Wall Street Journal đánh giá cao kinh tế Việt Nam
Việt Nam nằm trong nhóm nước được dự báo sẽ trở thành thế hệ những “nền kinh tế con hổ mới” của thế giới
10 năm sau khi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được gộp lại thành nhóm BRIC, những lợi thế trước đây về đầu tư vào những nền kinh tế này đang suy yếu dần. Cùng với đó, một nhóm các nền kinh tế mới nổi được đánh giá cao khác xuất hiện, với cái tên viết tắt là CIVETS.
Theo tờ Wall Street Journal, nhóm CIVETS bao gồm các nước Columbia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Báo này cho biết, đây là nhóm nước được dự báo sẽ trở thành thế hệ những “nền kinh tế con hổ mới” của thế giới.
Đây đều là những quốc gia có một lực lượng đông đảo dân số trẻ ở lứa tuổi trung bình 27. Vì lẽ này, về lý thuyết, các nước CIVETS sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng. Ngoài ra, đây cũng là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tương đối đa dạng hóa về ngành nghề, đồng nghĩa với việc các nước này sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu của thị trường bên ngoài như nhóm BRIC.
Hồi tháng 5 vừa qua, công ty quản lý tài sản HSBC Global Asset Management đã thành lập quỹ đầu tiên chuyên về nhóm nước này, với cái tên, HSBC GIF CIVETS. HSBC cho rằng, mức độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng, mức nợ công thấp (trừ ở Thổ Nhĩ Kỳ) và các mức điểm xếp hạng tín nhiệm tiến dần tới hạng đầu tư là những ưu điểm nổi trội của các nước trong CIVETS.
Giới phê bình nhận xét, các nước CIVETS chẳng có đặc điểm gì chung ngoài dân số trẻ. Thêm vào đó, các nhà phê bình còn cho rằng, tính thanh khoản thấp, trình độ quản trị doanh nghiệp còn kém, và bất ổn chính trị, nhất là ở Ai Cập, vẫn là những vấn đề cần xem xét.
“Cái tên CIVETS tôi nghe như một trò quảng cáo vậy. Ai Cập thì có điểm gì chung với Việt Nam? Ít nhất các nước BRIC cũng là 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới nên có cớ để mà đưa họ vào một nhóm”, ông Darius McDermott, Giám đốc điều hành của công ty Chelsea Financial Services, nhận xét.
Tuy nhiên, những con số ban đầu cho thấy, những nhà đầu tư vào các nước CIVETS có thể thu được kết quả không tồi. Chỉ số S&P CIVETS 60 được thiết lập hồi năm 2007 đang có mức tăng điểm vượt trội so với hai chỉ số của các thị trường mới nổi khác là S&P BRIC 40 và S&P Emerging BMI.
Bài báo của Wall Street Journal đã điểm qua những đặc điểm nổi bật về kinh tế của các quốc gia trong CIVETS, bao gồm Việt Nam.
Columbia: Trong thập kỷ qua, các biện pháp an ninh được tăng cường đã làm giảm 90% số vụ bắt cóc và 46% số vụ giết người ở quốc gia này. Cùng với đó, từ năm 2002 đến nay, GDP bình quân đầu người của Columbia đã tăng gấp đôi. Năm nay, trái phiếu chính phủ của Columbia đã được cả ba hãng định mức tín nhiệm lớn cho lên hạng điểm đầu tư. Nước này sở hữu nguồn tài nguyên dầu lửa, than và khí đốt dồi dào. Vốn FDI đổ vào Columbia đạt 6,8 tỷ USD trong năm 2010, chủ yếu là từ Mỹ.
Indonesia: Nhờ thị trường nội địa rộng lớn, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhẹ nhàng hơn các nước khác. Sau khi tăng 4,5% vào năm 2009, nền kinh tế Indonesia tăng 6% vào năm ngoái và được dự báo sẽ còn giữ tốc độ tăng này trong vài năm tới. Nợ công của Indonesia chỉ còn kém hạng đầu tư có một bậc. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Indonesia có mức chi phí lao động thấp nhất, nhưng tham nhũng lại là một rào cản.
Việt Nam: Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm nay và 7,2% vào năm 2013. Vị trí địa lý sát Trung Quốc của Việt Nam khiến một số nhà phân tích dự báo, Việt Nam có khả năng trở thành một “công xưởng” mới. Những người có quan điểm hoài nghi thì cho rằng, Việt Nam được đưa vào nhóm nước CIVETS chẳng qua là để từ viết tắt tên của nhóm nước… có thể đọc được. Quỹ của HSBC chỉ phân bổ 1,5% vốn vào thị trường Việt Nam.
Ai Cập: WB cho rằng, với bất ổn chính trị, kinh tế Hy Lạp chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay, so với mức tăng 5,2% trong năm tới. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo, kinh tế Ai Cập sẽ bật mạnh một khi chính trị ổn định trở lại. Một trong những lợi thế nổi trội của Ai Cập là sở hữu những cảng lớn trên biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, kênh đào Suez, và nguồn tài nguyên khí đốt khổng lồ.
Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm giữa châu Âu và các nước sản xuất năng lượng lớn ở Trung Đông, biển Caspian và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có những dự án đường ống khí đốt lớn giúp nước này trở thành một hành lang năng lượng quan trọng giữa châu Âu và khu vực Trung Á. WB dự báo, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng 6,1% trong năm nay, sau đó tăng 5,3% vào năm 2013.
