Xe đạp điện “soán ngôi” xe máy?
Ngay sau khi xăng dầu tăng giá, thị trường xe đạp điện tại các thành phố lớn đã “nóng” lên rất nhanh
Ngay sau khi xăng dầu chính thức tăng giá, thị trường xe đạp điện tại các thành phố lớn như Tp.HCM hay Đà Nẵng đã “nóng” lên rất nhanh.
Chỉ trong vòng hai ngày, hàng nghìn chiếc xe đạp đã được bán ra với một cái giá cũng không bình thường.
Tại thành phố Đà Nẵng, vòng qua các tuyến đường Hàm Nghi, Hùng Vương, Lê Duẩn chiều ngày 22/7, người viết thật sự bất ngờ trước cảnh người dân chen lấn, tranh giành để mua được chiếc xe đạp điện ưng ý. Theo các chủ cửa hàng bán xe đạp điện trên các phố nói trên thì lượng khách tìm mua loại xe này tăng gần gấp đôi so với những ngày trước khi xăng dầu chưa tăng giá.
Anh Nguyễn Hoàng Việt, chủ cửa hàng kinh doanh xe đạp điện ở đường Hàm Nghi cho biết: “Thông thường, cửa hàng chúng tôi chỉ đắt hàng vào dịp đầu năm học, nhưng hai ngày qua, nhu cầu mua xe đạp máy của người dân tăng lên bất thường”.
Theo anh Việt, chỉ trong vòng hai ngày qua, cửa hàng của anh đã xuất kho 170 chiếc (tăng gấp đôi so với những ngày bình thường).
Đối tượng chính sử dụng xe đạp điện phần lớn là những người già, phụ nữ và học sinh. Tuy nhiên, với mức thu nhập bình quân của những đối tượng này hiện nay thì giá thành của một chiếc xe đạp điện vẫn còn khá cao. Qua khảo sát, chúng tôi thấy giá bán của các loại xe này không hề “mềm” chút nào.
Cụ thể, một chiếc xe đạp điện hiệu Delta có giá 3,8 triệu đồng; Greenbik: 3,7 triệu đồng; Thống Nhất: 4,6 triệu đồng; Công ty Xe và Máy Tp.HCM: 4 triệu đồng...
Mức giá này nếu đem so sánh với công năng và độ tiện lợi của một chiếc xe máy là chưa chấp nhận được. Bởi, một chiếc xe máy trung bình có giá trên 10 triệu (tùy từng loại xe), nhưng độ bền gấp rất nhiều lần, tốc độ chạy cao hơn từ 3 đến 5 lần.
Tuy nhiên, trước sức ép của giá xăng dầu thì nhiều người vẫn chọn xe đạp máy để sử dụng xem như một giải pháp tình thế. Bởi theo họ, “không biết tiện ích đến đâu nhưng mỗi ngày ít nhất chúng tôi tiết kiệm được từ 20.000 đến 30.000 đồng tiền xăng”, một khách hàng đi mua xe đạp chia sẻ. Chính vì những tâm lý đó, nên hiện các cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như đang ngồi trên “lửa”.
Anh Nguyễn Đức Long - Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty Hoàng Quý (kinh doanh xe máy) ở đường Hàm Nghi than thở: “Trước đây, ít nhất mỗi ngày công ty bán ra từ 3 đến 5 chiếc xe máy (có thời điểm bán trên 10 chiếc/ngày), nhưng hai ngày nay không có một khách hàng nào đến xem chứ chưa nói đến chuyện mua xe”.
Không riêng gì Công ty Hoàng Quý, khi được hỏi đại diện các công ty, đại lý, cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn Đà Nẵng đều rơi vào hoàn cảnh tương tự. Điều lo ngại hơn cả là hầu hết các công ty này đều đang phải thế chấp tài sản để vay vốn nhập hàng về, lãi suất mỗi ngày phải trả lên tới chục triệu đồng.
Với đà này, nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy có phải “đóng cửa”? Với câu hỏi này, anh Nguyễn Tuấn Long, một kỹ sư về hưu của công ty sản xuất xe đạp Thống Nhất (hiện trú tại quận Hải Châu) đã đưa ra nhận định: “Xe đạp điện cũng chỉ thích ứng với một bộ phận tiêu dùng. Ngoài những nhược điểm như quãng đường di chuyển ngắn, thời gian sạc pin lâu... thì nó còn bị hạn chế rất lớn khác, đó là tâm lý thích đi xe máy của người Việt chúng ta!”.
Theo nhiều nhận định thì sử dụng xe đạp điện ở Việt Nam vẫn là một thứ gì đó còn “non trẻ”. Nhưng với những “chiêu” tiếp thị rất lạ thì hầu như người tiêu dụng đang bị “lóa”. Nào là không gây ô nhiễm môi trường do chạy bằng điện; có thể đạt tới tốc độ 30 km/h; giá thành rẻ, và chi phí nhiên liệu cũng giảm hơn rất nhiều so với xe máy loại dung tích 50cc (tương đương 50 km/giờ)...
Tận “mục sở thị” tại một số cửa hàng bán xe đạp máy, người viết nhận thấy có đến trên 60% chiếc xe đạp bày bán là “hàng Tàu”. Cụ thể, tại cửa hàng ở đường Lê Duẩn có 74 chiếc xe đạp điện được trưng bày thì có 43 chiếc “Made in China”. Chế độ bảo hành và chất lượng của sản phẩm vẫn chưa có một cơ quan nào chịu đứng ra nhận trách nhiệm.
