VAMC có “cứu” ngân hàng cổ phần?
Tháng 10/2013 là tháng đầu tiên VAMC chính thức mua lại nợ xấu của một loạt ngân hàng
Sau 10 tháng ròng rã, lần đầu tiên sức khỏe của khối ngân hàng thương mại cổ phần mới có sự cải thiện một cách khá rõ ràng.
Theo báo cáo tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng đến 31/10/2013, đã có một thay đổi lớn trong các chỉ số tài chính cơ bản. Về mặt số học, tình hình sức khỏe của hệ thống đã tiến thêm một bước quan trọng.
Cụ thể, trong tháng 10/2013, lần đầu tiên trong 10 tháng qua tổng quy mô vốn tự có của khối ngân hàng thương mại cổ phần mới “trở về mặt đất”, cắt tình trạng tăng trưởng âm và có đà bật mạnh so với cuối năm 2012.
Riêng trong tháng 10 vừa qua, tổng quy mô vốn tự có của khối này đã tăng tới gần 6.800 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, lần đầu tiên trong khoảng thời gian đó, tổng quy mô vốn tự có của khối mới trở lại cao hơn tổng quy mô vốn điều lệ (188.778 tỷ đồng so với 188.274 tỷ đồng). Như vậy, tình trạng thua lỗ ăn vào vốn của một số ngân hàng thương mại cổ phần đã có sự khắc phục nhất định.
Trước đó, tháng 1/2013, lần đầu tiên có dữ liệu thống kê công bố hệ thống mới chứng kiến một cú rơi rất mạnh của tổng quy mô vốn tự có khối ngân hàng cổ phần, giảm tới 8,93%, và cũng là lần đầu tiên xuất hiện trạng thái tưởng như nghịch lý: vốn tự có thấp hơn vốn điều lệ (vốn tự có bao gồm vốn điều lệ và các quỹ).
Như vậy, tấm đệm vốn tự có của khối ngân hàng thương mại cổ phần trước những rủi ro, hay trước yêu cầu bảo vệ khách hàng, đã có cải thiện.
Nhìn lại cả quá trình, sự cải thiện đó đã thể hiện trong những tháng gần đây, đặc biệt từ tháng 7/2013. Tuy nhiên, bước tăng tới gần 6.800 tỷ đồng chỉ trong 1 tháng là rất đáng chú ý.
Liệu có một sự trùng hợp không ngẫu nhiên, tháng 10/2013 cũng là tháng đầu tiên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức mua lại nợ xấu của một loạt ngân hàng thương mại, khi chỉ tính riêng trong tháng này, lượng nợ xấu mua lại đã trên 11.000 tỷ đồng?
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo VAMC cho rằng, việc mua lại nợ xấu không tác động nhiều đến quy mô vốn tự có của các ngân hàng thương mại. Thay vào đó, có thể là trong tháng 10 vừa qua một số ngân hàng đã bớt lỗ, thu hồi được nợ xấu và hoàn nhập dự phòng, lợi nhuận đã cải thiện và thể hiện ở quy mô vốn tự có.
"Thua lỗ nhiều thì nó ăn vào vốn thôi, còn VAMC không tác động nhiều đến vốn tự có của họ khi mua lại nợ xấu", lãnh đạo VAMC nói.
Tham vấn tổng giám đốc một ngân hàng thương mại đã bán nợ xấu cho VAMC, thông tin nhận được cũng là khẳng định việc bán lại nợ xấu không tác động nhiều đến vốn tự có. Sau khi bán, ngân hàng sở hữu trái phiếu đặc biệt và hạch toán vào khoản mục đầu tư giấy tờ có giá.
