Việt kiều dự tuyển viên chức: Nhiều “rắc rối”?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được dự tuyển viên chức vẫn là một trong những nội dung còn nhiều ý kiến trái chiều
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được dự tuyển viên chức vẫn là một trong những nội dung còn nhiều ý kiến trái chiều khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viên chức, chiều 20/7.
Theo quy định của dự thảo luật, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam có thể đăng ký tuyển dụng làm viên chức. Đây là một trong những nội dung mới so với các quy định hiện hành về quản lý đội ngũ này.
Lường trước “rắc rối”
Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua, bên cạnh một số ý kiến tán thành, nhiều đại biểu đã không đồng ý với quy định nêu trên.
“Nghiêng” về loại ý kiến thứ hai, song do còn có ý kiến khác nhau, tại phiên họp chiều nay, Thường trực Ủy ban Pháp luật vẫn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án.
Phương án 1 đồng ý với quy định của dự luật song cần quy định cụ thể những lĩnh vực ngành nghề vị trí, điều kiện, quyền, nghĩa vụ….trong trường hợp Việt kiều được tuyển dụng làm viên chức.
Phương án 2 là không quy định việc tuyển dụng viên chức là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong dự luật mà có thể sử dụng các cơ chế khác để huy động chất xám, trí tuệ của họ.
Mở đầu phiên thảo luận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm chỉ người có 1 quốc tịch và mang quốc tịch Việt Nam mới được dự tuyển viên chức. Theo ông quy định như dự luật có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Cũng ủng hộ phương án 2, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng phải lường trước rắc rối vì rất khó quản lý khi viên chức là Việt kiều ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Không nhất thiết phải tuyển làm viên chức nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không gắn bó lâu dài với Việt Nam, ông Thi nói.
Nêu thực tế “không có chuyện định cư ở nước ngoài mà làm việc tại Việt Nam” Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng không “bỏ phiếu” cho phương án 1.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì “nên mở ra 1 chút” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể trở thành viên chức, song cần có quy định các điều kiện để kiểm soát.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng “ không nên cứng quá mà nên có quy định mở” trong việc tuyển dụng viên chức.
Một số ý kiến khác cũng “nghiêng” theo quan điểm này và đề nghị quy định rõ các điều kiện để tránh những rắc rối có thể xảy ra khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở thành viên chức tại Việt Nam.
Với quan điểm của Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, nếu quy định “mở cửa” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được dự tuyển viên chức được thông qua thì cũng phải quy định rất cụ thể về ngành, nghề và xem xét cả quá trình làm việc cũng như nhân thân của người dự tuyển.
Chủ trương thì không hạn chế, nhưng thực hiện cũng khó nên mới để hai phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu chọn phương án hai thì cũng đồng tình, Bộ trưởng nói.
Cá nhân ủng hộ phương án 1, song kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng dự luật còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, vì vậy vẫn giữ hai phương án và sẽ tổ chức lấy thêm ý kiến đóng góp trước khi chọn một phương án.
Ai là viên chức?
Bên cạnh nội dung trên, từ tên gọi đến phạm vi điều chỉnh và ngay cả khái niệm về công chức cũng còn khiến nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn.
Ai là công chức, ai là viên chức, hay cứ có chức vụ thì là công chức, không có chức vụ thì là viên chức, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đặt hàng loạt câu hỏi.
Ông Vượng cũng nêu một ví dụ cho thấy sự “rắc rối” của các quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ công chức, viên chức. Đó là lái xe cho ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì là công chức, nhưng nếu vị đó nghỉ hưu và vị ủy viên mới không nhận người lái xe đó thì sẽ thành viên chức hay công chức?
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thừa nhận “công chức và viên chức có nét gần giống nhau về quyền lợi và trách nhiệm”. Cán bộ là do bầu cử, công chức là do bổ nhiệm vào ngạch, còn viên chức thì trên cơ sở thỏa thuận ký hợp đồng với cơ quan. Ở đơn vị sự nghiệp công lập, thì cấp trưởng và cấp phó là công chức, còn lại là viên chức, Bộ trưởng giải thích.