Chỉ trong vòng hai ngày, hàng nghìn chiếc xe đạp đã được bán ra với một cái giá cũng không bình thường.
Tại thành phố Đà Nẵng, vòng qua các tuyến đường Hàm Nghi, Hùng Vương, Lê Duẩn chiều ngày 22/7, người viết thật sự bất ngờ trước cảnh người dân chen lấn, tranh giành để mua được chiếc xe đạp điện ưng ý. Theo các chủ cửa hàng bán xe đạp điện trên các phố nói trên thì lượng khách tìm mua loại xe này tăng gần gấp đôi so với những ngày trước khi xăng dầu chưa tăng giá.
Anh Nguyễn Hoàng Việt, chủ cửa hàng kinh doanh xe đạp điện ở đường Hàm Nghi cho biết: “Thông thường, cửa hàng chúng tôi chỉ đắt hàng vào dịp đầu năm học, nhưng hai ngày qua, nhu cầu mua xe đạp máy của người dân tăng lên bất thường”.
Theo anh Việt, chỉ trong vòng hai ngày qua, cửa hàng của anh đã xuất kho 170 chiếc (tăng gấp đôi so với những ngày bình thường).
Đối tượng chính sử dụng xe đạp điện phần lớn là những người già, phụ nữ và học sinh. Tuy nhiên, với mức thu nhập bình quân của những đối tượng này hiện nay thì giá thành của một chiếc xe đạp điện vẫn còn khá cao. Qua khảo sát, chúng tôi thấy giá bán của các loại xe này không hề “mềm” chút nào.
Cụ thể, một chiếc xe đạp điện hiệu Delta có giá 3,8 triệu đồng; Greenbik: 3,7 triệu đồng; Thống Nhất: 4,6 triệu đồng; Công ty Xe và Máy Tp.HCM: 4 triệu đồng...
Mức giá này nếu đem so sánh với công năng và độ tiện lợi của một chiếc xe máy là chưa chấp nhận được. Bởi, một chiếc xe máy trung bình có giá trên 10 triệu (tùy từng loại xe), nhưng độ bền gấp rất nhiều lần, tốc độ chạy cao hơn từ 3 đến 5 lần.
Tuy nhiên, trước sức ép của giá xăng dầu thì nhiều người vẫn chọn xe đạp máy để sử dụng xem như một giải pháp tình thế. Bởi theo họ, “không biết tiện ích đến đâu nhưng mỗi ngày ít nhất chúng tôi tiết kiệm được từ 20.000 đến 30.000 đồng tiền xăng”, một khách hàng đi mua xe đạp chia sẻ. Chính vì những tâm lý đó, nên hiện các cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như đang ngồi trên “lửa”.
Anh Nguyễn Đức Long - Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty Hoàng Quý (kinh doanh xe máy) ở đường Hàm Nghi than thở: “Trước đây, ít nhất mỗi ngày công ty bán ra từ 3 đến 5 chiếc xe máy (có thời điểm bán trên 10 chiếc/ngày), nhưng hai ngày nay không có một khách hàng nào đến xem chứ chưa nói đến chuyện mua xe”.
Không riêng gì Công ty Hoàng Quý, khi được hỏi đại diện các công ty, đại lý, cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn Đà Nẵng đều rơi vào hoàn cảnh tương tự. Điều lo ngại hơn cả là hầu hết các công ty này đều đang phải thế chấp tài sản để vay vốn nhập hàng về, lãi suất mỗi ngày phải trả lên tới chục triệu đồng.
Với đà này, nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy có phải “đóng cửa”? Với câu hỏi này, anh Nguyễn Tuấn Long, một kỹ sư về hưu của công ty sản xuất xe đạp Thống Nhất (hiện trú tại quận Hải Châu) đã đưa ra nhận định: “Xe đạp điện cũng chỉ thích ứng với một bộ phận tiêu dùng. Ngoài những nhược điểm như quãng đường di chuyển ngắn, thời gian sạc pin lâu... thì nó còn bị hạn chế rất lớn khác, đó là tâm lý thích đi xe máy của người Việt chúng ta!”.
Theo nhiều nhận định thì sử dụng xe đạp điện ở Việt Nam vẫn là một thứ gì đó còn “non trẻ”. Nhưng với những “chiêu” tiếp thị rất lạ thì hầu như người tiêu dụng đang bị “lóa”. Nào là không gây ô nhiễm môi trường do chạy bằng điện; có thể đạt tới tốc độ 30 km/h; giá thành rẻ, và chi phí nhiên liệu cũng giảm hơn rất nhiều so với xe máy loại dung tích 50cc (tương đương 50 km/giờ)...
Tận “mục sở thị” tại một số cửa hàng bán xe đạp máy, người viết nhận thấy có đến trên 60% chiếc xe đạp bày bán là “hàng Tàu”. Cụ thể, tại cửa hàng ở đường Lê Duẩn có 74 chiếc xe đạp điện được trưng bày thì có 43 chiếc “Made in China”. Chế độ bảo hành và chất lượng của sản phẩm vẫn chưa có một cơ quan nào chịu đứng ra nhận trách nhiệm.