Việt Nam trong “bão” giá
Giá cả tăng cao ở Việt Nam một phần là kết quả của sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đã diễn ra trong một thời gian khá dài
Mới đây, trên tạp chí Economist có đăng bài viết của tác giả Panos nhận định về những khó khăn mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh giá cả liên tục leo thang. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết này.
Những lo ngại về giá cả sinh hoạt tăng từng ngày đang là mối bận tâm của cả châu Á, nhưng xem ra, tình hình ở Việt Nam là đáng ngại hơn ở bất kỳ quốc gia nào.
Những số liệu thống kê mới công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm ngoái ở mức 14,1%, cao nhất kể từ năm 1995. Vào ngày 30/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất chính thức thêm 1,5% để ngăn chặn đà tăng cao của lạm phát.
Lạm phát vì tăng trưởng?
Việt Nam đang chịu tác động từ sự tăng giá nhiên liệu và thực phẩm diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Năm qua, giá lương thực thế giới đã tăng thêm tới 22%.
Tuy nhiên, giá cả tăng cao ở Việt Nam còn một phần là kết quả của sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 8,5% và là một trong những kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất ở châu Á. Còn trong thập kỷ trước, bình quân mỗi năm, kinh tế Việt Nam tăng 7,5%.
Với tốc độ tăng GDP cao như vậy, lượng tiền cho vay của các ngân hàng cũng tăng với tốc độ cao, đạt khoảng 37% trong năm ngoái. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm các trang thiết bị và vật liệu xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh mẽ, đẩy mức độ rủi ro của một nền kinh tế phát triển quá nóng lên cao.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam, với mong muốn duy trì tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, lại không muốn “hạ nhiệt” nền kinh tế.
Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại quyết tâm nâng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm nay lên 9%. Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng thừa nhận kiềm chế tăng giá là một nhiệm vụ rất cấp thiết. Sau đó, Thủ tướng đã kêu gọi cần điều hành tốt hơn chính sách tiền tệ và thúc giục việc cải thiện hoạt động giám sát và dự báo của Ngân hàng Nhà nước.
Việt Nam đặt mục tiêu chống lạm phát khá khiêm nhường, chỉ là tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng GDP. Nhưng mục tiêu này năm ngoái cũng đã là một mục tiêu khó đạt được, vì tốc độ lạm phát đã cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 4%.
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng cho mại nhằm kiểm soát chặt hơn hoạt động cho vay. Ở Trung Quốc, cũng do lo ngại về giá cả lương thực tăng cao, ngân hàng trung ương nước này cũng tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Trung Quốc và Thái Lan đã đáp lại những lo ngại của người dân về giá thực phẩm gia tăng bằng các biện pháp kiểm soát giá cả xa hơn đối với một số mặt hàng thiết yếu nhất. Còn Việt Nam, với quá trình tự do hóa nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, vẫn chưa áp dụng những biện pháp tương tự.
Thay vào đó, Chính phủ Việt Nam đang bàn đến việc nới lỏng dần các hoạt động kiểm soát giá cả. Hiện Chính phủ đang có kể hoạch để giá xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, mặc dù chưa đặt ra một thời điểm cụ thể. Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, và như thế, các công ty nhà nước sẽ không còn nắm quyền áp giá như hiện tại nữa.
Chịu lạm phát để tăng trưởng?
Một trong số những việc mà Việt Nam muốn làm và cần phải làm để giúp nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong dài hạn là đẩy giá lên cao trong ngắn hạn.
Chẳng hạn, để tạo cơ sở cho phát triển kinh tế dài hạn, Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng lớn để xây dựng đường xá, nhà máy điện… Mà như vậy có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đầu tư nhiều tiền và kết quả tất yếu là giá cả sẽ tăng cao.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại rằng chi tiêu của Chính phủ đang làm gia tăng áp lực lạm phát và đang thúc giục Chính phủ Việt Nam nên tiết kiệm tiền thu được từ hoạt động cải cách thuế hiện nay, thay vì sử dụng khoản tiền đó để tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Thế giới (WB) thì ngược lại, khuyến cáo Việt Nam đầu tư thêm vào các dự án cơ sở hạ tầng vì cho rằng, nếu không, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không suôn sẻ. Hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải đưa ra những cảnh báo xung quanh tình trạng mất điện, vì tập đoàn này đang phải đối mặt với nhu cầu tiêu thụ điện quá lớn.
Việc cải cách tiền lương trong các cơ quan nhà nước cũng thúc đẩy lạm phát tăng cao. Lương tối thiểu của công chức nhà nước đã tăng thêm 20% kể từ tháng 1 này. Trong dài hạn, mức lương cao hơn cho giới công chức sẽ giúp giảm bớt nạn tham nhũng. Nhưng mặt khác, việc tăng lương lại khiến giá cả tăng cao hơn, đẩy áp lực lạm phát lên cao.
