VN-Index nguội bớt, giá PPC đảo chiều
Thông tin được các nhà đầu tư đưa ra thảo luận nhiều trong phiên này là kế hoạch đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2/2007 vẫn diễn ra khá sôi động. Sức cầu tăng mạnh mẽ tiếp tục đẩy khối lượng và giá trị cổ phiếu toàn thị trường tăng cao.
Tổng cộng có hơn 12,8 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương tương với 1.482 tỷ đồng giá trị, tăng 43,6% về giá trị nhưng 70% về khối lượng.
Thông tin được các nhà đầu tư đưa ra thảo luận nhiều trong phiên này là kế hoạch đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, năm nay sẽ có khoảng 550 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, bao gồm một số tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công ích, bảo hiểm...
Đáng chú ý số các doanh nghiệp lớn được cổ phần hóa trong năm nay có các tên tuổi đang kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, ngân hàng như MobiFone, Vinaphone, Vietnam Airlines, Vietcombank... sẽ được đưa ra bán đấu giá công khai trên thị trường chứng khoán.
Các thông tin này đã dấy lên niềm hy vọng của nhiều nhà đầu tư và hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho thị trường chứng khoán.
Trở lại với phiên giao dịch, theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, trong số 109 mã chứng khoán đang giao dịch trên thị trường có 52 mã tăng giá, giảm là 33 mã và 24 mã còn lại đứng ở mức tham chiếu. Điều đáng chú ý trong phiên này là nếu như các cổ phiếu blue-chip đều tăng mạnh giá ở phiên trước thì phiên này đã có sự điều chỉnh và có một số mã giảm giá.
Giảm mạnh nhất trong phiên này là FPT. Sau khi đã đạt ở mức đỉnh 645.000 đồng, giá của FPT đã được điều chỉnh giảm 25.000 đồng xuống 620.000 đồng/cổ phiếu; kế đến là PVD, giảm sàn xuống 278.000 đồng (-14.000 đồng/cổ phiếu), REE giảm 5.000 đồng xuống 210.000 đồng, TMS giảm 3.500 đồng xuống còn 68.500 đồng...
Ngược lại, nhóm tăng giá có SJS đứng đầu với mức tăng 16.000 đồng lên 348.000 đồng. Các mã tăng cao khác lần lượt là HRC, KDC, TDH, GMD, VNM... với mức tăng từ 8.000 - 12.000 đồng/cổ phiếu.
Sự phân hóa về giá của các cổ phiếu trên đã khiến cho tốc độ tăng của chỉ số VN-Index không còn nóng như hai phiên trước. Thay vì tăng 1,85% ở phiên trước. VN-Index chỉ tăng 0,77% (tăng 7,99 điểm lên 1.049,32 điểm) khi đóng cửa phiên giao dịch.
Cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong phiên này vẫn là PPC của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Sau 4 phiên liên tiếp giảm sàn, PPC đã làm một cuộc đảo chiều khá ngoạn mục. Giá của PPC đã tăng kịch trần trở lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư.
Thay vì dư bán kỷ lục ở giá sàn trong phiên trước, PPC lại dư một lượng mua khá lớn ở giá trần trong phiên này. Và với hơn 2 triệu cổ phiếu PPC được khớp lệnh (giá 95.000đồng/cổ phiếu) với giá trị giao dịch lên đến 193 tỷ đồng, PPC nghiễm nhiên trở thành cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong phiên này.
Ngoài PPC, những cổ phiếu như STB, VNM, VSH, FPT, PVD, ITA, GMD, REE, SAM, TDH... cũng được chuyển nhượng khá lớn, ước tính vài trăm ngàn cổ phiếu với giá trị đạt trên 50 tỷ đồng mỗi loại.
Lượng giao dịch khá lớn của PPC và những cổ phiếu kể trên góp phần giúp nâng tổng giá trị giao dịch khớp lệnh cuối ngày lên đến 1.339 tỷ đồng, thêm vào đó là 143 tỷ đồng giá trị thỏa thuận của 1,65 triệu cổ phiếu đưa giá trị cổ phiếu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 1.482 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có thêm 22 tỷ đồng của chứng chỉ quỹ và 133 tỷ đồng giá trị trái phiếu nâng tổng giá trị toàn thị trường phiên này lên 1.637 tỷ đồng.
