Xử phạt vi phạm về chứng khoán: Đột biến!
6 tháng cuối năm, số trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán tăng gấp 10 lần so với 6 tháng đầu năm 2007
6 tháng cuối năm, số trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán tăng gấp 10 lần so với 6 tháng đầu năm 2007.
Đà tăng trên có thể chưa dừng lại khi còn hơn nửa tháng 12, khi các trường hợp vi phạm liên tiếp xẩy ra trong thời gian gần đây.
Đỉnh điểm của sự gia tăng này có từ đầu tháng 11, khi chỉ trong hai ngày, Thanh tra Chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đã liên tiếp ban hành 10 quyết định xử phạt đối với 10 trường hợp.
Trong khoảng một tuần trở lại đây, website của Ủy ban Chứng khoán cũng liên tục đăng tải thông tin xử phạt các trường hợp vi phạm.
Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 60 quyết định xử phạt do Thanh tra Chứng khoán ban hành kể từ đầu năm. Con số này là một đột biến, khi trong 6 tháng đầu năm (đáng chú ý là quá nửa thời gian thị trường phát triển nóng dễ nảy sinh nhiều bất cập) chỉ có 5 quyết định xử phạt được ban hành.
Khoảng 60 quyết định trên đã thu về cho ngân sách gần 1,5 tỷ đồng. Trong số đó, vi phạm phổ biến là liên quan đến phát hành chứng khoán, chào bán ra công chúng mà không đăng ký, báo cáo cụ thể (chiếm tới 79%). Còn lại, ít hơn nhưng tính chất đáng lo ngại hơn ở hành vi liên quan đến gian lận, thao túng trên thị trường…
Theo nhận định của ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán, những vi phạm nói trên có thể giải thích một phần từ nhận biết khá hạn chế của doanh nghiệp về quy định, do Luật Chứng khoán mới có hiệu lực (từ ngày 1/1/2007); mặt khác, nhiều vi phạm có ở những đợt phát hành lần đầu, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, một số bình luận cho rằng do mức xử phạt hiện nay quá thấp (phổ biến từ 20 – 30 triệu đồng, hoặc từ 50 - 70 triệu đồng) nên có trường hợp xem đó là “chi phí” nhỏ để phục vụ cho mục đích khác, có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn. Mặt khác, do mức xử phạt thấp nên tính răn đe bị hạn chế.
Từ bình luận trên, một số ý kiến gửi về Ủy ban Chứng khoán đề nghị nâng cao mức xử phạt. Ông Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cũng cho rằng những ý kiến đó cần được xem xét, nhưng việc tăng mức xử phạt không dễ thực hiện bởi những quy định liên quan vừa được ban hành, khó sửa đổi ngay.
Tuy nhiên, theo Chánh thanh tra Hoàng Đức Long, Nghị định 36 của Chính phủ quy định mức tối đa về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vẫn có thể tăng cao.
Cụ thể, đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 hoặc 4 Điều 9 (giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư; chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận) và khoản 2 Điều 14 (tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định), mức xử phạt sẽ bị xử phạt từ 1% đến 5% hoặc 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật.
“Trong năm 2008, những mức phạt trên sẽ được áp dụng. Nếu doanh nghiệp bị áp dụng mức phạt này sẽ khó đủ điều kiện niêm yết trên Sở hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán”, ông Long cho biết.
Ngoài ra, theo ông Long, với những trường hợp có tính chất vi phạm có ảnh hưởng lớn, xét theo mức độ, thì ngoài mức phạt tiền, chủ thể vi phạm còn phải tuân thủ việc khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại, hậu quả gây ra.
Với những kế hoạch phát hành quy mô lớn, liên quan đến tỷ lệ sở hữu, “room” của nhà đầu tư nước ngoài… việc khắc phục hoặc bồi thường không đơn giản.
Đà tăng trên có thể chưa dừng lại khi còn hơn nửa tháng 12, khi các trường hợp vi phạm liên tiếp xẩy ra trong thời gian gần đây.
Đỉnh điểm của sự gia tăng này có từ đầu tháng 11, khi chỉ trong hai ngày, Thanh tra Chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đã liên tiếp ban hành 10 quyết định xử phạt đối với 10 trường hợp.
Trong khoảng một tuần trở lại đây, website của Ủy ban Chứng khoán cũng liên tục đăng tải thông tin xử phạt các trường hợp vi phạm.
Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 60 quyết định xử phạt do Thanh tra Chứng khoán ban hành kể từ đầu năm. Con số này là một đột biến, khi trong 6 tháng đầu năm (đáng chú ý là quá nửa thời gian thị trường phát triển nóng dễ nảy sinh nhiều bất cập) chỉ có 5 quyết định xử phạt được ban hành.
Khoảng 60 quyết định trên đã thu về cho ngân sách gần 1,5 tỷ đồng. Trong số đó, vi phạm phổ biến là liên quan đến phát hành chứng khoán, chào bán ra công chúng mà không đăng ký, báo cáo cụ thể (chiếm tới 79%). Còn lại, ít hơn nhưng tính chất đáng lo ngại hơn ở hành vi liên quan đến gian lận, thao túng trên thị trường…
Theo nhận định của ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán, những vi phạm nói trên có thể giải thích một phần từ nhận biết khá hạn chế của doanh nghiệp về quy định, do Luật Chứng khoán mới có hiệu lực (từ ngày 1/1/2007); mặt khác, nhiều vi phạm có ở những đợt phát hành lần đầu, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, một số bình luận cho rằng do mức xử phạt hiện nay quá thấp (phổ biến từ 20 – 30 triệu đồng, hoặc từ 50 - 70 triệu đồng) nên có trường hợp xem đó là “chi phí” nhỏ để phục vụ cho mục đích khác, có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn. Mặt khác, do mức xử phạt thấp nên tính răn đe bị hạn chế.
Từ bình luận trên, một số ý kiến gửi về Ủy ban Chứng khoán đề nghị nâng cao mức xử phạt. Ông Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cũng cho rằng những ý kiến đó cần được xem xét, nhưng việc tăng mức xử phạt không dễ thực hiện bởi những quy định liên quan vừa được ban hành, khó sửa đổi ngay.
Tuy nhiên, theo Chánh thanh tra Hoàng Đức Long, Nghị định 36 của Chính phủ quy định mức tối đa về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vẫn có thể tăng cao.
Cụ thể, đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 hoặc 4 Điều 9 (giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư; chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận) và khoản 2 Điều 14 (tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định), mức xử phạt sẽ bị xử phạt từ 1% đến 5% hoặc 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật.
“Trong năm 2008, những mức phạt trên sẽ được áp dụng. Nếu doanh nghiệp bị áp dụng mức phạt này sẽ khó đủ điều kiện niêm yết trên Sở hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán”, ông Long cho biết.
Ngoài ra, theo ông Long, với những trường hợp có tính chất vi phạm có ảnh hưởng lớn, xét theo mức độ, thì ngoài mức phạt tiền, chủ thể vi phạm còn phải tuân thủ việc khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại, hậu quả gây ra.
Với những kế hoạch phát hành quy mô lớn, liên quan đến tỷ lệ sở hữu, “room” của nhà đầu tư nước ngoài… việc khắc phục hoặc bồi thường không đơn giản.