Phụ tá Aung San Suu Kyi thành Tổng thống Myanmar
Ông U Htin Kyaw là nhân vật dân sự đầu tiên nắm giữ cương vị này kể từ năm 1962
Quốc hội Myanmar ngày 15/3 đã bầu ông U Htin Kyaw, một phụ tá thân tín của bà Aung San Suu Kyi, vào cương vị Tổng thống của nước này, chính thức chấm dứt nhiều thập kỷ liên tiếp Myanmar nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội.
Theo tờ New York Times, ông U Htin Kyaw, 69 tuổi, giành 360/652 phiếu trong cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống diễn ra tại Quốc hội Myanmar.
Kết quả này không nằm ngoài dự đoán, bởi từ khi được Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đề cử vào tuần trước, ông U Htin Kyaw đã được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho cương vị Tổng thống.
Hơn một nửa số phiếu bầu Tổng thống đã thuộc về ông U Htin Kyaw một cách dễ dàng do NLD giành đa số ghế ở cả lưỡng viện Quốc hội Myanmar trong cuộc bầu cử lịch sử diễn ra hồi tháng 11/2015.
“Tôi đã trở thành Tổng thống nhờ thiện chí và lòng nhân hậu của người chị gái Aung San Suu Kyi”, ông U Htin Kyaw phát biểu trước các nhà báo khi rời khỏi tòa nhà Quốc hội Myanmar sau cuộc bỏ phiếu.
Như vậy, ông U Htin Kyaw đã trở thành Tổng thống thứ 9 của Myanmar, và là nhân vật dân sự đầu tiên nắm giữ cương vị này kể từ năm 1962.
Do một điều khoản trong Hiến pháp do quân đội soạn thảo của Myanmar, bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống của nước này. Đó là điều khoản quy định người có thân nhân mang quốc tịch nước ngoài không thể trở thành người đứng đầu đất nước Myanmar. Chồng và hai con trai của bà Suu Kyi đều là công dân Anh.
Tuy nhiên, bà Suu Kyi từng nói rằng, dù không trở thành Tổng thống, bà sẽ là người “đứng trên Tổng thống” - một tín hiệu cho thấy quyền lực của nữ chính trị gia này với tư cách thủ lĩnh các lực lượng ủng hộ dân chủ tại Myanmar.
“Tôi mong người dân được sống hạnh phúc. Đó chỉ là một mục tiêu đơn giản, nhưng vì mục tiêu đó, chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều”, bà Suu Kyi phát biểu trước Quốc hội Myanmar ngày 14/3.
Tuy mất quyền kiểm soát Chính phủ, quân đội Myanmar vẫn tiếp tục nắm nhiều đòn bẩy quyền lực quan trọng ở nước này. 1/4 số ghế trong lưỡng viện Quốc hội Myanmar thuộc về quân đội, khiến bất kỳ việc điều chỉnh Hiến pháp nào cũng cần phải có sự nhất trí của quân đội. Ngoài ra, quân đội Myanmar cũng nắm quyền kiểm soát trực tiếp những bộ chủ chốt như quốc phòng, nội vụ và các vấn đề biên giới.
Theo dự kiến, ông Htin Kyaw sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Myanmar vào ngày 1/4. Hai ứng cử viên còn lại là Myint Swe và Van Thio sẽ lần lượt giữ chức Phó tổng thống thứ nhất và Phó tổng thống thứ hai của Myanmar.
Ông Myint Swe, 64 tuổi, là một viên tướng về hưu được phe quân đội đề cử. Ông nhận được 213 phiếu trong cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống. Ông Van Thio, 58 tuổi, một người dân tộc Chin thiểu số, cũng do NLD đề cử, nhận được 79 phiếu.
Trong mấy tuần gần đây, có vẻ như đã có những cuộc đàm phán nhằm đưa bà Suu Kyi vào cương vị Tổng thống, nhưng các bên đã không đạt được thỏa thuận.
Ông Htin Kyaw từng theo học ngành khoa học máy tính, là một vị giáo sư, và đã có thời gian công tác tại Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Myanmar. Sau đó, ông trở thành người đứng đầu Quỹ Daw Khin Kyi, một tổ chức từ thiện do bà Suu Kyi lập ra.