Quá trình cổ phần hóa cũng là một nguyên nhân khiến lạm phát tăng. Cùng với thời gian, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn và sẽ giảm giá các mặt hàng. Nhưng trong ngắn hạn, những doanh nghiệp này lại tận dụng sự tự do của mình để tăng giá.
Cung nội tệ quá dồi dào
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và lượng tiền đầu cơ đã khiến đồng VND ở dưới áp lực tăng giá. Đầu năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã dùng VND mua vào USD để xây dựng dự trữ ngoại hối và phòng ngừa những cú sốc do đầu cơ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các ngân hàng có trong tay một lượng tiền quá lớn và thúc đẩy hoạt động cho vay.
Tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ, nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND và USD trên thị trường tự do lên mức 0,75% so với tỷ giá chính thức, nhằm chế độ tỷ giá lên một mức độ linh hoạt cao hơn, giảm bớt các áp lực trên thị trường. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước dường như vẫn đang điều chỉnh tỷ giá chính thức, với mức độ dao động không nhiều.
Theo một chuyên gia của Ngân hàng HSBC tại Tp.HCM, việc VND tăng giá sẽ có tác dụng đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát. Các công chức, nông dân và nhiều nhà sản xuất đang lo ngại về việc VND tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Vị chuyên gia nói trên của HSBC cho rằng, các nhà xuất khẩu đang phải trả mức giá cao cho xăng dầu và các nguyên vật liệu thô nhập khẩu khác, do đó, họ vẫn có lợi ở một mức độ nào đó với đồng nội tệ lên giá.
Nhiều đợt cổ phần hóa lớn sắp diễn ra, với nguồn ngoại tệ dồi dào đổ vào, khiến áp lực tăng giá đồng VND sẽ còn tiếp tục lên cao. Ông Dominic Scriven, Giám đốc quỹ đầu tư Dragon Capital tại Tp.HCM cho rằng, lãi suất cao cũng có tác dụng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cho tới gần đây, lãi suất thực của VND vẫn ở mức 0%.
Viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm của kinh tế thế giới, với nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ có thể đem đến cho Việt Nam một số lợi ích, miễn là tình trạng này không kéo dài hoặc quá khắc nghiệt. Việt Nam có nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu, đặc biệt là các hàng hóa nông sản. Nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu trong nước.
Do đó, một khi nhu cầu bên ngoài giảm xuống ở một mức độ nhất định sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam ra khỏi tình trạng tăng trưởng quá nóng và trở lại với tốc độ tăng trưởng bền vững hơn.
(Theo Economist)
Những lo ngại về giá cả sinh hoạt tăng từng ngày đang là mối bận tâm của cả châu Á, nhưng xem ra, tình hình ở Việt Nam là đáng ngại hơn ở bất kỳ quốc gia nào.
Những số liệu thống kê mới công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm ngoái ở mức 14,1%, cao nhất kể từ năm 1995. Vào ngày 30/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất chính thức thêm 1,5% để ngăn chặn đà tăng cao của lạm phát.
Lạm phát vì tăng trưởng?
Việt Nam đang chịu tác động từ sự tăng giá nhiên liệu và thực phẩm diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Năm qua, giá lương thực thế giới đã tăng thêm tới 22%.
Tuy nhiên, giá cả tăng cao ở Việt Nam còn một phần là kết quả của sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 8,5% và là một trong những kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất ở châu Á. Còn trong thập kỷ trước, bình quân mỗi năm, kinh tế Việt Nam tăng 7,5%.
Với tốc độ tăng GDP cao như vậy, lượng tiền cho vay của các ngân hàng cũng tăng với tốc độ cao, đạt khoảng 37% trong năm ngoái. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm các trang thiết bị và vật liệu xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh mẽ, đẩy mức độ rủi ro của một nền kinh tế phát triển quá nóng lên cao.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam, với mong muốn duy trì tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, lại không muốn “hạ nhiệt” nền kinh tế.
Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại quyết tâm nâng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm nay lên 9%. Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng thừa nhận kiềm chế tăng giá là một nhiệm vụ rất cấp thiết. Sau đó, Thủ tướng đã kêu gọi cần điều hành tốt hơn chính sách tiền tệ và thúc giục việc cải thiện hoạt động giám sát và dự báo của Ngân hàng Nhà nước.
Việt Nam đặt mục tiêu chống lạm phát khá khiêm nhường, chỉ là tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng GDP. Nhưng mục tiêu này năm ngoái cũng đã là một mục tiêu khó đạt được, vì tốc độ lạm phát đã cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 4%.
