An toàn giao thông và bài toán ý thức, văn hóa
“Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”
“Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”.
Đó là hình dung của một vị khách du lịch nước ngoài khi đến Việt Nam. Hình dung đó được dùng để khởi đầu cho buổi tọa đàm trực tuyến về giảm thiểu tai nạn giao thông với sự tham gia của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và Bộ Công an, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 2/7.
Theo thống kê, đã có hơn 4.900 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông ngay trong 6 tháng đầu năm 2013. Đại diện các cơ quan chức năng nhận định, tình hình tai nạn giao thông nửa đầu năm nay đã giảm đáng kể cả về số vụ lẫn số người thiệt mạng, bị thương. Thế nhưng, số vụ đặc biệt nghiêm trọng lại nhiều hơn.
Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã cho biết một thực tế là trên 80% các vụ tai nạn nghiêm trọng xuất phát từ lỗi của người điều khiển phương tiện. Nhưng sâu xa phía sau nguyên nhân đó, bên cạnh những lỗ hổng về công tác quản lý nhà nước, là vấn đề ý thức, văn hóa tham gia giao thông của mỗi người.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) kể rằng: “Tôi đã từng hỏi cung một trường hợp lái xe khách gây tai nạn giao thông không biết chữ. Khi gây tai nạn thì anh ta điểm chỉ. Tôi hỏi học ở đâu, anh ta không trả lời được, vì làm thủ tục qua một người khác.
Vừa qua lại xảy ra vụ tai nạn thảm khốc tại cầu Serepok (Đắk Lắk). Tôi xin lỗi người tài xế đã mất, nhưng thực tế đau lòng là anh ta chính là người gây nên vụ tai nạn. Anh này đã lĩnh án 8 năm tù vì án ma túy, thụ án 7 năm được mãn hạn. Sau 3 năm thụ án anh ta vẫn được đổi giấy phép lái xe, đây là không đúng rồi. Sau khi mãn hạn tù anh ta đổi giấy phép lần 2 từ tháng 5 và đến tháng 7, anh ta gây tai nạn”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những người không đủ điều kiện lái xe mà vẫn được cấp – đổi giấy phép lái xe? Rõ ràng đó là lỗi từ lỗ hổng quản lý nhà nước của cơ quan chức năng. Nhưng xét ở góc độ mà bài viết bàn đến thì lại phải đặt ra câu hỏi khác, là tại sao những tài xế như thế vẫn cố tình điều khiển phương tiện, coi thường sinh mạng của nhiều người khác?
Xung quanh quy định bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình trên tất cả phương tiện vận tải, khi cơ quan chức năng kiểm tra ngẫu nhiên 17 xe đã lắp thì có đến 12 xe không hoạt động thiết bị. Bên cạnh vấn đề kỹ thuật chưa phù hợp của một số xe nhất định thì còn một nguyên nhân khác, là người chủ, người điều khiển phương tiện không kích hoạt thiết bị nhằm tránh bị giám sát.
“Vừa rồi chúng tôi phối hợp với Tổng cục Đường bộ lập 2 kế hoạch thực hiện Luật Giao thông Đường bộ 2008 và Nghị định 27 của Chính phủ tại Cảng Hải phòng. Chúng tôi làm trong 1 tháng thì thấy rằng sai phạm rất phổ biến, khi chúng tôi kiểm tra, người ta tránh, núp vào quán ăn, trạm xăng, khi lực lượng rút họ lại hoạt động. Rõ ràng ý thức giao thông, thực hiện pháp luật giao thông của cả lái xe lẫn chủ doanh nghiệp vẫn còn rất kém”, ông Hà nói.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong các điều tra nguyên nhân tai nạn thì có đến 80% là nguyên nhân trực tiếp của người điều khiển phương tiện hay nói cách khác là ý thức người tham gia giao thông. Các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng, điều tra cho thấy là do ý thức người tham gia giao thông, sự nhường nhịn, chia sẻ trong tham gia giao thông là không nhiều.
Thực tế là vậy, nhưng các chuyên gia cho rằng việc giải quyết những nguyên nhân gây nên vấn nạn về tai nạn giao thông lại là một bài toán khó, đặc biệt là với câu chuyện về ý thức và văn hóa của mỗi người.
