28% doanh nghiệp phải “trả thêm” cho cán bộ hải quan
Nhiều doanh nghiệp xác nhận, nếu không trả chi phí ngoài quy định sẽ bị kéo dài thời gian làm thủ tục
Năm 2012, có 57% doanh nghiệp được hỏi cho biết có trả chi phí ngoài quy định cho cán bộ hải quan, đến năm 2013, con số này là 49%, và năm 2015 con số này là 28%...
Những số liệu trên vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 12/11 tại hội thảo có tên “Công bố kết quả khảo sát năm 2015 về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”.
Khảo sát này do Tổng cục Hải quan, VCCI phối hợp cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6/2015, tham khảo ý kiến của 3.123 doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực, thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam.
Từ 49% xuống 28%
Theo kết quả khảo sát, có tới 35% doanh nghiệp được khảo sát từ chối trả lời câu hỏi về việc trả chi phí ngoài quy định.
Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh kết quả tiến hành khảo sát ở các cục hải quan địa phương thì cho ra con số khoảng 36% doanh nghiệp cho biết, nếu không trả chi phí ngoài quy định, họ có thể bị phân biệt đối xử.
Có 28% doanh nghiệp thừa nhận, họ đã trả thêm chi phí ngoài quy định cho cán bộ hải quan, vì e ngại bị phân biệt đối xử khi làm thủ tục.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nói, cũng với câu hỏi liên quan đến việc trả chí phí ngoài quy định cho cán bộ hải quan, năm 2012 ghi nhận có tới 57% doanh nghiệp có chi trả chi phí ngoài quy định và con số này của năm 2013 là 49%. Riêng năm 2014 không tiến hành khảo sát.
“Nếu xem đây là thước đo về mức độ liêm chính của công chức ngành hải quan, thì kết quả năm 2015 đã ghi nhận một bước tiến lớn so với năm 2012 và 2013…”, theo ông.
Phân tích sâu hơn về kết quả khảo sát, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, nơi có tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí ngoài quy định là 8% và nơi cao nhất là 80%.
Nhiều doanh nghiệp xác nhận, nếu không trả chi phí ngoài quy định sẽ bị kéo dài thời gian làm thủ tục, bị yêu cầu bổ sung, giải trình nhiều chứng từ, trong đó có cả chứng từ không có trong quy định.
Quan trọng hơn, nếu không trả thêm chi phí ngoài quy định các doanh nghiệp này thường xuyên và phải đối mặt với thái độ khó chịu của cán bộ công chức hải quan khi làm thủ tục.
Đánh giá về chính sách pháp luật hải quan trong thời gian qua, theo báo cáo khảo sát thì có 94% doanh nghiệp đánh giá sự chuyển biến của chính sách, pháp luật hải quan là tích cực.
Trong số đó có tới 89% số doanh nghiệp tỏ ra hài lòng trong việc tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan qua cổng thông tin điện tử ngành, 76% hài lòng qua cơ quan hải quan địa phương và 74% hài lòng qua các lớp tập huấn.
Riêng việc thực hiện các thủ tục trong nhóm 6 thủ tục hành chính hải quan thời gian qua thfi phần lớn các doanh nghiệp cho rằng là bình thường, chưa chuyển biến nhiều.
Vẫn giữ tư duy “xin - cho”
Liên quan đến các thủ tục khác như thủ tục hoàn thuế, không thu thuế có tới 31% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang khó và rất khó thực hiện.
Riêng thủ tục xem xét miễn thuế có 26% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá là khó và rất khó thực hiện.
Về thủ tục thông quan hàng hóa, 58% doanh nghiệp cho biết đã từng gặp khó khăn. Trong đó có 83% doanh nghiệp gặp phải vấn đề biểu mẫu khó khai báo và hay thay đổi, 48% doanh nghiệp bị yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định…
Dẫn chứng từ thực tế, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nói, một doanh nghiệp ngành thủy sản khi thực hiện thông quan một lô hàng phải liên hệ với khoảng 6 bộ, ngành khác nhau.
Nhưng điều gây bức xúc lại là việc nhiều cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ, ngành lại vẫn giữ tư duy “xin - cho” với doanh nghiệp, chưa coi doanh nghiệp thực sự là đối tác để tạo điều kiện khi làm thủ tục.
“Đó chính là lý do mà phần lớn doanh nghiệp khi được hỏi đều đánh giá mức độ thực hiện kỷ cương của công chức ở ngưỡng bình thường…”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI bổ sung thêm.
Cũng theo ông Lộc, những cải cách hành chính nói chung và của ngành hải quan nói riêng thời gian qua đã có sự thay đổi, từ tư duy nhà nước quản lý sang tư duy cung cấp dịch vụ công. Đặc biệt, việc cải cách thủ tục hành chính của ngành hải quan đang rất rõ về hướng đi, lộ trình, cách thức, được cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khách quan, thì kết quả cải cách chưa đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp. Bản thân những thủ tục này vẫn còn nhiều không gian để cải thiện, do đó cần có sự phối hợp mạnh mẽ hơn nữa giữa ngành hải quan và các bộ, ngành liên quan.
