Điều gì đợi Aung San Suu Kyi sau bầu cử Myanmar?
Những gì đang đợi Aung San Suu Kyi và đảng của bà phía trước mới là phần khó của con đường
Thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi của Myanmar và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào cuối tuần vừa rồi, dù phải mất nhiều ngày nữa có kết quả kiểm phiếu chính thức.
Theo tờ báo Anh Guardian, thời điểm này không phải là quá sớm khi nói rằng đây là một chiến thắng xứng đáng, một phần thưởng cho bà Suu Kyi, người đã cống hiến cả cuộc đời để đấu tranh không ngừng nghỉ cho sự nghiệp dân chủ của Myanmar.
Tương quan quyền lực
Theo quy định của Hiến pháp Myanmar do quân đội nước này lập ra, bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống của Myanmar (do có con mang quốc tịch nước ngoài). Tuy nhiên, với kết quả bầu cử, gần như chắc chắn bà sẽ có quyền đề cử một ứng cử viên cho cương vị Tổng thống.
Suu Kyi từng phát biểu bà sẽ là người lãnh đạo Chính phủ Myanmar, cho dù không phải là Tổng thống. Nhưng theo đánh giá của Guardian, vấn đề thực sự không nằm ở việc liệu Suu Kyi có thể thành lập một chính phủ mới hay không, mà nằm ở việc bà có thể điều hành hay không?
Bởi xét cho cùng, đây không phải là vấn đề về quy định hiến pháp, mà là vấn đề về quyền lực đối với quân đội, quyền lực về kinh tế và xã hội.
Trong tương quan giữa hai trung tâm quyền lực - một bên là phe dân chủ bén rễ trong Quốc hội, một bên quân đội len lỏi sâu trong các cơ quan nhà nước, Suu Kyi và đảng NLD của bà quả thực đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong cán cân quyền lực này, dù những cải cách của chính quân đội Myanmar cũng giữ một vai trò không nhỏ.
Chẳng hạn, đã qua thời mà kết quả của một cuộc bầu cử ở Myanmar có thể bị quân đội phủ nhận thẳng thừng. Chuyện kết quả của một cuộc tổng tuyển cử có thể bị dàn xếp như đã từng xảy ra trước kia cũng không còn nữa.
Giờ đây, NLD có thể giành quyền đại diện cho người dân Myanmar theo cách mà họ không thể làm trước kia. Khi từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử vào năm 2010, đảng này chỉ giành được một số ít ghế trong Quốc hội thông qua các cuộc bầu cử phụ.
Tính hợp pháp đang dịch chuyển nhiều hơn về phía NLD, từ chỗ tập trung vào các cơ quan nhà nước do quân đội Myanmar kiểm soát. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tầng lớp quân đội - với quyền kiểm soát các lực lượng an ninh, nhiều doanh nghiệp lớn, và một lực lượng đông đảo cử tri mặc áo lính - sẽ rơi vào thế lâm nguy.
Cuộc chiến chính trị ở Myanmar sau bầu cử sẽ chìm hơn, nhưng không giảm đi phần quyết liệt. Giữa tầng lớp quân đội với bà Suu Kyi và NLD nhiều khả năng sẽ tiếp tục một mối quan hệ đối đầu không bình yên. Mối quan hệ này có tất cả mọi phương diện của cả sự hợp tác miễn cưỡng và sự đấu đá tiếp diễn.
Áp lực của kỳ vọng
Trong thời gian từ nay tới tháng 3 năm sau, sẽ diễn ra nhiều cuộc mặc cả và toan tính ở Myanmar, trước khi nước này lựa chọn được một vị Tổng thống mới.
Tuy nhiên, cuộc đấu trong dài hạn sẽ là trận chiến để xác định: ai là người có thể đương đầu với sức ép đòi hỏi thay đổi và khởi sắc trong xã hội Myanmar?
