Phê duyệt chiến lược an toàn giao thông đến 2020
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 1586/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đây là chiến lược tổng thể nhằm phát triển bền vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông đường bộ đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai; giảm tai nạn và ùn tắc giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
Chi tiết hơn, chiến lược chỉ rõ các mục tiêu như hằng năm giảm 5-10% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ, giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Tp.HCM và các đô thị lớn.
Bên cạnh đó, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phát triển văn hóa giao thông trong cộng đồng thông qua tuyên truyền, giáo dục ở mọi cấp học, phương tiện truyền thông;
Đồng thời, phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống quốc lộ, giao thông đô thị; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các trung tâm điểu khiển giao thông hiện đại…
Trong loạt giải pháp đồng bộ và dài hơi nhằm thực hiện các mục tiêu trên, chiến lược cũng chỉ ra nhóm giải pháp mang tính đột phá cho giai đoạn trước mắt, từ năm 2013 đến năm 2015.
Trong đó, cần đặc biệt chú trọng việc tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan và người đứng đầu cơ quan; Thực hiện nếp sống văn hóa giao thông gắn với thực hiện thường xuyên các chương trình năm - tháng - tuần an toàn giao thông;...
Theo nội dung quyết định, chiến lược này sẽ bắt đầu có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 24/10/2012.
Đây là chiến lược tổng thể nhằm phát triển bền vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông đường bộ đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai; giảm tai nạn và ùn tắc giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
Chi tiết hơn, chiến lược chỉ rõ các mục tiêu như hằng năm giảm 5-10% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ, giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Tp.HCM và các đô thị lớn.
Bên cạnh đó, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phát triển văn hóa giao thông trong cộng đồng thông qua tuyên truyền, giáo dục ở mọi cấp học, phương tiện truyền thông;
Đồng thời, phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống quốc lộ, giao thông đô thị; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các trung tâm điểu khiển giao thông hiện đại…
Trong loạt giải pháp đồng bộ và dài hơi nhằm thực hiện các mục tiêu trên, chiến lược cũng chỉ ra nhóm giải pháp mang tính đột phá cho giai đoạn trước mắt, từ năm 2013 đến năm 2015.
Trong đó, cần đặc biệt chú trọng việc tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan và người đứng đầu cơ quan; Thực hiện nếp sống văn hóa giao thông gắn với thực hiện thường xuyên các chương trình năm - tháng - tuần an toàn giao thông;...
Theo nội dung quyết định, chiến lược này sẽ bắt đầu có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 24/10/2012.