Việt kiều dự tuyển viên chức: “Nhường” Chính phủ xem xét?
Quốc hội thảo luận về một số vấn đề lớn của dự án Luật Viên chức tại phiên họp sáng 26/10
Báo cáo giải trình tiếp thu dự án Luật Viên chức sáng 26/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xin chỉnh lý lại quy định của dự thảo luật theo hướng người đăng ký dự tuyển làm viên chức phải là người có quốc tịch Việt Nam và phải cư trú tại Việt Nam.
Đây là nội dung từng được tranh luận với nhiều quan điểm trái chiều từ kỳ họp Quốc hội thứ bảy, cũng là một trong những vấn đề được tập trung thảo luận tại phiên họp sáng nay.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy không thể có viên chức làm việc thường xuyên tại Việt Nam mà lại định cư ở nước ngoài. Mặt khác, trong số công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, có không ít người vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch nước khác, do đó, nếu họ trở thành viên chức ở Việt Nam thì có thể phát sinh một số khó khăn, phức tạp nhất định trong quá trình quản lý, sử dụng...
Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Ngô Đức Mạnh cho rằng không nên “bó chặt” mà nên tạo điều kiện cho Chính phủ xem xét ở những trường hợp cụ thể.
Lấy ví dụ trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời làm Viện trưởng Viện Toán học cao cấp tại Việt Nam, đại biểu Mạnh cho rằng quy định bó hẹp như trên sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút những người có trình độ, đặc biệt là những người có tâm huyết với trong nước để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập.
“Những người có tài năng thực sự như vậy, nhất là có tâm huyết như thế thì không thể là tuyển dụng hay làm đơn để xin tuyển mà rõ ràng phải có những cơ chế khác như mời tham gia điều hành quản lý, nhất là phải gắn người ấy với vị trí công việc, với tên tuổi của đơn vị sự nghiệp công lập ấy”, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn một số ý kiến của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, rằng “các bác cứ tranh luận làm gì chuyện này cho mất thời gian. Vì thực tế hiện nay chẳng có ai muốn về để đăng ký để vào viên chức ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng cho rằng, cũng có những trường hợp ngoại lệ “người ta không cần, nhưng chúng ta lại cần”. Nhắc lại trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu, đại biểu Thảo cho rằng nếu quy định người có 2 quốc tịch thì loại trừ hoặc phải thường trú tại Việt Nam thì đúng là “kẹt”. Vì Giáo sư Châu mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam và “đi đi lại lại”.
Theo quan điểm của đại biểu Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thì không nên “nặng nề” về việc này, cái chính là cần xem hiệu quả công việc, năng lực của cá nhân như thế nào.
Vì thế, đại biểu Minh đồng tình với ý kiến của đại biểu Mạnh nên để cho Chính phủ quy định cụ thể.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là vấn đề lớn, tranh luận nhiều. Rất nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam muốn gắn bó, muốn cống hiến, muốn phục vụ cho quê hương, đất nước.
“Vậy bây giờ chúng ta vẫn phải tạo điều kiện để họ có thể làm việc được trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tất nhiên với những điều kiện, với những lĩnh vực, với những đơn vị nào thì sau này do Chính phủ quy định", Phó chủ tịch nói.
Bên cạnh nội dung trên, nhiều vấn đề khác tại dự án luật cũng được tập trung thảo luận, như tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức, quyền và nghĩa vụ, kéo dài thời gian làm việc của viên chức…
Về phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến tán thành với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là dự án luật này chỉ điều chỉnh viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập mà do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có thẩm quyền thành lập ra.
Tuy nhiên, điều "trục trặc" nhất của dự án luật, theo đại biểu Trần Du Lịch là với đơn vị sự nghiệp công thì chưa có đạo luật nào chế định định chế này. Đại biểu Lịch nhắc lại đề nghị từ kỳ họp trước là luật này phải dành một chương quy định đơn vị sự nghiệp công là gì. Từ đó mới giải quyết quan hệ giữa pháp nhân đó với những người được tuyển dụng vào, là viên chức làm việc ở đó.
Đây là nội dung từng được tranh luận với nhiều quan điểm trái chiều từ kỳ họp Quốc hội thứ bảy, cũng là một trong những vấn đề được tập trung thảo luận tại phiên họp sáng nay.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy không thể có viên chức làm việc thường xuyên tại Việt Nam mà lại định cư ở nước ngoài. Mặt khác, trong số công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, có không ít người vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch nước khác, do đó, nếu họ trở thành viên chức ở Việt Nam thì có thể phát sinh một số khó khăn, phức tạp nhất định trong quá trình quản lý, sử dụng...
Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Ngô Đức Mạnh cho rằng không nên “bó chặt” mà nên tạo điều kiện cho Chính phủ xem xét ở những trường hợp cụ thể.
Lấy ví dụ trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời làm Viện trưởng Viện Toán học cao cấp tại Việt Nam, đại biểu Mạnh cho rằng quy định bó hẹp như trên sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút những người có trình độ, đặc biệt là những người có tâm huyết với trong nước để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập.
“Những người có tài năng thực sự như vậy, nhất là có tâm huyết như thế thì không thể là tuyển dụng hay làm đơn để xin tuyển mà rõ ràng phải có những cơ chế khác như mời tham gia điều hành quản lý, nhất là phải gắn người ấy với vị trí công việc, với tên tuổi của đơn vị sự nghiệp công lập ấy”, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn một số ý kiến của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, rằng “các bác cứ tranh luận làm gì chuyện này cho mất thời gian. Vì thực tế hiện nay chẳng có ai muốn về để đăng ký để vào viên chức ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng cho rằng, cũng có những trường hợp ngoại lệ “người ta không cần, nhưng chúng ta lại cần”. Nhắc lại trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu, đại biểu Thảo cho rằng nếu quy định người có 2 quốc tịch thì loại trừ hoặc phải thường trú tại Việt Nam thì đúng là “kẹt”. Vì Giáo sư Châu mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam và “đi đi lại lại”.
Theo quan điểm của đại biểu Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thì không nên “nặng nề” về việc này, cái chính là cần xem hiệu quả công việc, năng lực của cá nhân như thế nào.
Vì thế, đại biểu Minh đồng tình với ý kiến của đại biểu Mạnh nên để cho Chính phủ quy định cụ thể.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là vấn đề lớn, tranh luận nhiều. Rất nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam muốn gắn bó, muốn cống hiến, muốn phục vụ cho quê hương, đất nước.
“Vậy bây giờ chúng ta vẫn phải tạo điều kiện để họ có thể làm việc được trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tất nhiên với những điều kiện, với những lĩnh vực, với những đơn vị nào thì sau này do Chính phủ quy định", Phó chủ tịch nói.
Bên cạnh nội dung trên, nhiều vấn đề khác tại dự án luật cũng được tập trung thảo luận, như tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức, quyền và nghĩa vụ, kéo dài thời gian làm việc của viên chức…
Về phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến tán thành với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là dự án luật này chỉ điều chỉnh viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập mà do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có thẩm quyền thành lập ra.
Tuy nhiên, điều "trục trặc" nhất của dự án luật, theo đại biểu Trần Du Lịch là với đơn vị sự nghiệp công thì chưa có đạo luật nào chế định định chế này. Đại biểu Lịch nhắc lại đề nghị từ kỳ họp trước là luật này phải dành một chương quy định đơn vị sự nghiệp công là gì. Từ đó mới giải quyết quan hệ giữa pháp nhân đó với những người được tuyển dụng vào, là viên chức làm việc ở đó.