Những hàng dài cử tri kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt bỏ phiếu hôm Chủ Nhật vừa rồi ở Myanmar là một dấu hiệu của sức ép đó: người dân Myanmar đang phát tín hiệu, một cách tự tin và mạnh mẽ hơn trước kia, rằng họ phải và sẽ có được sự thay đổi.
Họ muốn có thay đổi về kinh tế, thể hiện qua công ăn việc làm nhiều hơn và tốt hơn, điều kiện sống được nâng cao. Họ muốn thay đổi trong sự phân bố của cải, kết thúc tình trạng đặc quyền đặc lợi và tham nhũng.
Họ muốn thay đổi trong luật pháp, không còn những hoạt động như tịch thu đất đai để làm dự án mà không được bồi thường thỏa đáng. Họ muốn có thêm nhiều đường xá, cầu và đường ống, nhưng đất nước không phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài. Và họ muốn dân chủ, được lựa chọn chính phủ và gây ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ thông qua phiếu bầu.
Nói cách khác, người dân Myanmar muốn rất nhiều thứ!
Và vấn đề của nền chính trị ở Myanmar trong tương lai sẽ nằm ở chỗ: ai có thể và ai không thể đáp ứng những mong muốn này của người dân?
Có thể có những nhân tố trong quân đội Myanmar không phản đối NLD có một vai trò trong chính phủ và gánh vác gánh nặng kỳ vọng này từ phía người dân. Một khi kỳ vọng không được đáp ứng, NLD tất yếu sẽ không còn được ủng hộ nhiều như hiện nay.
Ngoài ra, một bước lùi của quân đội Myanmar trên chính trường nước này cũng sẽ giúp họ tránh được sự phản đối mà họ có thể phải hứng chịu nếu từ chối cho NLD một vai trò trong chính phủ. Quân đội Myanmar có thể đang hy vọng rằng, một khi NLD thiếu kinh nghiệm vấp phải thất bại, thì phe quân đội càng dễ bề củng cố sự ủng hộ của người dân.
Bà Suu Kyi và đảng NLD có thể ăn mừng chiến thắng bầu cử vào lúc này. Nhưng những gì đang đợi họ phía trước mới là phần khó của con đường, Guardian kết luận.
Theo tờ báo Anh Guardian, thời điểm này không phải là quá sớm khi nói rằng đây là một chiến thắng xứng đáng, một phần thưởng cho bà Suu Kyi, người đã cống hiến cả cuộc đời để đấu tranh không ngừng nghỉ cho sự nghiệp dân chủ của Myanmar.
Tương quan quyền lực
Theo quy định của Hiến pháp Myanmar do quân đội nước này lập ra, bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống của Myanmar (do có con mang quốc tịch nước ngoài). Tuy nhiên, với kết quả bầu cử, gần như chắc chắn bà sẽ có quyền đề cử một ứng cử viên cho cương vị Tổng thống.
Suu Kyi từng phát biểu bà sẽ là người lãnh đạo Chính phủ Myanmar, cho dù không phải là Tổng thống. Nhưng theo đánh giá của Guardian, vấn đề thực sự không nằm ở việc liệu Suu Kyi có thể thành lập một chính phủ mới hay không, mà nằm ở việc bà có thể điều hành hay không?
Bởi xét cho cùng, đây không phải là vấn đề về quy định hiến pháp, mà là vấn đề về quyền lực đối với quân đội, quyền lực về kinh tế và xã hội.
Trong tương quan giữa hai trung tâm quyền lực - một bên là phe dân chủ bén rễ trong Quốc hội, một bên quân đội len lỏi sâu trong các cơ quan nhà nước, Suu Kyi và đảng NLD của bà quả thực đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong cán cân quyền lực này, dù những cải cách của chính quân đội Myanmar cũng giữ một vai trò không nhỏ.
Chẳng hạn, đã qua thời mà kết quả của một cuộc bầu cử ở Myanmar có thể bị quân đội phủ nhận thẳng thừng. Chuyện kết quả của một cuộc tổng tuyển cử có thể bị dàn xếp như đã từng xảy ra trước kia cũng không còn nữa.
