Ajinomoto: Mô hình triết lý mới và đường hướng hiện thực hóa mục đích tồn tại vì sức khỏe và hạnh phúc người Việt
Hơn 3 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, Ajinomoto Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc người Việt. Nguyên tắc kinh doanh này vừa được Công ty cô đọng trong Mô hình triết lý mới, công bố hồi tháng 4/2023...
Trao đổi với phóng viên VnEconomy, ông Tsutomu Nara - Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam đã chia sẻ những đường hướng hướng nhằm hiện thực hóa Mục đích tồn tại được nhấn mạnh trong Mô hình Triết lý này.
Ajinomoto Việt Nam vừa công bố Mô hình triết lý mới, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn những nội dung chính của Mô hình này không?
Tháng 4 vừa qua, thực hiện theo định hướng của Tập đoàn Ajinomoto, Ajinomoto Việt Nam đã cô đọng Mô hình Triết lý bằng cách kết hợp Sứ mệnh và Tầm nhìn trước đó thành một “Mục đích tồn tại”, trong khi vẫn giữ các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, đó là “Góp phần mang đến sức khỏe, hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị”.
Yếu tố tiếp theo là “Hoạt động tạo lập giá trị chung của Tập đoàn Ajinomoto” hay ASV (Ajinomoto Group Creating Shared Value). Đây là chính sách quản lý đồng kiến tạo giá trị xã hội và giá trị kinh tế thông qua hoạt động kinh doanh, thể hiện qua các Dự án Bữa ăn Học đường, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em, các sáng kiến bảo vệ môi trường…
Cuối cùng là Đường lối Tập đoàn Ajinomoto (AGW), đây là những giá trị chung của nhân viên Ajinomoto Việt Nam trong việc theo đuổi Mục đích tồn tại, với 4 giá trị cốt lõi: Sáng tạo giá trị mới, Tinh thần tiên phong, Đóng góp xã hội và Tôn trọng giá trị con người.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Ajinomoto Việt Nam đã nỗ lực như thế nào để tiếp tục đóng góp cho hạnh phúc và sức khỏe của người Việt Nam?
Trong những năm gần đây, tác động kéo dài của đại dịch Covid, xung đột địa chính trị, lạm phát toàn cầu tăng cao… dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, giới trẻ sẽ sớm trở thành những người tiêu dùng chính với nhiều nhu cầu, mong muốn… cũng như cách thức mua sắm và thói quen ăn uống thay đổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số già ngày càng tăng cùng với các vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng gia tăng.
Trong điều kiện bị ảnh hưởng này, để hiện thực hóa Mục đích tồn tại của mình, chúng tôi đã đặt ra một Lộ trình phát triển đến năm 2030, với nỗ lực biến mọi thách thức, trở ngại thành cơ hội, bằng việc chú trọng cung cấp các sản phẩm chất lượng và các sáng kiến có giá trị.
Chúng tôi sẽ thúc đẩy các sản phẩm mới sử dụng công nghệ axit amin để giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe của người dân Việt Nam. Ngoài ra, thông qua sự phát triển trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và chăm sóc sức khỏe, với các sản phẩm như đồ uống mang lại sức khỏe tinh thần, chúng tôi hi vọng sẽ thu hút được nhiều khách hàng trẻ tuổi. Hơn nữa, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ tạo vị ngon và công nghệ lên men tiên tiến, cùng với bí quyết thừa hưởng từ Tập đoàn Ajinomoto, để cung cấp các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các sáng kiến trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe, cung cấp trải nghiệm ẩm thực mới kế thừa nền văn hóa ẩm thực địa phương, và triển khai các sáng kiến giúp giảm tác động đến môi trường, không chỉ tại các cơ sở sản xuất mà trong toàn bộ chuỗi cung ứng của chúng tôi.
Xin ông cho biết, Ajinomoto Việt Nam có những hoạt động nào để góp phần đóng góp vào nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu theo Hội nghị khí hậu quốc tế COP26 cũng như mục tiêu chung của Tập đoàn Ajinomoto liên quan đến môi trường?