Thời gian tới, ông Htin Kyaw và bà Suu Kyi sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ khó khăn là giải quyết tình trạng đói nghèo trên diện rộng ở Myanmar và quản lý dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào nước này sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế ngưng trệ.
Ngoài ra, xung đột vũ trang với các nhóm dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới cũng là một thách thức lớn đối với chính quyền mới.
Theo tờ New York Times, ông U Htin Kyaw, 69 tuổi, giành 360/652 phiếu trong cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống diễn ra tại Quốc hội Myanmar.
Kết quả này không nằm ngoài dự đoán, bởi từ khi được Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đề cử vào tuần trước, ông U Htin Kyaw đã được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho cương vị Tổng thống.
Hơn một nửa số phiếu bầu Tổng thống đã thuộc về ông U Htin Kyaw một cách dễ dàng do NLD giành đa số ghế ở cả lưỡng viện Quốc hội Myanmar trong cuộc bầu cử lịch sử diễn ra hồi tháng 11/2015.
“Tôi đã trở thành Tổng thống nhờ thiện chí và lòng nhân hậu của người chị gái Aung San Suu Kyi”, ông U Htin Kyaw phát biểu trước các nhà báo khi rời khỏi tòa nhà Quốc hội Myanmar sau cuộc bỏ phiếu.
Như vậy, ông U Htin Kyaw đã trở thành Tổng thống thứ 9 của Myanmar, và là nhân vật dân sự đầu tiên nắm giữ cương vị này kể từ năm 1962.
Do một điều khoản trong Hiến pháp do quân đội soạn thảo của Myanmar, bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống của nước này. Đó là điều khoản quy định người có thân nhân mang quốc tịch nước ngoài không thể trở thành người đứng đầu đất nước Myanmar. Chồng và hai con trai của bà Suu Kyi đều là công dân Anh.
Tuy nhiên, bà Suu Kyi từng nói rằng, dù không trở thành Tổng thống, bà sẽ là người “đứng trên Tổng thống” - một tín hiệu cho thấy quyền lực của nữ chính trị gia này với tư cách thủ lĩnh các lực lượng ủng hộ dân chủ tại Myanmar.
“Tôi mong người dân được sống hạnh phúc. Đó chỉ là một mục tiêu đơn giản, nhưng vì mục tiêu đó, chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều”, bà Suu Kyi phát biểu trước Quốc hội Myanmar ngày 14/3.
Tuy mất quyền kiểm soát Chính phủ, quân đội Myanmar vẫn tiếp tục nắm nhiều đòn bẩy quyền lực quan trọng ở nước này. 1/4 số ghế trong lưỡng viện Quốc hội Myanmar thuộc về quân đội, khiến bất kỳ việc điều chỉnh Hiến pháp nào cũng cần phải có sự nhất trí của quân đội. Ngoài ra, quân đội Myanmar cũng nắm quyền kiểm soát trực tiếp những bộ chủ chốt như quốc phòng, nội vụ và các vấn đề biên giới.
Theo dự kiến, ông Htin Kyaw sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Myanmar vào ngày 1/4. Hai ứng cử viên còn lại là Myint Swe và Van Thio sẽ lần lượt giữ chức Phó tổng thống thứ nhất và Phó tổng thống thứ hai của Myanmar.
Ông Myint Swe, 64 tuổi, là một viên tướng về hưu được phe quân đội đề cử. Ông nhận được 213 phiếu trong cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống. Ông Van Thio, 58 tuổi, một người dân tộc Chin thiểu số, cũng do NLD đề cử, nhận được 79 phiếu.
Trong mấy tuần gần đây, có vẻ như đã có những cuộc đàm phán nhằm đưa bà Suu Kyi vào cương vị Tổng thống, nhưng các bên đã không đạt được thỏa thuận.
Ông Htin Kyaw từng theo học ngành khoa học máy tính, là một vị giáo sư, và đã có thời gian công tác tại Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Myanmar. Sau đó, ông trở thành người đứng đầu Quỹ Daw Khin Kyi, một tổ chức từ thiện do bà Suu Kyi lập ra.
Thời gian tới, ông Htin Kyaw và bà Suu Kyi sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ khó khăn là giải quyết tình trạng đói nghèo trên diện rộng ở Myanmar và quản lý dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào nước này sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế ngưng trệ.
Ngoài ra, xung đột vũ trang với các nhóm dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới cũng là một thách thức lớn đối với chính quyền mới.