Trái ngược với sàn Tp.HCM, chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội phiên này đã giảm 1,11 điểm xuống 347,71 điểm, giá trị giao dịch đạt 258,8 tỷ đồng.
Tổng cộng có hơn 12,8 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương tương với 1.482 tỷ đồng giá trị, tăng 43,6% về giá trị nhưng 70% về khối lượng.
Thông tin được các nhà đầu tư đưa ra thảo luận nhiều trong phiên này là kế hoạch đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, năm nay sẽ có khoảng 550 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, bao gồm một số tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công ích, bảo hiểm...
Đáng chú ý số các doanh nghiệp lớn được cổ phần hóa trong năm nay có các tên tuổi đang kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, ngân hàng như MobiFone, Vinaphone, Vietnam Airlines, Vietcombank... sẽ được đưa ra bán đấu giá công khai trên thị trường chứng khoán.
Các thông tin này đã dấy lên niềm hy vọng của nhiều nhà đầu tư và hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho thị trường chứng khoán.
Trở lại với phiên giao dịch, theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, trong số 109 mã chứng khoán đang giao dịch trên thị trường có 52 mã tăng giá, giảm là 33 mã và 24 mã còn lại đứng ở mức tham chiếu. Điều đáng chú ý trong phiên này là nếu như các cổ phiếu blue-chip đều tăng mạnh giá ở phiên trước thì phiên này đã có sự điều chỉnh và có một số mã giảm giá.
Giảm mạnh nhất trong phiên này là FPT. Sau khi đã đạt ở mức đỉnh 645.000 đồng, giá của FPT đã được điều chỉnh giảm 25.000 đồng xuống 620.000 đồng/cổ phiếu; kế đến là PVD, giảm sàn xuống 278.000 đồng (-14.000 đồng/cổ phiếu), REE giảm 5.000 đồng xuống 210.000 đồng, TMS giảm 3.500 đồng xuống còn 68.500 đồng...
Ngược lại, nhóm tăng giá có SJS đứng đầu với mức tăng 16.000 đồng lên 348.000 đồng. Các mã tăng cao khác lần lượt là HRC, KDC, TDH, GMD, VNM... với mức tăng từ 8.000 - 12.000 đồng/cổ phiếu.
Sự phân hóa về giá của các cổ phiếu trên đã khiến cho tốc độ tăng của chỉ số VN-Index không còn nóng như hai phiên trước. Thay vì tăng 1,85% ở phiên trước. VN-Index chỉ tăng 0,77% (tăng 7,99 điểm lên 1.049,32 điểm) khi đóng cửa phiên giao dịch.
Cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong phiên này vẫn là PPC của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Sau 4 phiên liên tiếp giảm sàn, PPC đã làm một cuộc đảo chiều khá ngoạn mục. Giá của PPC đã tăng kịch trần trở lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư.
Thay vì dư bán kỷ lục ở giá sàn trong phiên trước, PPC lại dư một lượng mua khá lớn ở giá trần trong phiên này. Và với hơn 2 triệu cổ phiếu PPC được khớp lệnh (giá 95.000đồng/cổ phiếu) với giá trị giao dịch lên đến 193 tỷ đồng, PPC nghiễm nhiên trở thành cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong phiên này.
Ngoài PPC, những cổ phiếu như STB, VNM, VSH, FPT, PVD, ITA, GMD, REE, SAM, TDH... cũng được chuyển nhượng khá lớn, ước tính vài trăm ngàn cổ phiếu với giá trị đạt trên 50 tỷ đồng mỗi loại.
Lượng giao dịch khá lớn của PPC và những cổ phiếu kể trên góp phần giúp nâng tổng giá trị giao dịch khớp lệnh cuối ngày lên đến 1.339 tỷ đồng, thêm vào đó là 143 tỷ đồng giá trị thỏa thuận của 1,65 triệu cổ phiếu đưa giá trị cổ phiếu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 1.482 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có thêm 22 tỷ đồng của chứng chỉ quỹ và 133 tỷ đồng giá trị trái phiếu nâng tổng giá trị toàn thị trường phiên này lên 1.637 tỷ đồng.
Trái ngược với sàn Tp.HCM, chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội phiên này đã giảm 1,11 điểm xuống 347,71 điểm, giá trị giao dịch đạt 258,8 tỷ đồng.