẩu chẳng hạn, giấy bút có thể dùng toàn hàng nội địa...
Ở nhà đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân có dùng nhiều hàng Việt không ạ?
Nhiều hàng Việt, nhưng là hàng Việt lắp ráp trong nước thôi, ví như xe máy Wave α, tivi Sony... vì hàng thuần Việt không đủ dùng và độ tin cậy thấp, độ đồng đều kém mà dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng thì quá kém. Hàng nhái, hàng giả cũng nhiều nữa…
Nhưng cũng phải có một số hàng Việt được ông ưa dùng chứ?
Có chứ, như cá đồng, thịt lợn, thịt gà ta, gạo dẻo... áo sơ mi Việt Tiến hay cà phê Trung Nguyên. Tôi toàn sử dụng áo Việt Tiến, cũng không đắt đâu, chỉ khoảng hơn trăm ngàn một cái thôi, chất lượng khá tốt.
Và hàng ngoại chất lượng tốt, giá hợp lý vẫn là sự lựa chọn của ông?
Có cách nào khác chăng, khi hiện nay hàng ngoại chiếm ưu thế hoàn toàn trên thị trường, nhất là các hãng danh tiếng.
Ưu tiên dùng hàng Việt không có nghĩa là bài hàng ngoại. Với lại chúng ta là nước xuất khẩu, nếu người ta cũng bài hàng ngoại thì mình bán cho ai?
Thêm nữa, “dung túng” cho cái chưa tốt cũng không phải là tốt, các doanh nghiệp Việt phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng ngoại và bị đào thải, chọn lọc theo quy luật thị trường thì mới tốt lên được. Cũng như việc nhập khẩu cầu thủ ngoại ở giải bóng đá vậy.
Như vậy, theo ông cái gốc của vấn đề ưu tiên dùng hàng Việt là từ các doanh nghiệp?
Từ Nhà nước chứ. Vì có doanh nghiệp nào không muốn bán được hàng đâu. Vai trò của Nhà nước mới là quan trọng. Nhà nước nắm công cụ tuyên truyền và là khách hàng lớn. Nhà nước hoàn toàn có thể định ra quy chuẩn bắt doanh nghiệp phải tuân theo. Nhà nước cần định ra quy tắc ứng xử với người tiêu dùng vì doanh nghiệp phục vụ kém là vì chưa có chuẩn mực. Tức là liên quan đến cả công tác lập pháp, lập quy và hành pháp nữa.
Theo tôi, để thực hiện tốt cuộc vận động này thì phải làm đồng thời cả hai việc: tăng sức cạnh tranh của hàng nội và bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện qua việc “ưu tiên dùng hàng nội” của từng người dân.
Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nói là không thể mãi trông chờ vào lòng tốt của người tiêu dùng được! Vì cái gì cũng vậy, hữu xạ tự nhiên hương.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã bình luận như vậy, khi trò chuyện với VnEconomy về sự cần thiết của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, ưu tiên dùng hàng Việt không có nghĩa là “bài hàng ngoại”, vì hiện nay hàng Việt chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng.
Ông có quan tâm đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”?
Có chứ. Tôi thấy việc làm này rất cần, rất đúng. Tuy nhiên cũng nên làm rõ khái niệm “hàng Việt” là hàng sử dụng 100% nguyên liệu sản xuất trong nước, hay do doanh nghiệp Việt Nam làm hay lắp ráp trong nước …
Chúng ta có rất ít hàng “thuần Việt”. Ví dụ thịt gà, thịt lợn do nông dân nước ta nuôi chẳng hạn, có đến 60% -70% giá thành là do thức ăn mà thức ăn công nghiệp thì lại dùng nguyên liệu ngoại nhập. Ngay hạt gạo cũng có phần của phân bón, thuốc trừ sâu ngoại nữa...
Hay mặt hàng xe hơi hiện nay vẫn đang được bảo hộ, mặc dù phần lớn chi tiết đều là hàng nhập về lắp ráp, thì liệu có bao nhiêu phần giá trị gia tăng được tạo nên tại Việt Nam?
Có lẽ nên thống nhất gọi là hàng sản xuất tại Việt Nam cho dễ trao đổi. Hàng sản xuất trong nước, “made in Việt Nam” thì thường sử dụng lao động trong nước, đóng thuế cho Nhà nước Việt Nam… nên cần ưu tiên sử dụng.