Như vậy, bóng dáng của VAMC ở đây không quá lớn. Theo đó, con số gần 6.800 tỷ đồng chỉ trong một tháng, ngoài phần nhỏ có từ tăng vốn điều lệ, có thể gợi hy vọng hoạt động các ngân hàng đã có chuyển biến ở mức độ đáng kể. Hay sức khỏe của họ đã tốt lên. Ít nhất, sự quan ngại về tình trạng vốn tự có thấp hơn vốn điều lệ đang dần được khỏa lấp
Theo báo cáo tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng đến 31/10/2013, đã có một thay đổi lớn trong các chỉ số tài chính cơ bản. Về mặt số học, tình hình sức khỏe của hệ thống đã tiến thêm một bước quan trọng.
Cụ thể, trong tháng 10/2013, lần đầu tiên trong 10 tháng qua tổng quy mô vốn tự có của khối ngân hàng thương mại cổ phần mới “trở về mặt đất”, cắt tình trạng tăng trưởng âm và có đà bật mạnh so với cuối năm 2012.
Riêng trong tháng 10 vừa qua, tổng quy mô vốn tự có của khối này đã tăng tới gần 6.800 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, lần đầu tiên trong khoảng thời gian đó, tổng quy mô vốn tự có của khối mới trở lại cao hơn tổng quy mô vốn điều lệ (188.778 tỷ đồng so với 188.274 tỷ đồng). Như vậy, tình trạng thua lỗ ăn vào vốn của một số ngân hàng thương mại cổ phần đã có sự khắc phục nhất định.
Trước đó, tháng 1/2013, lần đầu tiên có dữ liệu thống kê công bố hệ thống mới chứng kiến một cú rơi rất mạnh của tổng quy mô vốn tự có khối ngân hàng cổ phần, giảm tới 8,93%, và cũng là lần đầu tiên xuất hiện trạng thái tưởng như nghịch lý: vốn tự có thấp hơn vốn điều lệ (vốn tự có bao gồm vốn điều lệ và các quỹ).
Như vậy, tấm đệm vốn tự có của khối ngân hàng thương mại cổ phần trước những rủi ro, hay trước yêu cầu bảo vệ khách hàng, đã có cải thiện.
Nhìn lại cả quá trình, sự cải thiện đó đã thể hiện trong những tháng gần đây, đặc biệt từ tháng 7/2013. Tuy nhiên, bước tăng tới gần 6.800 tỷ đồng chỉ trong 1 tháng là rất đáng chú ý.
Liệu có một sự trùng hợp không ngẫu nhiên, tháng 10/2013 cũng là tháng đầu tiên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức mua lại nợ xấu của một loạt ngân hàng thương mại, khi chỉ tính riêng trong tháng này, lượng nợ xấu mua lại đã trên 11.000 tỷ đồng?
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo VAMC cho rằng, việc mua lại nợ xấu không tác động nhiều đến quy mô vốn tự có của các ngân hàng thương mại. Thay vào đó, có thể là trong tháng 10 vừa qua một số ngân hàng đã bớt lỗ, thu hồi được nợ xấu và hoàn nhập dự phòng, lợi nhuận đã cải thiện và thể hiện ở quy mô vốn tự có.
"Thua lỗ nhiều thì nó ăn vào vốn thôi, còn VAMC không tác động nhiều đến vốn tự có của họ khi mua lại nợ xấu", lãnh đạo VAMC nói.
Tham vấn tổng giám đốc một ngân hàng thương mại đã bán nợ xấu cho VAMC, thông tin nhận được cũng là khẳng định việc bán lại nợ xấu không tác động nhiều đến vốn tự có. Sau khi bán, ngân hàng sở hữu trái phiếu đặc biệt và hạch toán vào khoản mục đầu tư giấy tờ có giá.
Như vậy, bóng dáng của VAMC ở đây không quá lớn. Theo đó, con số gần 6.800 tỷ đồng chỉ trong một tháng, ngoài phần nhỏ có từ tăng vốn điều lệ, có thể gợi hy vọng hoạt động các ngân hàng đã có chuyển biến ở mức độ đáng kể. Hay sức khỏe của họ đã tốt lên. Ít nhất, sự quan ngại về tình trạng vốn tự có thấp hơn vốn điều lệ đang dần được khỏa lấp