Những số liệu trên vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 12/11 tại hội thảo có tên “Công bố kết quả khảo sát năm 2015 về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”.
Khảo sát này do Tổng cục Hải quan, VCCI phối hợp cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6/2015, tham khảo ý kiến của 3.123 doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực, thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam.
Từ 49% xuống 28%
Theo kết quả khảo sát, có tới 35% doanh nghiệp được khảo sát từ chối trả lời câu hỏi về việc trả chi phí ngoài quy định.
Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh kết quả tiến hành khảo sát ở các cục hải quan địa phương thì cho ra con số khoảng 36% doanh nghiệp cho biết, nếu không trả chi phí ngoài quy định, họ có thể bị phân biệt đối xử.
Có 28% doanh nghiệp thừa nhận, họ đã trả thêm chi phí ngoài quy định cho cán bộ hải quan, vì e ngại bị phân biệt đối xử khi làm thủ tục.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nói, cũng với câu hỏi liên quan đến việc trả chí phí ngoài quy định cho cán bộ hải quan, năm 2012 ghi nhận có tới 57% doanh nghiệp có chi trả chi phí ngoài quy định và con số này của năm 2013 là 49%. Riêng năm 2014 không tiến hành khảo sát.
“Nếu xem đây là thước đo về mức độ liêm chính của công chức ngành hải quan, thì kết quả năm 2015 đã ghi nhận một bước tiến lớn so với năm 2012 và 2013…”, theo ông.
Phân tích sâu hơn về kết quả khảo sát, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, nơi có tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí ngoài quy định là 8% và nơi cao nhất là 80%.
Nhiều doanh nghiệp xác nhận, nếu không trả chi phí ngoài quy định sẽ bị kéo dài thời gian làm thủ tục, bị yêu cầu bổ sung, giải trình nhiều chứng từ, trong đó có cả chứng từ không có trong quy định.
Quan trọng hơn, nếu không trả thêm chi phí ngoài quy định các doanh nghiệp này thường xuyên và phải đối mặt với thái độ khó chịu của cán bộ công chức hải quan khi làm thủ tục.
Đánh giá về chính sách pháp luật hải quan trong thời gian qua, theo báo cáo khảo sát thì có 94% doanh nghiệp đánh giá sự chuyển biến của chính sách, pháp luật hải quan là tích cực.
Trong số đó có tới 89% số doanh nghiệp tỏ ra hài lòng trong việc tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan qua cổng thông tin điện tử ngành, 76% hài lòng qua cơ quan hải quan địa phương và 74% hài lòng qua các lớp tập huấn.
Riêng việc thực hiện các thủ tục trong nhóm 6 thủ tục hành chính hải quan thời gian qua thfi phần lớn các doanh nghiệp cho rằng là bình thường, chưa chuyển biến nhiều.
Vẫn giữ tư duy “xin - cho”
Liên quan đến các thủ tục khác như thủ tục hoàn thuế, không thu thuế có tới 31% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang khó và rất khó thực hiện.
Riêng thủ tục xem xét miễn thuế có 26% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá là khó và rất khó thực hiện.
Về thủ tục thông quan hàng hóa, 58% doanh nghiệp cho biết đã từng gặp khó khăn. Trong đó có 83% doanh nghiệp gặp phải vấn đề biểu mẫu khó khai báo và hay thay đổi, 48% doanh nghiệp bị yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định…
Dẫn chứng từ thực tế, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nói, một doanh nghiệp ngành thủy sản khi thực hiện thông quan một lô hàng phải liên hệ với khoảng 6 bộ, ngành khác nhau.
Nhưng điều gây bức xúc lại là việc nhiều cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ, ngành lại vẫn giữ tư duy “xin - cho” với doanh nghiệp, chưa coi doanh nghiệp thực sự là đối tác để tạo điều kiện khi làm thủ tục.
“Đó chính là lý do mà phần lớn doanh nghiệp khi được hỏi đều đánh giá mức độ thực hiện kỷ cương của công chức ở ngưỡng bình thường…”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI bổ sung thêm.
Cũng theo ông Lộc, những cải cách hành chính nói chung và của ngành hải quan nói riêng thời gian qua đã có sự thay đổi, từ tư duy nhà nước quản lý sang tư duy cung cấp dịch vụ công. Đặc biệt, việc cải cách thủ tục hành chính của ngành hải quan đang rất rõ về hướng đi, lộ trình, cách thức, được cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khách quan, thì kết quả cải cách chưa đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp. Bản thân những thủ tục này vẫn còn nhiều không gian để cải thiện, do đó cần có sự phối hợp mạnh mẽ hơn nữa giữa ngành hải quan và các bộ, ngành liên quan.