Khi quan sát các tình huống giao thông có thể dễ dàng nhận thấy thực tế là không ít người điều khiển phương tiện tỏ rõ sự ích kỷ, không biết nhường nhịn, tuân thủ các quy định pháp luật, các quy tắc giao thông. Từ đó dẫn đến tình trạng vượt đèn đỏ, lấn làn, leo lề tràn lan, đặc biệt là tại các đô thị. Sự thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông, trong từng trường hợp cụ thể nếu nhẹ thì dẫn đến ùn tắc, nặng có thể dẫn đến tai nạn giao thông.
Lại có một thực tế là không ít người khi tham gia giao thông ở nước ngoài thì thức rất tốt nhưng khi về Việt Nam thì đâu lại vào đấy. Giống như chuyện vệ sinh môi trường, cùng là một cá nhân nhưng trong các điều kiện khác nhau, chuyện giữ gìn, tôn trọng vệ sinh chung lại có những ứng xử hoàn toàn trái ngược.
Vì vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, văn hóa giao thông phải nằm trong tổng thể chung của nền tảng văn hóa xã hội. Khi nền tảng văn hóa xã hội chưa cao mà chúng ta hy vọng văn hóa giao thông cao là rất khó.
Cũng theo ông Hiệp, muốn thay đổi ý thức của người tham gia giao thông thì cần phải có thời gian, phải có quá trình mà ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có 2 yếu tố quan trọng là: Thứ nhất, tuần tra kiểm soát, nếu tuần tra kiểm soát nghiêm thì ý thức sẽ cao lên. Thứ hai là tuyên truyền và giáo dục, làm thế nào để tuyên truyền được tới nhóm đích, nhóm mà chúng ta cần phải tuyên truyền về một thông điệp gì đó phải rõ.
“Thêm nữa, theo tôi, phải đưa ngay giáo dục an toàn giao thông vào nhà trường để hy vọng 5-10 năm nữa chúng ta có một thế hệ người Việt Nam mới, tham giao giao thông có ý thức, biết chia sẻ, nhường nhịn, có văn hóa khi tham gia giao thông”, ông Hiệp nhận định.
Đó là hình dung của một vị khách du lịch nước ngoài khi đến Việt Nam. Hình dung đó được dùng để khởi đầu cho buổi tọa đàm trực tuyến về giảm thiểu tai nạn giao thông với sự tham gia của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và Bộ Công an, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 2/7.
Theo thống kê, đã có hơn 4.900 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông ngay trong 6 tháng đầu năm 2013. Đại diện các cơ quan chức năng nhận định, tình hình tai nạn giao thông nửa đầu năm nay đã giảm đáng kể cả về số vụ lẫn số người thiệt mạng, bị thương. Thế nhưng, số vụ đặc biệt nghiêm trọng lại nhiều hơn.
Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã cho biết một thực tế là trên 80% các vụ tai nạn nghiêm trọng xuất phát từ lỗi của người điều khiển phương tiện. Nhưng sâu xa phía sau nguyên nhân đó, bên cạnh những lỗ hổng về công tác quản lý nhà nước, là vấn đề ý thức, văn hóa tham gia giao thông của mỗi người.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) kể rằng: “Tôi đã từng hỏi cung một trường hợp lái xe khách gây tai nạn giao thông không biết chữ. Khi gây tai nạn thì anh ta điểm chỉ. Tôi hỏi học ở đâu, anh ta không trả lời được, vì làm thủ tục qua một người khác.
Vừa qua lại xảy ra vụ tai nạn thảm khốc tại cầu Serepok (Đắk Lắk). Tôi xin lỗi người tài xế đã mất, nhưng thực tế đau lòng là anh ta chính là người gây nên vụ tai nạn. Anh này đã lĩnh án 8 năm tù vì án ma túy, thụ án 7 năm được mãn hạn. Sau 3 năm thụ án anh ta vẫn được đổi giấy phép lái xe, đây là không đúng rồi. Sau khi mãn hạn tù anh ta đổi giấy phép lần 2 từ tháng 5 và đến tháng 7, anh ta gây tai nạn”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những người không đủ điều kiện lái xe mà vẫn được cấp – đổi giấy phép lái xe? Rõ ràng đó là lỗi từ lỗ hổng quản lý nhà nước của cơ quan chức năng. Nhưng xét ở góc độ mà bài viết bàn đến thì lại phải đặt ra câu hỏi khác, là tại sao những tài xế như thế vẫn cố tình điều khiển phương tiện, coi thường sinh mạng của nhiều người khác?
