7 hạn chế của cuộc bầu cử vừa qua
Xếp thứ nhất trong các hạn chế chính là việc chưa bầu đủ 500 đại biểu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến
Việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch, tổ chức lấy ý kiến cử tri còn hình thức, chiếu lệ nên đã để lọt vào danh sách một số trường hợp ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn, có vi phạm pháp luật về bầu cử.
Đây là hạn chế thứ ba trong số bảy hạn chế của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, được Phó chủ tịch Quốc hội khóa 13 Tòng Thị Phóng báo cáo Quốc hội khoá 14 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, sáng 20/7.
Vẫn nằm trong hạn chế thứ ba là việc đưa ra khỏi danh sách một số ứng cử viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội trong hiệp thương lần thứ ba mà được cử tri nơi cư trú, cử tri ở cơ quan tín nhiệm chưa hoàn toàn được dư luận đồng tình.
Xếp thứ nhất trong các hạn chế chính là việc chưa bầu đủ 500 đại biểu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến, vẫn có trường hợp sau khi trúng cử, không đủ tư cách đại biểu Quốc hội; vẫn còn để xảy ra sai sót trong in ấn phiếu bầu dẫn đến việc phải hủy bỏ kết quả bầu cử và phải tiến hành bầu cử lại; sơ xuất trong việc kiểm soát số lượng phiếu phát ra, số phiếu thu vào, việc đóng dấu đã bỏ phiếu; vẫn còn có trường hợp bầu hộ, bầu thay.
Một số nơi bầu chưa đủ 2/3 số lượng đại biểu hội đồng nhân dân cần bầu, nhất là đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Thứ hai, một số cơ cấu, số lượng phân bổ đại biểu chưa đạt được như định hướng, dự kiến ban đầu, nhất là tỷ lệ nữ, tỷ lệ người ngoài đảng; nhiều người do Trung ương giới thiệu không trúng cử ở một số tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Phú Yên.
Thứ tư, việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử giữa các nơi vẫn chưa thực hiện thống nhất, có nơi tổ chức ít, có nơi tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc gây tâm lý cho người ứng cử.
Thứ năm, một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan trung ương chậm được ban hành, thiếu thống nhất; một số biểu mẫu thống kê có sự điều chỉnh bổ sung chậm đã gây khó khăn, ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai, thực hiện công tác chuẩn bị bầu cử ở các địa phương.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc tham gia bỏ phiếu bầu cử còn chưa thường xuyên, nhiều cử tri chưa nắm rõ quy định của pháp luật về bầu cử nên còn lúng túng trong việc nhận thức, hiểu chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử.
Thứ bảy, việc lập, rà soát danh sách cử tri chưa chặt chẽ, khoa học dẫn đến số liệu, danh sách cử tri chưa chính xác, biến động tăng, giảm ở thời điểm sát ngày bầu cử, ảnh hưởng đến việc phân chia khu vực bỏ phiếu, cấp thẻ cử tri, in tài liệu và phiếu bầu
Cũng trong phiên khai mạc, Phó chủ tịch Quốc hội khoá 13, ông Phùng Quốc Hiển đã báo cáo kết quả xác nhận tư cách của đại biểu Quốc hội khoá 14.
Theo đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã xác nhận hai người không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 là ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Hai vị này đều đã trúng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới, nhưng không đủ tiêu chuẩn đại biểu theo quy định của pháp luật.
Đây là hạn chế thứ ba trong số bảy hạn chế của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, được Phó chủ tịch Quốc hội khóa 13 Tòng Thị Phóng báo cáo Quốc hội khoá 14 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, sáng 20/7.
Vẫn nằm trong hạn chế thứ ba là việc đưa ra khỏi danh sách một số ứng cử viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội trong hiệp thương lần thứ ba mà được cử tri nơi cư trú, cử tri ở cơ quan tín nhiệm chưa hoàn toàn được dư luận đồng tình.
Xếp thứ nhất trong các hạn chế chính là việc chưa bầu đủ 500 đại biểu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến, vẫn có trường hợp sau khi trúng cử, không đủ tư cách đại biểu Quốc hội; vẫn còn để xảy ra sai sót trong in ấn phiếu bầu dẫn đến việc phải hủy bỏ kết quả bầu cử và phải tiến hành bầu cử lại; sơ xuất trong việc kiểm soát số lượng phiếu phát ra, số phiếu thu vào, việc đóng dấu đã bỏ phiếu; vẫn còn có trường hợp bầu hộ, bầu thay.
Một số nơi bầu chưa đủ 2/3 số lượng đại biểu hội đồng nhân dân cần bầu, nhất là đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Thứ hai, một số cơ cấu, số lượng phân bổ đại biểu chưa đạt được như định hướng, dự kiến ban đầu, nhất là tỷ lệ nữ, tỷ lệ người ngoài đảng; nhiều người do Trung ương giới thiệu không trúng cử ở một số tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Phú Yên.
Thứ tư, việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử giữa các nơi vẫn chưa thực hiện thống nhất, có nơi tổ chức ít, có nơi tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc gây tâm lý cho người ứng cử.
Thứ năm, một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan trung ương chậm được ban hành, thiếu thống nhất; một số biểu mẫu thống kê có sự điều chỉnh bổ sung chậm đã gây khó khăn, ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai, thực hiện công tác chuẩn bị bầu cử ở các địa phương.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc tham gia bỏ phiếu bầu cử còn chưa thường xuyên, nhiều cử tri chưa nắm rõ quy định của pháp luật về bầu cử nên còn lúng túng trong việc nhận thức, hiểu chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử.
Thứ bảy, việc lập, rà soát danh sách cử tri chưa chặt chẽ, khoa học dẫn đến số liệu, danh sách cử tri chưa chính xác, biến động tăng, giảm ở thời điểm sát ngày bầu cử, ảnh hưởng đến việc phân chia khu vực bỏ phiếu, cấp thẻ cử tri, in tài liệu và phiếu bầu
Cũng trong phiên khai mạc, Phó chủ tịch Quốc hội khoá 13, ông Phùng Quốc Hiển đã báo cáo kết quả xác nhận tư cách của đại biểu Quốc hội khoá 14.
Theo đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã xác nhận hai người không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 là ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Hai vị này đều đã trúng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới, nhưng không đủ tiêu chuẩn đại biểu theo quy định của pháp luật.