Nhằm đạt được mục tiêu của Tập đoàn Ajinomoto và mục tiêu đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), chúng tôi đã triển khai những sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, không chỉ tại các nhà máy của Ajinomoto Việt Nam, mà còn thúc đẩy xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Đầu tiên, chúng tôi đặt mục tiêu giảm 48% lượng khí thải CO2 vào năm 2030, so với năm 2018 bằng việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy Long Thành, và hệ thống đồng phát sinh khối tại nhà máy Biên Hòa, thu mua nguồn nguồn điện tái tạo để đóng góp nhiều hơn cho việc giảm khí thải nhà kính.
Hơn nữa, chúng tôi đặt mục tiêu không rác thải nhựa vào năm 2030. Từ năm 2022, chúng tôi bắt đầu áp dụng bao bì nhựa có thể tái chế cho sản phẩm chủ lực là Bột ngọt “AJI-NO-MOTO”, và đặt lộ trình đến năm 2030 sẽ chuyển đổi toàn bộ vật liệu bao bì sản phẩm sang vật liệu tái chế.
Hiện nay, chúng tôi cũng đã đạt được mục tiêu tái chế 100% chất thải thực phẩm và loại trừ thất thoát thực phẩm bằng việc bán các phế phẩm thực phẩm cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, và tận dụng phế phẩm thực phẩm để sản xuất phân bón sinh học.
Với hệ thống xử lý nước thải hơn 100 tỷ đồng, Ajinomoto Việt Nam đảm bảo rằng nước thải đã qua xử lý đáp ứng được các quy định của Việt Nam, cũng như đạt tiêu chuẩn của Tập đoàn Ajinomoto, mới được xả ra sông Đồng Nai, góp phần bảo tồn tài nguyên nước.
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông đánh giá thế nào về việc đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và tiềm năng phát triển của Ajinomoto tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới?
Tôi đã có cơ hội làm việc tại nhiều quốc gia ngoài Nhật Bản trước khi đến Việt Nam vào năm ngoái. Và thành thật mà nói, tôi có một tình cảm rất lớn đối với đất nước này, một phần là do sự tương đồng trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa ẩm thực, cả hai nước đều tôn trọng các bữa ăn gia đình truyền thống và mọi người ăn cùng nhau. Điều đó cũng phù hợp với lý tưởng và khát vọng “Eat well, Live well.”, và cũng phù hợp với ngành kinh doanh thực phẩm của chúng tôi.
Quay ngược dòng lịch sử, khi Ajinomoto Việt Nam được thành lập vào năm 1991, chúng tôi là một trong những công ty Nhật Bản đầu tiên trong số rất ít công ty nước ngoài chính thức đặt nền móng kinh doanh tại Việt Nam vào thời điểm đó.
Theo tôi được biết, hiện tại Nhật Bản có tổng vốn đầu tư trên 69 tỷ USD, đứng thứ ba trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tôi tin chắc rằng mối quan hệ và sự hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được củng cố theo năm tháng và không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân tiếp tục vun đắp.
Là một công ty Nhật Bản đã phát triển hoạt động kinh doanh gắn bó chặt chẽ với Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ, Ajinomoto Việt Nam luôn có ý thức trong việc góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, bằng việc tuân thủ tốt các quy định và chính sách của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam thông qua thúc đẩy tốt thu nhập của nhân viên và phát triển nguồn nhân lực.
Tôi tin rằng Ajinomoto Việt Nam có triển vọng rất tươi sáng cho sự phát triển kinh doanh hơn nữa, và tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong tương lai. Cùng với Mục đích tồn tại của mình, chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng để liên tục cung cấp các sản phẩm chất lượng và các sáng kiến có giá trị để đóng góp vào sức khỏe và hạnh phúc của người dân và xã hội Việt Nam, mà tôi tin rằng cũng là một cách để chúng tôi góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và hợp tác giữa hai nước.