Vì sao Vinaland ngừng phát hành chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở?
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có kết luận, Vinaland chính thức thông báo ngừng phát hành “Chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở”
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có kết luận, Vinaland chính thức thông báo ngừng phát hành “Chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở”.
Ngày 30/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Viên Nam (Vinaland) chính thức có thông cáo về việc ngừng phát hành chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở mà công ty này triển khai để huy động vốn cho dự án căn hộ tại quận 7, Tp.HCM, và một số thông tin liên quan.
Một phát kiến quá mới
Trước đó, kế hoạch phát hành của Vinaland đã thu hút sự chú ý của thị trường, do lần đầu tiên có loại “chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở”, do một công ty bất động sản tự phát hành để huy động vốn. Với nhiều người dân, sự chú ý đó còn có ở tính hấp dẫn mà mô hình công ty này đưa ra.
Cụ thể, bằng chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở, người dân chưa đủ khả năng tài chính hiện tại có nhu cầu có thể sở hữu một căn hộ cao cấp thông qua hình thức gửi góp mỗi tháng. Về mục đích, đây là một sản phẩm cần cho nhiều người dân, là một giải pháp huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ sở pháp lý, loại chứng chỉ này còn có nhiều ý kiến khác nhau…
Từ ngày 22 – 27/2/2009, đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã đến làm việc tại Vinaland, với các nội dung: kiểm tra báo cáo tài chính, danh sách cổ đông; kiểm tra cơ sở pháp lý và quy trình phát hành chứng chỉ nói trên.
Ngày 18/3, Tổng giám đốc Vinaland đã nhận được kết luận của thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Kết luận là “tài liệu mật”. Thông tin được tiết lộ từ Vinaland chỉ dừng lại ở việc đoàn thanh tra đã chỉ ra một số thiếu sót của chương trình phát hành và những hướng dẫn liên quan.
Sau khi làm việc với thanh tra, Vinaland quyết định ngừng triển việc phát hành chứng chỉ quỹ tiết kiệm nói trên.
Trong thông tin cung cấp cho báo chí ngày 30/3, Vinaland cho biết: “Quỹ tiết kiệm nhà ở là một chương trình rất mới do Công ty chúng tôi phát kiến nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng có thu nhập ổn định mong muốn mua được nhà ở với giá cả phải chăng, phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nước về nhà ở cho người dân.
Tuy nhiên, vì đây là chương trình mới, chưa có tiền lệ nên chắc chắn trong quá trình triển khai sẽ có nhiều thiếu sót”.
Chưa đáp ứng được các yêu cầu pháp lý
Kết luận của thanh tra là bí mật. Nhưng, trong biên bản kiểm tra ngày 27/2/2009 của cơ quan này cũng đã chỉ ra một số điểm về tính pháp lý phải xét lại của chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở Vinaland.
Theo biên bản kiểm tra, chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở của Vinaland phát hành không phải là huy động vốn với hình thức tiền gửi tiết kiệm, vì thực chất là Vinaland vay tiền tích lũy của người có mong muốn được mua nhà ở với đơn giá xây dựng gốc trong tương lai.
Chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở không phải là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, do không hội đủ những yếu tố về giấy tờ có giá theo quy chế hiện hành.
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, chứng chỉ này cũng không phải là hoạt động huy động dưới hình thức phát hành chứng khoán.
Một điểm đáng chú ý, theo nội dung biên bản kiểm tra, những cam kết của Vinaland trong chương trình là khá hấp dẫn, nhưng lại chưa phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là với Bộ luật Dân sự.
Cụ thể, về lãi suất, theo quy chế Vinaland xây dựng cho đợt phát hành, “nếu sau ngày 9/1/2014 mà công ty vẫn chưa xây nhà, có quyền yêu cầu công ty trả lại toàn bộ tiền gốc (số tiền đã góp) và lãi suất với mức bằng 200% của lãi suất cơ ban do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc tiếp tục chờ mua nhà của công ty”.
Đoàn thanh tra cho rằng mức lãi suất nói trên chưa phù hợp với lãi suất quy định tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Theo đó, khuyến nghị mà đoàn thanh tra đưa ra là mức lãi suất đó cần sửa đổi vừa có lợi cho Vinaland, vừa có lợi cho người mua chứng chỉ, vì người mua phải được biết rõ mình chỉ được hưởng lãi suất tối đa là 150% như quy định của pháp luật…
Cũng theo nội dung biên bản kiểm tra, phía Vinaland cam kết sẽ sửa tên gọi của chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở để tránh gây nhầm lẫn; sửa đổi hợp đồng vay tiền và quy chế quỹ tiết kiệm nhà ở theo ý kiến của thanh tra; bổ sung quy trình phát hành và quản lý liên quan.