Cũng theo Bộ trưởng Tuấn, cơ chế quản lý viên chức thoáng hơn như cho phép góp vốn kinh doanh... nên thu nhập có khả năng cao hơn công chức. Các quy định tại dự luật cũng nhằm tạo điều kiện cho viên chức đóng góp và hưởng thụ tương xứng.
Theo quy định của dự thảo luật, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam có thể đăng ký tuyển dụng làm viên chức. Đây là một trong những nội dung mới so với các quy định hiện hành về quản lý đội ngũ này.
Lường trước “rắc rối”
Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua, bên cạnh một số ý kiến tán thành, nhiều đại biểu đã không đồng ý với quy định nêu trên.
“Nghiêng” về loại ý kiến thứ hai, song do còn có ý kiến khác nhau, tại phiên họp chiều nay, Thường trực Ủy ban Pháp luật vẫn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án.
Phương án 1 đồng ý với quy định của dự luật song cần quy định cụ thể những lĩnh vực ngành nghề vị trí, điều kiện, quyền, nghĩa vụ….trong trường hợp Việt kiều được tuyển dụng làm viên chức.
Phương án 2 là không quy định việc tuyển dụng viên chức là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong dự luật mà có thể sử dụng các cơ chế khác để huy động chất xám, trí tuệ của họ.
Mở đầu phiên thảo luận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm chỉ người có 1 quốc tịch và mang quốc tịch Việt Nam mới được dự tuyển viên chức. Theo ông quy định như dự luật có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Cũng ủng hộ phương án 2, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng phải lường trước rắc rối vì rất khó quản lý khi viên chức là Việt kiều ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Không nhất thiết phải tuyển làm viên chức nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không gắn bó lâu dài với Việt Nam, ông Thi nói.
Nêu thực tế “không có chuyện định cư ở nước ngoài mà làm việc tại Việt Nam” Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng không “bỏ phiếu” cho phương án 1.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì “nên mở ra 1 chút” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể trở thành viên chức, song cần có quy định các điều kiện để kiểm soát.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng “ không nên cứng quá mà nên có quy định mở” trong việc tuyển dụng viên chức.
Một số ý kiến khác cũng “nghiêng” theo quan điểm này và đề nghị quy định rõ các điều kiện để tránh những rắc rối có thể xảy ra khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở thành viên chức tại Việt Nam.
Với quan điểm của Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, nếu quy định “mở cửa” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được dự tuyển viên chức được thông qua thì cũng phải quy định rất cụ thể về ngành, nghề và xem xét cả quá trình làm việc cũng như nhân thân của người dự tuyển.
Chủ trương thì không hạn chế, nhưng thực hiện cũng khó nên mới để hai phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu chọn phương án hai thì cũng đồng tình, Bộ trưởng nói.
Cá nhân ủng hộ phương án 1, song kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng dự luật còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, vì vậy vẫn giữ hai phương án và sẽ tổ chức lấy thêm ý kiến đóng góp trước khi chọn một phương án.
Ai là viên chức?
Bên cạnh nội dung trên, từ tên gọi đến phạm vi điều chỉnh và ngay cả khái niệm về công chức cũng còn khiến nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn.
Ai là công chức, ai là viên chức, hay cứ có chức vụ thì là công chức, không có chức vụ thì là viên chức, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đặt hàng loạt câu hỏi.
Ông Vượng cũng nêu một ví dụ cho thấy sự “rắc rối” của các quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ công chức, viên chức. Đó là lái xe cho ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì là công chức, nhưng nếu vị đó nghỉ hưu và vị ủy viên mới không nhận người lái xe đó thì sẽ thành viên chức hay công chức?
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thừa nhận “công chức và viên chức có nét gần giống nhau về quyền lợi và trách nhiệm”. Cán bộ là do bầu cử, công chức là do bổ nhiệm vào ngạch, còn viên chức thì trên cơ sở thỏa thuận ký hợp đồng với cơ quan. Ở đơn vị sự nghiệp công lập, thì cấp trưởng và cấp phó là công chức, còn lại là viên chức, Bộ trưởng giải thích.
Cũng theo Bộ trưởng Tuấn, cơ chế quản lý viên chức thoáng hơn như cho phép góp vốn kinh doanh... nên thu nhập có khả năng cao hơn công chức. Các quy định tại dự luật cũng nhằm tạo điều kiện cho viên chức đóng góp và hưởng thụ tương xứng.