Giờ đây, NLD có thể giành quyền đại diện cho người dân Myanmar theo cách mà họ không thể làm trước kia. Khi từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử vào năm 2010, đảng này chỉ giành được một số ít ghế trong Quốc hội thông qua các cuộc bầu cử phụ.
Tính hợp pháp đang dịch chuyển nhiều hơn về phía NLD, từ chỗ tập trung vào các cơ quan nhà nước do quân đội Myanmar kiểm soát. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tầng lớp quân đội - với quyền kiểm soát các lực lượng an ninh, nhiều doanh nghiệp lớn, và một lực lượng đông đảo cử tri mặc áo lính - sẽ rơi vào thế lâm nguy.
Cuộc chiến chính trị ở Myanmar sau bầu cử sẽ chìm hơn, nhưng không giảm đi phần quyết liệt. Giữa tầng lớp quân đội với bà Suu Kyi và NLD nhiều khả năng sẽ tiếp tục một mối quan hệ đối đầu không bình yên. Mối quan hệ này có tất cả mọi phương diện của cả sự hợp tác miễn cưỡng và sự đấu đá tiếp diễn.
Áp lực của kỳ vọng
Trong thời gian từ nay tới tháng 3 năm sau, sẽ diễn ra nhiều cuộc mặc cả và toan tính ở Myanmar, trước khi nước này lựa chọn được một vị Tổng thống mới.
Tuy nhiên, cuộc đấu trong dài hạn sẽ là trận chiến để xác định: ai là người có thể đương đầu với sức ép đòi hỏi thay đổi và khởi sắc trong xã hội Myanmar?
Những hàng dài cử tri kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt bỏ phiếu hôm Chủ Nhật vừa rồi ở Myanmar là một dấu hiệu của sức ép đó: người dân Myanmar đang phát tín hiệu, một cách tự tin và mạnh mẽ hơn trước kia, rằng họ phải và sẽ có được sự thay đổi.
Họ muốn có thay đổi về kinh tế, thể hiện qua công ăn việc làm nhiều hơn và tốt hơn, điều kiện sống được nâng cao. Họ muốn thay đổi trong sự phân bố của cải, kết thúc tình trạng đặc quyền đặc lợi và tham nhũng.
Họ muốn thay đổi trong luật pháp, không còn những hoạt động như tịch thu đất đai để làm dự án mà không được bồi thường thỏa đáng. Họ muốn có thêm nhiều đường xá, cầu và đường ống, nhưng đất nước không phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài. Và họ muốn dân chủ, được lựa chọn chính phủ và gây ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ thông qua phiếu bầu.
Nói cách khác, người dân Myanmar muốn rất nhiều thứ!
Và vấn đề của nền chính trị ở Myanmar trong tương lai sẽ nằm ở chỗ: ai có thể và ai không thể đáp ứng những mong muốn này của người dân?
Có thể có những nhân tố trong quân đội Myanmar không phản đối NLD có một vai trò trong chính phủ và gánh vác gánh nặng kỳ vọng này từ phía người dân. Một khi kỳ vọng không được đáp ứng, NLD tất yếu sẽ không còn được ủng hộ nhiều như hiện nay.
Ngoài ra, một bước lùi của quân đội Myanmar trên chính trường nước này cũng sẽ giúp họ tránh được sự phản đối mà họ có thể phải hứng chịu nếu từ chối cho NLD một vai trò trong chính phủ. Quân đội Myanmar có thể đang hy vọng rằng, một khi NLD thiếu kinh nghiệm vấp phải thất bại, thì phe quân đội càng dễ bề củng cố sự ủng hộ của người dân.
Bà Suu Kyi và đảng NLD có thể ăn mừng chiến thắng bầu cử vào lúc này. Nhưng những gì đang đợi họ phía trước mới là phần khó của con đường, Guardian kết luận.