Ngày 30/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Viên Nam (Vinaland) chính thức có thông cáo về việc ngừng phát hành chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở mà công ty này triển khai để huy động vốn cho dự án căn hộ tại quận 7, Tp.HCM, và một số thông tin liên quan.
Một phát kiến quá mới
Trước đó, kế hoạch phát hành của Vinaland đã thu hút sự chú ý của thị trường, do lần đầu tiên có loại “chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở”, do một công ty bất động sản tự phát hành để huy động vốn. Với nhiều người dân, sự chú ý đó còn có ở tính hấp dẫn mà mô hình công ty này đưa ra.
Cụ thể, bằng chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở, người dân chưa đủ khả năng tài chính hiện tại có nhu cầu có thể sở hữu một căn hộ cao cấp thông qua hình thức gửi góp mỗi tháng. Về mục đích, đây là một sản phẩm cần cho nhiều người dân, là một giải pháp huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ sở pháp lý, loại chứng chỉ này còn có nhiều ý kiến khác nhau…
Từ ngày 22 – 27/2/2009, đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã đến làm việc tại Vinaland, với các nội dung: kiểm tra báo cáo tài chính, danh sách cổ đông; kiểm tra cơ sở pháp lý và quy trình phát hành chứng chỉ nói trên.
Ngày 18/3, Tổng giám đốc Vinaland đã nhận được kết luận của thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Kết luận là “tài liệu mật”. Thông tin được tiết lộ từ Vinaland chỉ dừng lại ở việc đoàn thanh tra đã chỉ ra một số thiếu sót của chương trình phát hành và những hướng dẫn liên quan.
Sau khi làm việc với thanh tra, Vinaland quyết định ngừng triển việc phát hành chứng chỉ quỹ tiết kiệm nói trên.
Trong thông tin cung cấp cho báo chí ngày 30/3, Vinaland cho biết: “Quỹ tiết kiệm nhà ở là một chương trình rất mới do Công ty chúng tôi phát kiến nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng có thu nhập ổn định mong muốn mua được nhà ở với giá cả phải chăng, phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nước về nhà ở cho người dân.
Tuy nhiên, vì đây là chương trình mới, chưa có tiền lệ nên chắc chắn trong quá trình triển khai sẽ có nhiều thiếu sót”.
Chưa đáp ứng được các yêu cầu pháp lý
Kết luận của thanh tra là bí mật. Nhưng, trong biên bản kiểm tra ngày 27/2/2009 của cơ quan này cũng đã chỉ ra một số điểm về tính pháp lý phải xét lại của chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở Vinaland.
Theo biên bản kiểm tra, chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở của Vinaland phát hành không phải là huy động vốn với hình thức tiền gửi tiết kiệm, vì thực chất là Vinaland vay tiền tích lũy của người có mong muốn được mua nhà ở với đơn giá xây dựng gốc trong tương lai.
Chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở không phải là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, do không hội đủ những yếu tố về giấy tờ có giá theo quy chế hiện hành.
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, chứng chỉ này cũng không phải là hoạt động huy động dưới hình thức phát hành chứng khoán.
Một điểm đáng chú ý, theo nội dung biên bản kiểm tra, những cam kết của Vinaland trong chương trình là khá hấp dẫn, nhưng lại chưa phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là với Bộ luật Dân sự.
Cụ thể, về lãi suất, theo quy chế Vinaland xây dựng cho đợt phát hành, “nếu sau ngày 9/1/2014 mà công ty vẫn chưa xây nhà, có quyền yêu cầu công ty trả lại toàn bộ tiền gốc (số tiền đã góp) và lãi suất với mức bằng 200% của lãi suất cơ ban do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc tiếp tục chờ mua nhà của công ty”.
Đoàn thanh tra cho rằng mức lãi suất nói trên chưa phù hợp với lãi suất quy định tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Theo đó, khuyến nghị mà đoàn thanh tra đưa ra là mức lãi suất đó cần sửa đổi vừa có lợi cho Vinaland, vừa có lợi cho người mua chứng chỉ, vì người mua phải được biết rõ mình chỉ được hưởng lãi suất tối đa là 150% như quy định của pháp luật…
Cũng theo nội dung biên bản kiểm tra, phía Vinaland cam kết sẽ sửa tên gọi của chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở để tránh gây nhầm lẫn; sửa đổi hợp đồng vay tiền và quy chế quỹ tiết kiệm nhà ở theo ý kiến của thanh tra; bổ sung quy trình phát hành và quản lý liên quan.