Còn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tôi là rất cần, vì kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp khó khăn, công nhân, nhân dân nhiều người mất việc làm…
Hơn nữa, chúng ta đã gia nhập WTO, sự tự do cạnh tranh được bảo hộ. Chúng ta không được phép ban hành những chính sách dẫn đến phân biệt đối xử đối với nguồn gốc hàng hóa nếu không muốn bị kiện hoặc trả đũa. Chỉ có sự lựa chọn của người tiêu dùng là không nước nào có thể phản đối thôi.
Ví như các doanh nghiệp Mỹ ép Nhật mở cửa thị trường gạo, ép Hàn Quốc nhập thịt bò nhưng dân nước họ không chịu ăn thì cũng chẳng bán được bao nhiêu. Không ai bắt ép chúng ta phải nhập thịt ngoại, nhưng dân mình cứ khoái thịt bò Úc, nho Mỹ táo Tàu thì nông dân biết bán nông sản cho ai? Vậy nên mới cần mở cuộc vận động này.
Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng, ưu tiên dùng hàng Việt nên bắt đầu từ các lãnh đạo các cấp, các ngành?
Làm được thế thì tốt quá. Trước hết, Quốc hội có thể làm gương, bữa ăn không dùng thịt đông lạnh nhập khẩu chẳng hạn, giấy bút có thể dùng toàn hàng nội địa...
Ở nhà đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân có dùng nhiều hàng Việt không ạ?
Nhiều hàng Việt, nhưng là hàng Việt lắp ráp trong nước thôi, ví như xe máy Wave α, tivi Sony... vì hàng thuần Việt không đủ dùng và độ tin cậy thấp, độ đồng đều kém mà dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng thì quá kém. Hàng nhái, hàng giả cũng nhiều nữa…
Nhưng cũng phải có một số hàng Việt được ông ưa dùng chứ?
Có chứ, như cá đồng, thịt lợn, thịt gà ta, gạo dẻo... áo sơ mi Việt Tiến hay cà phê Trung Nguyên. Tôi toàn sử dụng áo Việt Tiến, cũng không đắt đâu, chỉ khoảng hơn trăm ngàn một cái thôi, chất lượng khá tốt.
Và hàng ngoại chất lượng tốt, giá hợp lý vẫn là sự lựa chọn của ông?
Có cách nào khác chăng, khi hiện nay hàng ngoại chiếm ưu thế hoàn toàn trên thị trường, nhất là các hãng danh tiếng.
Ưu tiên dùng hàng Việt không có nghĩa là bài hàng ngoại. Với lại chúng ta là nước xuất khẩu, nếu người ta cũng bài hàng ngoại thì mình bán cho ai?
Thêm nữa, “dung túng” cho cái chưa tốt cũng không phải là tốt, các doanh nghiệp Việt phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng ngoại và bị đào thải, chọn lọc theo quy luật thị trường thì mới tốt lên được. Cũng như việc nhập khẩu cầu thủ ngoại ở giải bóng đá vậy.
Như vậy, theo ông cái gốc của vấn đề ưu tiên dùng hàng Việt là từ các doanh nghiệp?
Từ Nhà nước chứ. Vì có doanh nghiệp nào không muốn bán được hàng đâu. Vai trò của Nhà nước mới là quan trọng. Nhà nước nắm công cụ tuyên truyền và là khách hàng lớn. Nhà nước hoàn toàn có thể định ra quy chuẩn bắt doanh nghiệp phải tuân theo. Nhà nước cần định ra quy tắc ứng xử với người tiêu dùng vì doanh nghiệp phục vụ kém là vì chưa có chuẩn mực. Tức là liên quan đến cả công tác lập pháp, lập quy và hành pháp nữa.
Theo tôi, để thực hiện tốt cuộc vận động này thì phải làm đồng thời cả hai việc: tăng sức cạnh tranh của hàng nội và bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện qua việc “ưu tiên dùng hàng nội” của từng người dân.
Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nói là không thể mãi trông chờ vào lòng tốt của người tiêu dùng được! Vì cái gì cũng vậy, hữu xạ tự nhiên hương.