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng cho mại nhằm kiểm soát chặt hơn hoạt động cho vay. Ở Trung Quốc, cũng do lo ngại về giá cả lương thực tăng cao, ngân hàng trung ương nước này cũng tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Trung Quốc và Thái Lan đã đáp lại những lo ngại của người dân về giá thực phẩm gia tăng bằng các biện pháp kiểm soát giá cả xa hơn đối với một số mặt hàng thiết yếu nhất. Còn Việt Nam, với quá trình tự do hóa nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, vẫn chưa áp dụng những biện pháp tương tự.
Thay vào đó, Chính phủ Việt Nam đang bàn đến việc nới lỏng dần các hoạt động kiểm soát giá cả. Hiện Chính phủ đang có kể hoạch để giá xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, mặc dù chưa đặt ra một thời điểm cụ thể. Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, và như thế, các công ty nhà nước sẽ không còn nắm quyền áp giá như hiện tại nữa.
Chịu lạm phát để tăng trưởng?
Một trong số những việc mà Việt Nam muốn làm và cần phải làm để giúp nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong dài hạn là đẩy giá lên cao trong ngắn hạn.
Chẳng hạn, để tạo cơ sở cho phát triển kinh tế dài hạn, Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng lớn để xây dựng đường xá, nhà máy điện… Mà như vậy có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đầu tư nhiều tiền và kết quả tất yếu là giá cả sẽ tăng cao.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại rằng chi tiêu của Chính phủ đang làm gia tăng áp lực lạm phát và đang thúc giục Chính phủ Việt Nam nên tiết kiệm tiền thu được từ hoạt động cải cách thuế hiện nay, thay vì sử dụng khoản tiền đó để tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Thế giới (WB) thì ngược lại, khuyến cáo Việt Nam đầu tư thêm vào các dự án cơ sở hạ tầng vì cho rằng, nếu không, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không suôn sẻ. Hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải đưa ra những cảnh báo xung quanh tình trạng mất điện, vì tập đoàn này đang phải đối mặt với nhu cầu tiêu thụ điện quá lớn.
Việc cải cách tiền lương trong các cơ quan nhà nước cũng thúc đẩy lạm phát tăng cao. Lương tối thiểu của công chức nhà nước đã tăng thêm 20% kể từ tháng 1 này. Trong dài hạn, mức lương cao hơn cho giới công chức sẽ giúp giảm bớt nạn tham nhũng. Nhưng mặt khác, việc tăng lương lại khiến giá cả tăng cao hơn, đẩy áp lực lạm phát lên cao.
Quá trình cổ phần hóa cũng là một nguyên nhân khiến lạm phát tăng. Cùng với thời gian, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn và sẽ giảm giá các mặt hàng. Nhưng trong ngắn hạn, những doanh nghiệp này lại tận dụng sự tự do của mình để tăng giá.
Cung nội tệ quá dồi dào
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và lượng tiền đầu cơ đã khiến đồng VND ở dưới áp lực tăng giá. Đầu năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã dùng VND mua vào USD để xây dựng dự trữ ngoại hối và phòng ngừa những cú sốc do đầu cơ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các ngân hàng có trong tay một lượng tiền quá lớn và thúc đẩy hoạt động cho vay.
Tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ, nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND và USD trên thị trường tự do lên mức 0,75% so với tỷ giá chính thức, nhằm chế độ tỷ giá lên một mức độ linh hoạt cao hơn, giảm bớt các áp lực trên thị trường. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước dường như vẫn đang điều chỉnh tỷ giá chính thức, với mức độ dao động không nhiều.
Theo một chuyên gia của Ngân hàng HSBC tại Tp.HCM, việc VND tăng giá sẽ có tác dụng đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát. Các công chức, nông dân và nhiều nhà sản xuất đang lo ngại về việc VND tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Vị chuyên gia nói trên của HSBC cho rằng, các nhà xuất khẩu đang phải trả mức giá cao cho xăng dầu và các nguyên vật liệu thô nhập khẩu khác, do đó, họ vẫn có lợi ở một mức độ nào đó với đồng nội tệ lên giá.
Nhiều đợt cổ phần hóa lớn sắp diễn ra, với nguồn ngoại tệ dồi dào đổ vào, khiến áp lực tăng giá đồng VND sẽ còn tiếp tục lên cao. Ông Dominic Scriven, Giám đốc quỹ đầu tư Dragon Capital tại Tp.HCM cho rằng, lãi suất cao cũng có tác dụng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cho tới gần đây, lãi suất thực của VND vẫn ở mức 0%.
Viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm của kinh tế thế giới, với nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ có thể đem đến cho Việt Nam một số lợi ích, miễn là tình trạng này không kéo dài hoặc quá khắc nghiệt. Việt Nam có nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu, đặc biệt là các hàng hóa nông sản. Nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu trong nước.
Do đó, một khi nhu cầu bên ngoài giảm xuống ở một mức độ nhất định sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam ra khỏi tình trạng tăng trưởng quá nóng và trở lại với tốc độ tăng trưởng bền vững hơn.
(Theo Economist)