Nam Phi: Giá hàng hóa cơ bản leo thang, nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm ôtô và hóa chất, cùng hoạt động chi tiêu cho World Cup đã giúp ích nhiều cho Nam Phi - nền kinh tế giàu tài nguyên như vàng, bạc. Nhờ đó, kinh tế Nam Phi đã tăng trưởng trở lại sau một thời gian suy thoái. Nhiều chuyên gia xem quốc gia này là một cửa ngõ để đầu tư vào các nước khác ở “lục địa đen”.
Theo tờ Wall Street Journal, nhóm CIVETS bao gồm các nước Columbia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Báo này cho biết, đây là nhóm nước được dự báo sẽ trở thành thế hệ những “nền kinh tế con hổ mới” của thế giới.
Đây đều là những quốc gia có một lực lượng đông đảo dân số trẻ ở lứa tuổi trung bình 27. Vì lẽ này, về lý thuyết, các nước CIVETS sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng. Ngoài ra, đây cũng là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tương đối đa dạng hóa về ngành nghề, đồng nghĩa với việc các nước này sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu của thị trường bên ngoài như nhóm BRIC.
Hồi tháng 5 vừa qua, công ty quản lý tài sản HSBC Global Asset Management đã thành lập quỹ đầu tiên chuyên về nhóm nước này, với cái tên, HSBC GIF CIVETS. HSBC cho rằng, mức độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng, mức nợ công thấp (trừ ở Thổ Nhĩ Kỳ) và các mức điểm xếp hạng tín nhiệm tiến dần tới hạng đầu tư là những ưu điểm nổi trội của các nước trong CIVETS.
Giới phê bình nhận xét, các nước CIVETS chẳng có đặc điểm gì chung ngoài dân số trẻ. Thêm vào đó, các nhà phê bình còn cho rằng, tính thanh khoản thấp, trình độ quản trị doanh nghiệp còn kém, và bất ổn chính trị, nhất là ở Ai Cập, vẫn là những vấn đề cần xem xét.
“Cái tên CIVETS tôi nghe như một trò quảng cáo vậy. Ai Cập thì có điểm gì chung với Việt Nam? Ít nhất các nước BRIC cũng là 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới nên có cớ để mà đưa họ vào một nhóm”, ông Darius McDermott, Giám đốc điều hành của công ty Chelsea Financial Services, nhận xét.
Tuy nhiên, những con số ban đầu cho thấy, những nhà đầu tư vào các nước CIVETS có thể thu được kết quả không tồi. Chỉ số S&P CIVETS 60 được thiết lập hồi năm 2007 đang có mức tăng điểm vượt trội so với hai chỉ số của các thị trường mới nổi khác là S&P BRIC 40 và S&P Emerging BMI.
Bài báo của Wall Street Journal đã điểm qua những đặc điểm nổi bật về kinh tế của các quốc gia trong CIVETS, bao gồm Việt Nam.
Columbia: Trong thập kỷ qua, các biện pháp an ninh được tăng cường đã làm giảm 90% số vụ bắt cóc và 46% số vụ giết người ở quốc gia này. Cùng với đó, từ năm 2002 đến nay, GDP bình quân đầu người của Columbia đã tăng gấp đôi. Năm nay, trái phiếu chính phủ của Columbia đã được cả ba hãng định mức tín nhiệm lớn cho lên hạng điểm đầu tư. Nước này sở hữu nguồn tài nguyên dầu lửa, than và khí đốt dồi dào. Vốn FDI đổ vào Columbia đạt 6,8 tỷ USD trong năm 2010, chủ yếu là từ Mỹ.
Indonesia: Nhờ thị trường nội địa rộng lớn, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhẹ nhàng hơn các nước khác. Sau khi tăng 4,5% vào năm 2009, nền kinh tế Indonesia tăng 6% vào năm ngoái và được dự báo sẽ còn giữ tốc độ tăng này trong vài năm tới. Nợ công của Indonesia chỉ còn kém hạng đầu tư có một bậc. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Indonesia có mức chi phí lao động thấp nhất, nhưng tham nhũng lại là một rào cản.
Việt Nam: Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm nay và 7,2% vào năm 2013. Vị trí địa lý sát Trung Quốc của Việt Nam khiến một số nhà phân tích dự báo, Việt Nam có khả năng trở thành một “công xưởng” mới. Những người có quan điểm hoài nghi thì cho rằng, Việt Nam được đưa vào nhóm nước CIVETS chẳng qua là để từ viết tắt tên của nhóm nước… có thể đọc được. Quỹ của HSBC chỉ phân bổ 1,5% vốn vào thị trường Việt Nam.
Ai Cập: WB cho rằng, với bất ổn chính trị, kinh tế Hy Lạp chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay, so với mức tăng 5,2% trong năm tới. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo, kinh tế Ai Cập sẽ bật mạnh một khi chính trị ổn định trở lại. Một trong những lợi thế nổi trội của Ai Cập là sở hữu những cảng lớn trên biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, kênh đào Suez, và nguồn tài nguyên khí đốt khổng lồ.
Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm giữa châu Âu và các nước sản xuất năng lượng lớn ở Trung Đông, biển Caspian và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có những dự án đường ống khí đốt lớn giúp nước này trở thành một hành lang năng lượng quan trọng giữa châu Âu và khu vực Trung Á. WB dự báo, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng 6,1% trong năm nay, sau đó tăng 5,3% vào năm 2013.
Nam Phi: Giá hàng hóa cơ bản leo thang, nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm ôtô và hóa chất, cùng hoạt động chi tiêu cho World Cup đã giúp ích nhiều cho Nam Phi - nền kinh tế giàu tài nguyên như vàng, bạc. Nhờ đó, kinh tế Nam Phi đã tăng trưởng trở lại sau một thời gian suy thoái. Nhiều chuyên gia xem quốc gia này là một cửa ngõ để đầu tư vào các nước khác ở “lục địa đen”.