Xung quanh quy định bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình trên tất cả phương tiện vận tải, khi cơ quan chức năng kiểm tra ngẫu nhiên 17 xe đã lắp thì có đến 12 xe không hoạt động thiết bị. Bên cạnh vấn đề kỹ thuật chưa phù hợp của một số xe nhất định thì còn một nguyên nhân khác, là người chủ, người điều khiển phương tiện không kích hoạt thiết bị nhằm tránh bị giám sát.
“Vừa rồi chúng tôi phối hợp với Tổng cục Đường bộ lập 2 kế hoạch thực hiện Luật Giao thông Đường bộ 2008 và Nghị định 27 của Chính phủ tại Cảng Hải phòng. Chúng tôi làm trong 1 tháng thì thấy rằng sai phạm rất phổ biến, khi chúng tôi kiểm tra, người ta tránh, núp vào quán ăn, trạm xăng, khi lực lượng rút họ lại hoạt động. Rõ ràng ý thức giao thông, thực hiện pháp luật giao thông của cả lái xe lẫn chủ doanh nghiệp vẫn còn rất kém”, ông Hà nói.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong các điều tra nguyên nhân tai nạn thì có đến 80% là nguyên nhân trực tiếp của người điều khiển phương tiện hay nói cách khác là ý thức người tham gia giao thông. Các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng, điều tra cho thấy là do ý thức người tham gia giao thông, sự nhường nhịn, chia sẻ trong tham gia giao thông là không nhiều.
Thực tế là vậy, nhưng các chuyên gia cho rằng việc giải quyết những nguyên nhân gây nên vấn nạn về tai nạn giao thông lại là một bài toán khó, đặc biệt là với câu chuyện về ý thức và văn hóa của mỗi người.
Khi quan sát các tình huống giao thông có thể dễ dàng nhận thấy thực tế là không ít người điều khiển phương tiện tỏ rõ sự ích kỷ, không biết nhường nhịn, tuân thủ các quy định pháp luật, các quy tắc giao thông. Từ đó dẫn đến tình trạng vượt đèn đỏ, lấn làn, leo lề tràn lan, đặc biệt là tại các đô thị. Sự thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông, trong từng trường hợp cụ thể nếu nhẹ thì dẫn đến ùn tắc, nặng có thể dẫn đến tai nạn giao thông.
Lại có một thực tế là không ít người khi tham gia giao thông ở nước ngoài thì thức rất tốt nhưng khi về Việt Nam thì đâu lại vào đấy. Giống như chuyện vệ sinh môi trường, cùng là một cá nhân nhưng trong các điều kiện khác nhau, chuyện giữ gìn, tôn trọng vệ sinh chung lại có những ứng xử hoàn toàn trái ngược.
Vì vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, văn hóa giao thông phải nằm trong tổng thể chung của nền tảng văn hóa xã hội. Khi nền tảng văn hóa xã hội chưa cao mà chúng ta hy vọng văn hóa giao thông cao là rất khó.
Cũng theo ông Hiệp, muốn thay đổi ý thức của người tham gia giao thông thì cần phải có thời gian, phải có quá trình mà ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có 2 yếu tố quan trọng là: Thứ nhất, tuần tra kiểm soát, nếu tuần tra kiểm soát nghiêm thì ý thức sẽ cao lên. Thứ hai là tuyên truyền và giáo dục, làm thế nào để tuyên truyền được tới nhóm đích, nhóm mà chúng ta cần phải tuyên truyền về một thông điệp gì đó phải rõ.
“Thêm nữa, theo tôi, phải đưa ngay giáo dục an toàn giao thông vào nhà trường để hy vọng 5-10 năm nữa chúng ta có một thế hệ người Việt Nam mới, tham giao giao thông có ý thức, biết chia sẻ, nhường nhịn, có văn hóa khi tham gia giao thông”, ông Hiệp nhận định.